01:46:33 13/06/2025

Chung sức xây dựng nông thôn mới_top

Thứ quả mọc hoang xưa dân vùng Bảy Núi để rụng đen gốc, giờ bỗng dưng nhiều người săn lùng, tìm mua bằng được

Hè về, bắt đầu vào mùa mưa, một trong số trái cây dân dã được người ta nhắc tới, không thể thiếu trái trâm ở vùng Bảy Núi (An Giang). Vị ngọt xen lẫn chua chát của trâm không chỉ là câu chuyện của tuổi thơ của các thế hệ, mà đã chuyển sang góc nhìn về giá trị kinh tế cho nhiều người dân.

Dường như cây cối hoang dã cũng không còn kiên cường nổi với sự thất thường của thời tiết những năm gần đây. Đúng hẹn mùa mưa xuống, người mê ăn vặt và săn lùng trái cây rừng lần lượt về thăm vùng Bảy Núi, nhưng lỡ vài lần hẹn mới gặp đúng thời điểm trâm chín.

Người địa phương cho hay, năm nay trâm cho trái muộn hơn, không đồng đều. Có cây đã thu hoạch gần hết, có cây chỉ mới kết trái xanh nhỏ xíu. Số ít cây thì còi cọc, trái bị hư, hình thù méo mó… phải rào tre gai để tránh trẻ con trèo hái. Bù lại, giá trâm mùa này bán được khá cao, hơn 100.000 đồng/kg, vậy mà nguồn cung không đủ cầu.

Nhiều người thắc mắc, loại trái cây ngày xưa ăn chơi đến chán, có cây chẳng thèm hái để rụng đen cả gốc, mà giờ đắt đỏ đến vậy sao? Thực ra, ở khắp vùng đồng bằng đều có cây trâm, chúng mọc tự nhiên, không ai trồng và chăm sóc, đến mùa cho trái đen chi chít. Trái trâm to tròn, khi chín có màu tím đậm, lớp vỏ bóng căng mọng nhìn rất hấp dẫn, chủ yếu để ăn chơi.

Trâm ở vùng núi cũng vậy, thậm chí trái nhỏ hơn, vị ngọt tùy thuộc theo mùa, thời tiết… ấy vậy mà nhiều người phải mua “trâm núi” thưởng thức cho bằng được. Lời lý giải quen thuộc là ăn trái cây rừng có cảm giác đặc biệt hơn, thú vị hơn.

Thứ quả mọc hoang xưa dân vùng Bảy Núi để rụng đen gốc, giờ bỗng dưng nhiều người săn lùng, tìm mua bằng được

Anh Nguyễn Thanh Nghe (huyện Chợ Mới) thường rủ bạn bè về núi dạo chơi, săn ảnh, ngắm cảnh đẹp, thư giãn sau những ngày làm việc căng thẳng. Theo cảm nhận của anh, trái trâm núi có mùi thơm, ngọt đều, có lẽ không phải ở cái tiếng “trái cây tự nhiên”, mà bà con đồng bào dân tộc thiểu số Khmer khi bán đã lựa rất kỹ.
Họ chỉ giữ lại những trái ngon nhất bày lên sạp, trái nào chưa đủ độ chín ngọt đều loại bỏ. Sự tỉ mỉ, thật thà trong cách làm ăn khiến người mua rất cảm mến. Ủng hộ món quà vặt này cũng là cách giúp bà con có thêm thu nhập trong vài tháng ngắn ngủi.

Đoạn đường thuộc Đường tỉnh 948 qua xã Núi Tô (huyện Tri Tôn), có đến cả chục sạp hàng ven đường bán trái cây, rau rừng. Màu tím nổi bật của trâm luôn thu hút ánh nhìn của du khách nhanh nhất. Bà Neang Sang bày 2 mâm đầy ắp trái trâm cỡ lớn, sau lưng thêm vài giỏ chờ bạn hàng đến lấy.

“Mùa này, giá trâm đã giảm xuống 50.000 đồng/kg, mỗi ngày tôi bán lẻ được khoảng 20kg trâm cho khách vãng lai, chưa kể số trâm bán sỉ cho thương lái theo giá bán tùy thời điểm. Được nhiều người mua, gia đình có thêm thu nhập cũng mừng” – bà Sang chia sẻ.

Huyện Tri Tôn có hàng ngàn cây trâm, tập trung nhiều ở xã Núi Tô và thị trấn Cô Tô. Từ 7 năm tuổi, cây trâm bắt đầu cho thu hoạch, cây trưởng thành có thể cho lượng trái bình quân 50kg trong mùa. Món quà được ban tặng cho người dân xứ núi hàng năm được rất nhiều khách ưa chuộng. Nắm bắt nhu cầu này, bà con tập trung bày bán dọc theo ven đường, hễ có người tò mò dừng xem, họ liền đon đả mời ăn thử kèm lời giới thiệu “Trâm núi đó, là cây trâm nhà, ngon ngọt lắm!”. Có người chở trâm trên chiếc xe đạp vòng quanh xã, điểm du lịch, chợ, khu dân cư… để bán được nhiều khách hơn.

Số tiền người dân kiếm được từ “lộc trời” này chỉ là bề nổi, bởi công trèo hái trâm rất vất vả, nguy hiểm. Thanh niên đi làm kiếm tiền, trẻ con đi học, chỉ có người già đi hái trâm, chở trâm bán… Giá trâm dao động mạnh ở đầu vụ và cuối vụ, một phần bởi công hái và thu gom cho đủ số lượng khá công phu.

Bà Neang Khol kể: “Khách mua thành quen, nên đến mùa bà con tranh thủ hái thật nhiều, phải dậy sớm hoặc xế chiều đã hái sẵn để có trâm giao bán ngày hôm sau. Cây nào cao quá phải bắc thang, trèo lên cành trên. Thời gian ngồi lựa trái chín, ngon cũng khá lâu…”.

Cây trâm gắn bó với đời sống lao động của đồng bào dân tộc thiểu số Khmer từ rất lâu. Cây mọc rải rác trên cánh đồng, ven đường, trước sân nhà, sau hè… tỏa bóng mát cho người dân nghỉ ngơi, là nơi đám trẻ tụ tập nô đùa. Không còn là trái cây ăn chơi, món quà quê ngày nào giờ đã trở thành mặt hàng đặc sản thiên nhiên từ miền sơn cước, có mặt ở khắp phố thị xa xôi, đem lại thu nhập đáng kể.

Mùa trâm kéo dài từ cuối tháng 3 đến hết tháng 6 âm lịch. Ngoài bán trái chín, vài năm nay có thêm một số hộ ngâm rượu, kỹ sư nghiên cứu hạt trâm chế biến thành trà hòa tan.

Ở xã Núi Tô còn có giáo viên thử nghiệm chế biến thành công rượu trâm, đóng gói bao bì chỉn chu như hàng công nghiệp. Lối sáng tạo này được địa phương ủng hộ, đồng hành góp ý để ngày càng hoàn thiện. Kỳ vọng sẽ có thêm sản phẩm tạo nên thương hiệu mới cho địa phương, cải thiện đời sống người dân.

Theo:Báo An Giang

Vương Đinh Huệ
Văn bản ban hành

Dự thảo Báo cáo Kết quả thẩm tra hồ sơ và mức độ đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024 đối với huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An

Dự thảo

Báo cáo Kết quả thẩm tra hồ sơ và mức độ đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024 đối với huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An

LĂNG THÀNH- YÊN THÀNH ĐÓN BẰNG CÔNG NHẬN XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO.

1541/QĐ-UBND

Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025

318/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

1563/QĐ-UBND

Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025

320/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

319/QĐ-TTg

Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025

263/QĐ-TTg

Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

18/2022/QĐ-TTg

Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

24/2020/NQ-HĐND

Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025

211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025


Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Xem bình chọn

Loading ... Loading ...
Thống kê
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại0
  • Tổng lượt truy cập0
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây