22:16:41 09/12/2024

Chung sức xây dựng nông thôn mới_top

Sản phẩm OCOP và câu chuyện phát triển vùng nguyên liệu

Bên cạnh việc nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP, nhiều hợp tác xã, doanh nghiệp ở tỉnh Bắc Kạn cũng chú trọng phát triển vùng nguyên liệu.

Vùng trồng lúa nếp Tài ở xã Yến Dương (huyện Ba Bể) đạt chuẩn hữu cơ. Ảnh:Sơn Lâm.

Từ xa xưa giống lúa nếp Tài đã được người dân xã Yến Dương, huyện Ba Bể (tỉnh Bắc Kạn) trồng nhiều trên những thửa ruộng bậc thang. Với người dân nơi đây, cây lúa nếp Tài chất chứa tinh hoa, được coi như hồn cốt và được lưu giữ qua nhiều thế hệ. Gạo nếp Tài được người dân dùng để làm bánh, có mặt ở hầu hết các ngày lễ quan trọng.

Để khai thác tốt tiềm năng từ loại cây đặc hữu này, HTX Yến Dương kế thừa, vận dụng tối đa tri thức bản địa, dân gian quý báu để cùng bà con xây dựng vùng nguyên liệu. Nhiều năm nay, HTX đã tạo ra các sản phẩm mang tính đại diện của địa phương, đánh thức tiềm năng làng bản, bảo tồn những giá trị tốt đẹp của vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Hiện nay, vùng trồng lúa nếp Tài của HTX Yến Dương liên kết với các hộ dân đạt hơn 15ha, sản lượng thóc hàng năm đạt 63 tấn.

Bà Ma Thị Ninh, Giám đốc HTX Yến Dương cho biết, chúng tôi đang tiếp tục mở rộng diện tích trồng lúa nếp Tài ra các xã lân cận như Chu Hương, Mỹ Phương, Địa Linh. Những xã này có khí hậu, thổ nhưỡng tương đồng nên rất phù hợp sản xuất lúa hữu cơ, hiện đã có 155 hộ tham gia liên kết để trồng lúa nếp Tài.

Sản phẩm gạo nếp Tài của HTX Yến Dương đã đạt chuẩn OCOP 4 sao, vùng nguyên liệu đạt chứng nhận hữu cơ tiêu chuẩn quốc gia về nông nghiệp hữu cơ (TCVN), đạt tiêu chuẩn nông nghiệp Nhật Bản cho trồng trọt hữu cơ (JAS) và đạt chứng nhận hữu cơ PGS.

Huyện Ba Bể cũng là vùng đất có giống cây bí xanh thơm bản địa nức tiếng gần xa. Đặc điểm của giống bí này là cả thân, cành, lá và quả bí đều có mùi thơm đặc trưng rất cuốn hút.

Những năm gần đây, HTX Yến Dương cùng một số HTX khác trên địa bàn huyện Ba Bể đang tập trung liên kết với người dân trồng bí xanh thơm theo tiêu chuẩn hữu cơ.

Quả bí xanh chế biến thành nhiều sản phẩm được thị trường ưu chuộng. Ảnh:Sơn Lâm.

Riêng HTX Yến Dương đã liên kết với hàng trăm hộ dân trồng hơn 20ha cây bí xanh thơm ở các xã Yến Dương, Địa linh, Chu Hương, Mỹ Phương. Sản lượng bí xanh hàng năm của HTX đạt gần 500 tấn, vùng trồng đã đạt chuẩn hữu cơ theo tiêu chuẩn quốc gia và tiêu chuẩn hữu cơ của Nhật Bản.

“Nhờ có vùng nguyên liệu ổn định, chất lượng cao nên HTX Yến Dương đã mạnh dạn đầu tư máy móc công nghệ cao từ đó chế biến thành nhiều sản phẩm được thị ttrường ưa chuộng. Hiện sản phẩm bí xanh của HTX đạt OCOP 4 sao, HTX cũng đã chế biến bí xanh thành trà bí thơm”, bà Ma Thị Ninh cho biết thêm.

Với lợi thế vùng nguyên liệu sạch, ở khu vực có cảnh quan đẹp, hiện xã Yến Dương cũng đang phát triển các mô hình du lịch trải nghiệm để thu hút khách du lịch. Trong đó đáng chú ý là mô hình trải nghiệm vườn bí, trải nghiệm cánh đồng bậc thang trồng lúa nếp Tài kết hợp với khám phá rừng trúc. Du khách đến xã Yến Dương cũng có thể trải nghiệm nghề thổ cẩm truyền thống, nghề đan lát thủ công, được trực tiếp tráng miến dong, tắm thuốc người dao Quế Lâm và hòa cùng bản sắc văn hóa người dân nơi đây.

Tiềm năng khai thác du lịch trải nghiệm ở những vùng trồng trọt hữu cơ ở Bắc Kạn. Ảnh:Sơn Lâm.

Tỉnh Bắc Kạn hiện đã xây dựng được một số vùng trồng cây đặc sản đặc hữu của địa phương như: Vùng trồng lúa Bao thai; Vùng trồng cây nghệ nếp vàng; Vùng trồng dong riềng… Những vùng nguyên liệu này dần chuyển sang canh tác hữu cơ, cung cấp nguyên liệu để các HTX, doanh nghiệp chế biến thành những sản phẩm OCOP chất lượng cao.

Vương Đinh Huệ
Văn bản ban hành

LĂNG THÀNH- YÊN THÀNH ĐÓN BẰNG CÔNG NHẬN XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO.

1541/QĐ-UBND

Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025

318/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

1563/QĐ-UBND

Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025

320/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

319/QĐ-TTg

Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025

263/QĐ-TTg

Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

18/2022/QĐ-TTg

Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

24/2020/NQ-HĐND

Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025

211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Thông tư của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch Về sữa đổi, bổ sung tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, thể thao xã và thôn


Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Xem bình chọn

Loading ... Loading ...
Thống kê
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại0
  • Tổng lượt truy cập0
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây