01:55:34 13/06/2025

Chung sức xây dựng nông thôn mới_top

Phát triển du lịch trải nghiệm từ sản phẩm OCOP sâm Núi Dành

Huyện Tân Yên (Bắc Giang) đã và đang khai thác hiệu quả tiềm năng từ sâm Núi Dành và các sản phẩm OCOP để phát du lịch, tạo động lực phát triển kinh tế cho người dân.

Phát triển du lịch trải nghiệm từ sản phẩm OCOP sâm Núi Dành

Người dân xã Liên Chung, huyện Tân Yên chăm sóc sâm Núi Dành. Ảnh:Đinh Mười.

Huyện Tân Yên, với lợi thế là một trong những vùng trọng điểm nông nghiệp của tỉnh Bắc Giang, không chỉ nổi danh với những sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao như: Vải thiều sớm, sâm Núi Dành, cam sành, bưởi, gà đồi, mà còn đang tích cực chuyển đổi, khai thác những tiềm năng rộng lớn này nhằm phát triển du lịch trải nghiệm nông nghiệp. Đây là một hướng đi đúng đắn, phù hợp với xu hướng phát triển và đem lại nhiều giá trị thiết thực.

Tại xã Liên Chung, đây là vùng đất cổ xưa có giá trị lịch sử, văn hoá lâu đời và đến giai đoạn hiện tại đã có những bước tiến nhảy vọt vượt bậc khi hoàn thành tiêu chí NTM và bắt đầu công cuộc xây dựng NTM nâng cao.

Trọng tâm của việc chuyển đổi trên chính là việc “đánh thức” tiềm năng cây sâm Núi Dành cổ thụ, phát triển đa dạng loại hình sản phẩm OCOP và đặc biệt kết hợp với du lịch trải nghiệm, tạo ra hướng phát triển mới cho nông nghiệp địa phương.

Hiện tại, trên địa bàn xã Liên Chung, việc phát triển sản phẩm quý giá đang được triển khai tương đối bài bản thông qua Hợp tác xã (HTX) sâm núi Dành Đức Hạnh. Mục tiêu của HTX không những là phát triển bền vững cây sâm mà còn cung cấp các sản phẩm chất lượng từ loại sâm ra thị trường. Với 12 thành viên, đang tham gia quản lý và phát triển khoảng 3ha sâm, trong đó có những cây trên 4 năm tuổi.

Phát triển du lịch trải nghiệm từ sản phẩm OCOP sâm Núi Dành

Chị Nguyễn Phương Loan (Hợp tác xã Sâm Núi Dành) chia sẻ công dụng từ những sản phẩm được làm từ loại dược liệu quý. Ảnh:Đinh Mười.

Chị Nguyễn Phương Loan, thành viên HTX, cho biết đơn vị coi trọng chất lượng, thu mua sâm từ các thành viên có cây trồng nhiều năm nhằm bảo đảm sâm 5 năm tuổi trở lên mới chế biến, riêng củ và lá của sâm từ hai năm tuổi được sử dụng chế biến trà. Sự đặc biệt và giá trị dược liệu của Sâm Núi Dành (bồi bổ, tương trợ cơ thể suy nhược, bình ổn huyết áp. . . ) đã thu hút sự quan tâm lớn.

“Vài năm gần đây, khách du lịch tham quan HTX khá nhiều, đông nhất vào thời điểm đầu năm và lễ hội Đền Dành, mỗi năm Hợp tác xã đón tiếp khoảng trên dưới 2. 000 lượt. Họ không những tò mò về xuất xứ, lịch sử mà còn muốn tìm hiểu công dụng dược liệu của sâm. HTX đang xin cấp giấy phép hoạt động du lịch và có kế hoạch mở rộng diện tích, xây dựng thêm các hạng mục mới nhằm có thêm trải nghiệm thu hút du khách”, chị Loan nói.

Thành công của xã Liên Chung là thành quả của sự phát triển đồng bộ trên các mặt, trong đó việc xây dựng kế hoạch phát triển sản phẩm nông nghiệp chủ lực, trọng tâm là sản phẩm có tiềm năng OCOP, giữ vai trò chủ chốt.

Tính đến tháng 5/2025, xã Liên Chung có 9 sản phẩm OCOP, trong đó 2 sản phẩm đạt 4 sao (Mật ong và Nụ hoa sâm Núi Dành) và 7 sản phẩm 3 sao, đa phần là các sản phẩm từ loại Sâm Núi Dành. Bên cạnh đó, các sản phẩm tiềm năng khác như măng Nứa, Nem nướng Chợ Gồm cũng đang được chú ý, với định hướng đến năm 2025 có thêm tối thiểu 5 sản phẩm OCOP mới.

Phát triển du lịch trải nghiệm từ sản phẩm OCOP sâm Núi Dành

Ông Nguyễn Đức Văn, Phó Chủ tịch UBND xã Liên Chung say sưa chia sẻ với PV về gốc tích sâm Núi Dành. Ảnh:Đinh Mười.

Ông Nguyễn Đức Văn, Phó Chủ tịch UBND xã Liên Chung, đánh giá sâm Núi Dành là một trong những “át chủ bài”. Hiện địa phương đã triển khai trồng trên 60ha, trong đó có 15ha cho thu hoạch ổn định. Diện tích và sản lượng sâm chất lượng cao dự báo đến năm 2025 sẽ gia tăng đáng kể.

“Địa phương quyết tâm xây dựng thương hiệu mạnh cho sâm Núi Dành. Xã đang tích cực khuyến khích các HTX hợp tác với các đơn vị khoa học, doanh nghiệp y dược nhằm phát triển các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, đồng thời liên kết gắn với phát triển du lịch trải nghiệm nhằm nâng cao giá trị sản phẩm “, ông Văn nói.

Thực tế cho thấy, việc phát triển du lịch cộng đồng gắn với OCOP ở Liên Chung đang tồn tại những hạn chế về hạ tầng và vốn đầu tư mặc dù có tiềm năng lớn. Tuy nhiên, với ưu thế về địa lý, giao thông kết nối thuận tiện cùng sự quan tâm của các ngành, địa phương đang chú trọng nâng cao chất lượng của sản phẩm OCOP, thu hút nhà đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng để phát triển các tour, tuyến du lịch trải nghiệm, tạo sinh kế cho người dân.

Vương Đinh Huệ
Văn bản ban hành

Dự thảo Báo cáo Kết quả thẩm tra hồ sơ và mức độ đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024 đối với huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An

Dự thảo

Báo cáo Kết quả thẩm tra hồ sơ và mức độ đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024 đối với huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An

LĂNG THÀNH- YÊN THÀNH ĐÓN BẰNG CÔNG NHẬN XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO.

1541/QĐ-UBND

Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025

318/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

1563/QĐ-UBND

Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025

320/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

319/QĐ-TTg

Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025

263/QĐ-TTg

Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

18/2022/QĐ-TTg

Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

24/2020/NQ-HĐND

Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025

211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025


Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Xem bình chọn

Loading ... Loading ...
Thống kê
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại0
  • Tổng lượt truy cập0
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây