22:38:41 16/09/2024

Chung sức xây dựng nông thôn mới_top

Một khu rừng “non xanh nước biếc” ở Thanh Hóa, nơi phát hiện 27 loài thú gặm nhấm, nhiều loài có tên trong sách Đỏ

Mục lục

    Đến thời điểm này, kiểm lâm viên Vườn Quốc gia Bến En (ở tỉnh Thanh Hóa) đã phát hiện 27 loài thú thuộc bộ gặm nhấm thuộc 4 họ khác nhau gồm: Sóc cây, chuột, dúi và nhím, trong đó có nhiều loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam.

    Ban quản lý Vườn Quốc gia Bến En, tỉnh Thanh Hóa đang triển khai nhiệm vụ khoa học “Điều tra đánh giá thực trạng các loài thú gặm nhấm và xây dựng kế hoạch bảo tồn, phát triển một số loài quý hiếm, có giá trị kinh tế tại Vườn Quốc gia Bến En (giai đoạn 2022 – 2024)” nhằm bảo tồn các loài thú trong Bộ gặm nhấm (Rodentia).

    Đến thời điểm này, kiểm lâm viên đã phát hiện 27 loài thú thuộc bộ gặm nhấm thuộc 4 họ khác nhau gồm: Sóc cây, chuột, dúi và nhím, trong đó có nhiều loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam.

    Phó Giám đốc Ban quản lý Vườn Quốc gia Bến En Nguyễn Đình Hiếu cho biết: Trong thời gian thực hiện nhiệm vụ khoa học, các kiểm lâm viên tiến hành điều tra, đánh giá hiện trạng phân bố trên 60 tuyến; nghiên cứu về đặc điểm sinh cảnh sống, xác định các mối đe dọa đến các loài thú gặm nhấm tại các khu rừng Bến En.

    Kiểm lâm viên sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan chụp ảnh, thu thập mẫu của các loài thú quý hiếm để phục vụ điều tra, giám sát.

    Bên cạnh đó, các kiểm lâm viên tổ chức tập huấn nâng cao năng lực bảo tồn đa dạng sinh học cho 54 cán bộ của chính quyền địa phương, tổ chức 34 hội nghị tuyên truyền tại các thôn vùng đệm cho 2.380 người dân; nâng cao nhận thức bảo tồn đa dạng sinh học nói chung và các loài gặm nhấm nói riêng.

    Lực lượng Kiểm lâm phối hợp với Ban Quản lý vườn Quốc gia Bến En (tỉnh Thanh Hóa) đi tuần tra, bảo vệ rừng tại vườn Quốc gia Bến En thuộc xã Hải Vân, huyện Như Thanh. Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN

    Kiểm lâm viên phát hành 1.500 tờ rơi giới thiệu về một số loài gặm nhấm, xây dựng kế hoạch bảo tồn, bản đồ phân bố và thực hiện nuôi thử nghiệm 2 mô hình chăn nuôi dúi mốc lớn và dúi má đào quy mô 40 cá thể để tìm phương án nhân rộng.

    Việc thực hiện nhiệm vụ khoa học này sẽ giúp Ban quản lý Vườn Quốc gia Bến En bảo tồn các loài động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng và thu hút khách đến tham quan du lịch, tạo thêm việc làm cho người dân địa phương, góp phần bảo tồn đa dạng sinh học.

    Thời gian tới, Ban quản lý Vườn Quốc gia Bến En sẽ tiếp tục điều tra, giám sát và nuôi thử nghiệm thêm nhiều loài thú gặm nhấm khác để đánh giá toàn diện hơn.

    Từ đó, các bộ phận chức năng xác định được hiện trạng quần thể, bổ sung đặc điểm sinh học, sinh thái, vấn đề bảo tồn và phục hồi quần thể của các loài thú gặm nhấm hiện có.

    Theo thống kê của Ban quản lý Vườn Quốc gia Bến En, (tỉnh Thanh Hóa) trong các loài thú gặm nhấm mới phát hiện, có sóc bay lông tai (Belomys pearsoni) và sóc đen (Ratufa bicolor) là những loài quý hiếm, đang trong trạng thái cực kỳ nguy cấp, có nguy cơ tuyệt chủng theo danh mục Sách đỏ Việt Nam năm 2007.

    Do đó, việc thực hiện dự án này sẽ cho kết quả quan trọng để triển khai hoạt động nghiên cứu về đặc điểm phân bố, tập tính, thức ăn, đặc điểm sinh cảnh sống, từ đó xây dựng kế hoạch, đề xuất giải pháp bảo tồn hiệu quả các loài thú gặm nhấm tại Bến En.

    Được thành lập vào năm 1992, Vườn Quốc gia Bến En có quy mô hơn 15.000ha trải dài từ huyện Như Thanh đến Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa.

    Nguyễn Nam (TTXVN)
    Vương Đinh Huệ
    Văn bản ban hành

    LĂNG THÀNH- YÊN THÀNH ĐÓN BẰNG CÔNG NHẬN XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO.

    Một loại rau mọc trên đá với cái tên đầy lạ lẫm, đã trở thành đặc sản quý hiếm ở Nghệ An

    1541/QĐ-UBND

    Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025

    318/QĐ-TTg

    Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

    1563/QĐ-UBND

    Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025

    320/QĐ-TTg

    Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

    319/QĐ-TTg

    Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025

    263/QĐ-TTg

    Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

    18/2022/QĐ-TTg

    Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

    24/2020/NQ-HĐND

    Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025

    211/QĐ-TTg

    Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025

    Số 05/2014/TT-BVHTTDL

    Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới


    ĐỌC NHIỀU NHẤT
    Thăm dò ý kiến

    Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

    Xem bình chọn

    Loading ... Loading ...
    Thống kê
    • Đang truy cập0
    • Hôm nay0
    • Tháng hiện tại0
    • Tổng lượt truy cập2
    Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây