Vườn thú Eco Safari Cần Thơ nuôi dưỡng trên 10 loài động vật với khoảng 200 cá thể, kết hợp du lịch sinh thái đang thu hút du khách tới tham quan.
Những ngày cuối tuần, Eco Safari, một vườn thú thu nhỏ, tọa lạc tại Quốc lộ 61C, ấp Nhơn Thuận, xã Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền, TP Cần Thơ lại tất bật đón hàng trăm lượt khách tới tham quan.
Nép mình trong khuôn viên hơn 10ha của Cần Thơ Eco Resort, Eco Safari rộng 1ha, đang nuôi dưỡng trên 10 loài động vật, với khoảng 200 cá thể như: hươu, nai, cừu, dê, đà điểu, chim trĩ, chim công, gà tây, cúc, sáo, le le, chồn, thỏ… Đây là một trong những sản phẩm dịch vụ mới, được Cần Thơ Eco Resort đưa vào phục vụ du khách vào ngày hè đầu tháng 7/2024.
Để giữ không gian xanh, tạo môi trường tự nhiên, bán hoang dã cho các vật nuôi hoạt động, đan xen trong vườn thú còn được trồng các loại cây ăn trái như: xoài, đu đủ, vú sữa, dâu… Ngoài ra, Eco Safari còn được bố trí, tái hiện đầy đủ những nét đặc trưng nông nghiệp, nông thôn vùng Tây Nam Bộ.
Từ sáng sớm, đội ngũ nhân sự từ 3 – 4 người dạo một vòng quanh các trại nuôi để thực hiện vệ sinh chuồng trại, cắt cỏ, cho ăn.
Anh Nguyễn Văn Hùng, Giám sát nội bộ Cần Thơ Eco Resort, cũng là cán bộ kỹ thuật phụ trách hoạt động chăn nuôi và thú y tại Eco Safari cho biết, mỗi loài vật nuôi có tập tính sống riêng. Do đó, để các loài thích nghi với điều kiện khí hậu ở miền Tây, trước khi phát triển vườn thú, anh cũng như các nhân viên ở đây phải nghiên cứu, tìm hiểu về cách sống, nguồn thức ăn cũng như các loại bệnh phổ biến, dễ gặp phải của từng loài. Rồi thiết kế chuồng trại phù hợp, dựa trên đặc tính của các vật nuôi.
Bên cạnh đó, sau khi vật nuôi được đưa về vườn thú, các loài được tách riêng theo dõi tình trạng sức khỏe trong vòng 2 – 3 ngày. Chuồng trại thường xuyên được rải men vi sinh để giảm mùi hôi và làm tiêu chất thải của vật nuôi. Bên ngoài, đội ngũ nhân viên sẽ dọn dẹp hàng ngày để đảm bảo du khách khi đến với Eco Safari sẽ cảm nhận được môi trường thoáng mát, sạch sẽ.
Nói về quy trình phòng bệnh cho vật nuôi, anh Hùng cho biết, đối với hươu, nai là loài quen sống với môi trường tự nhiên, nên việc chăm sóc, nuôi dưỡng tương đối dễ dàng. Bệnh ký sinh trùng đường máu phổ biến dễ mắc phải, việc cho hươu, nai tẩy giun hàng ngày là phương pháp phòng bệnh bắt buộc.
Trường hợp thời tiết thay đổi, mưa nắng thất thường như hiện nay, việc thường xuyên theo dõi dự báo để chủ động các biện pháp phòng bệnh cho vật nuôi là vấn đề cần thiết. Đặc biệt, định kỳ Eco Safari phối hợp với ngành chăn nuôi và thú y địa phương triển khai các giải pháp chăn nuôi đảm bảo an toàn, tuân thủ tiêm vacxin đầy đủ.
Du khách khi đến với Eco Safari được trải nghiệm cho vật nuôi ăn, đồng thời phải đảm bảo quy tắc không được chọc phá, rượt đuổi, tạo môi trường thân thiện cho vật nuôi phát triển.
Theo anh Võ Nguyễn Minh Thái, Giám đốc Kinh doanh và Truyền thông Cần Thơ Eco Resort, hiện đơn vị đã xây dựng được đội ngũ nhân viên thú y từ 5 – 7 nhân sự, trong đó có một bác sĩ thú y, chuyên chăm sóc cho các loài vật nuôi đặc trưng.
Đội ngũ này sẽ thực hiện việc chăm sóc dinh dưỡng, sức khỏe, phòng bệnh định kỳ và chăn dắt vật nuôi hàng ngày. Thời gian tới, đơn vị sẽ tiếp tục bổ sung thêm nhân sự, khai thác không gian xanh hiện có, nâng cấp số lượng vật nuôi lên trên 20 loài.
“Có thể nói Eco Safari là một trong những vườn thú quy mô lớn, vị trí thuận tiện, thu hút sự quan tâm của du khách. Dù mới đi vào hoạt động, thế nhưng những đánh giá, trải nghiệm tích cực ban đầu của du khách trong và ngoài nước cho thấy mô hình đang đi đúng hướng, mang lại sự thích thú”, anh Thái nhấn mạnh.
Ông Nguyễn Quốc Vinh, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y TP Cần Thơ cho biết, hiện đơn vị đang thực hiện rà soát lại tất cả các điểm chăn nuôi làm thú cưng. Với những đối tượng vật nuôi có nguồn gốc hoang dã, chịu sự quản lý của ngành kiểm lâm phải có giấy phép của ngành chuyên môn.
Riêng đối với các loại vật nuôi thông thường, ngành Chi cục Chăn nuôi và Thú y TP Cần Thơ cũng phối hợp chặt chẽ với địa phương và đơn vị chăn nuôi để thực hiện quản lý về kiểm dịch, nhập, kiểm soát nguồn gốc, hướng dẫn tiêm phòng bệnh theo danh mục của Bộ NN-PTNT ban hành.
Kim Anh
Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025
Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025
Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025
Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025
Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025
Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025
Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025
Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025
Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới
Thông tư của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch Về sữa đổi, bổ sung tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, thể thao xã và thôn