20:36:12 24/11/2024

Chung sức xây dựng nông thôn mới_top

Bất ngờ với năng suất, chất lượng giống ngô sinh khối ĐH 17-5

Giống ngô sinh khối ĐH 17-5 đã gây bất ngờ lớn với doanh nghiệp, HTX và người dân khi cho năng suất, chất lượng vượt trội cùng khả năng chống chịu sâu bệnh rất tốt.

Giống ngô sinh khối ĐH 17-5 đã gây bất ngờ cho nhiều người khi tham quan. Ảnh:Tuấn Anh.

Ngày 4/9, Viện Nghiên cứu Ngô (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) phối hợp với Trang trại bò sữa NutiMilk thuộc Công ty Cổ phần Chăn nuôi bò thịt – bò sữa Cao Nguyên (Nutifood) tổ chức hội nghị giới thiệu giống ngô sinh khối ĐH 17-5 tại xã Đăk Yă (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai).

Trước đó, qua tham quan thực tế tại mô hình khảo nghiệm, giống ngô sinh khối ĐH 17-5 đã gây bất ngờ lớn cho nhiều người khi sinh trưởng, phát triển rất tốt. Theo nhiều người dân và HTX, giống ngô ĐH 17-5 cây rất chắc khỏe, lá to, dày và rất xanh, bắp ngô to và dài, hạt đóng kín bắp, rất tốt để làm thức ăn cho bò.

Tại hội nghị, TS Đặng Ngọc Hạ, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Ngô (là tác giả giống ngô sinh khối ĐH 17-5) cho biết, ngô là cây thức ăn rất quan trọng trong chăn nuôi, chiếm 70% chất tinh trong thức ăn tổng hợp và là nguồn thức ăn xanh và ủ chua lý tưởng cho đại gia súc. Theo quy hoạch của Bộ NN-PTNT, Việt Nam cần tới 140 – 150 nghìn ha gieo trồng ngô sinh khối phục vụ chăn nuôi.

Trước nhu cầu đó, giống ngô sinh khối ĐH 17-5 đã được Viện Nghiên cứu Ngô thực hiện nghiên cứu, chọn tạo trong những năm gần đây với nhiều ưu điểm vượt trội.

Qua 3 vụ khảo nghiệm cơ bản trên các vùng khác nhau, giống ngô sinh khối ĐH 17-5 được đánh giá có thời gian sinh trưởng ngắn hơn so với giống ngô đối chứng từ 1 – 2 ngày trong vụ xuân và 3 – 4 ngày trong vụ đông. Giống sinh trưởng, phát triển khỏe, độ đồng đều cao, có khả năng chống chịu tốt với sâu bệnh. Năng suất sinh khối đạt từ 54 – 75 tấn/ha, cao hơn các giống đối chứng từ 1,6 – 16%.

Giống ngô ĐH 17-5 cho bắp to, dài, hạt đóng kín. Ảnh:Tuấn Anh.

Với những ưu điểm vượt trội về khả năng chống chịu sâu bệnh, sinh trưởng phát triển khỏe, năng suất cao, chất lượng tốt nên giống ngô này đã được Bộ NN-PTNT công nhận lưu hành từ tháng 11/2022. “Thông qua những mô hình khảo nghiệm cho kết quả tốt, chúng tôi đã đề nghị các địa phương thời gian tới đưa giống ngô sinh khối ĐH 17-5 vào cơ cấu cây trồng phục vụ sản xuất”, TS Hạ cho biết.

Để đảm bảo nguồn thức ăn ổn định phục vụ cho hàng nghìn con bò sữa, Trang trại bò sữa NutiMilk đã phối hợp với Viện Nghiên cứu Ngô trồng khảo nghiệm giống ngô sinh khối ĐH 17-5 trên diện tích 1,4ha. Sau 3 tháng trồng, hiện ngô chuẩn bị cho thu hoạch và sẽ là giống ngô phục vụ sản xuất, cung cấp thức ăn chất lượng cho trang trại trong thời gian tới.

Ông Hoàng Minh Thành, Giám đốc chăn nuôi (Trang trại bò sữa NutiMilk) cho biết, hiện Trang trại đang nuôi hơn 11.400 con bò sữa. Cách đây 3 năm, Trang trại luôn trăn trở tìm nguồn thức ăn cho bò sữa. Lúc đó, nguồn thức ăn rất thiếu, trong khi Trang trại chưa có vùng nguyên liệu, phải mua từ Đắk Lắk, Phú Yên với giá cao và chất lượng không ổn định.

Nhận thấy ngô sinh khối là thức ăn rất quan trọng nên Trang trại đã tiền hành “cuộc cách mạng” thông qua kết nối và phát triện mạnh mẽ vùng nguyên liệu ở Gia Lai. Chỉ sau 2 năm, sản lượng ngô sinh khối ở Gia Lai đã tăng từ 31% lên gần 50%. Dự kiến năm 2024, sản lượng ngô sinh khối thu mua ở Gia Lai chiếm khoảng 70% trở lên.

Đánh giá về giống ngô sinh khối ĐH 17-5, ông Thành cho biết: “Qua thực tế sản xuất cho thấy giống ngô ĐH 17-5 cho năng suất, chất lượng rất tốt để làm thức ăn chất lượng cho bò sữa. Tuy nhiên đây mới chỉ là mô hình khảo nghiệm nên cần phải có những đánh giá cụ thể hơn trong quá trình thu hoạch. Nếu giống ngô này đáp ứng tốt làm nguyên liệu cho thức ăn chăn nuôi bò sữa, chúng tôi sẽ xây dựng kế hoạch liên kết với nhiều hộ dân để mở rộng diện tích, đảm bảo ổn định nguồi thức ăn cho đàn bò”.

Liên minh HTX tinh dầu Tây Bắc Gia Lai (xã Ia Tiêm, huyện Chư Prông) là đơn vị tiên phong đưa giống ngô sinh khối ĐH 17-5 về liên kết trồng tại Gia Lai. Hiện mô hình được đánh giá thành công khi trồng trên vùng đất huyện Chư Sê.

TS Đặng Ngọc Hạ (thứ 2 từ phải sang) giới thiệu về giống ngô ĐH 17-5. Ảnh:Tuấn Anh.

Ông Nguyễn Văn Cường, Chủ tịch Hội đồng quản trị Liên minh HTX tinh dầu Tây Bắc Gia Lai chia sẻ: “Năm 2020 chúng tôi ra Hà Nội tham dự hội nghị về cây ngô. Khi đó, ý tưởng đưa cây ngô sinh khối về trồng trên mảnh đất Gia Lai đã được nhen nhóm. Sau đó, chúng tôi liên hệ với Viện Nghiên cứu Ngô và quyết định đưa giống ngô sinh khối ĐH 17-5 về trồng khảo nghiệm trên vùng đất Chư Sê.

Điều băn khoăn nhất của chúng tôi là về hàm lượng protein và chất xơ của giống ngô ĐH 17-5 liệu có đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên, sau buổi tham quan hôm nay, chúng tôi được thấy thực tế cây ngô sinh khối ĐH 17-5 có màu xanh mướt, đây là yếu tố quyết định để cho năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt. Hi vọng trong thời gian tới, chúng tôi sẽ đẩy mạnh hợp tác với nhiều đơn vị để mở rộng diện tích giống ngô ĐH 17-5 nhằm cung cấp cho các trang trại chăn nuôi bò trên địa bàn”.

Ông Trần Xuân Khải, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Gia Lai cho biết, qua kiểm tra thực tế tại ruộng khảo nghiệm, dễ dàng nhận thấy ngô sinh khối ĐH 17-5 cho năng suất, chất lượng rất tốt. Đặc biệt, giống ngô này còn có khả năng chống chịu sâu bệnh rất tốt.

Vương Đinh Huệ
Văn bản ban hành

LĂNG THÀNH- YÊN THÀNH ĐÓN BẰNG CÔNG NHẬN XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO.

1541/QĐ-UBND

Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025

318/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

1563/QĐ-UBND

Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025

320/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

319/QĐ-TTg

Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025

263/QĐ-TTg

Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

18/2022/QĐ-TTg

Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

24/2020/NQ-HĐND

Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025

211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Thông tư của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch Về sữa đổi, bổ sung tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, thể thao xã và thôn


Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Xem bình chọn

Loading ... Loading ...
Thống kê
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại0
  • Tổng lượt truy cập2
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây