Trước diễn biến phức tạp của bão số 3, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT yêu cầu các địa phương phải chủ động tất cả các kịch bản để phòng tránh bão, lũ; hạn chế rủi ro..
Chiều 4/9, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã tổ chức cuộc họp ứng phó với bão số 3 – tên quốc tế là bão Yagi.
Ông Mai Văn Khiêm – Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia dự báo cường độ bão số 3 có thể mạnh cấp 15 và không loại trừ khả năng mạnh lên thành siêu bão – cấp 16. Cơ quan này đang xem xét nâng cảnh báo rủi ro thiên tai lên cấp 5 – mức thảm họa.
Lúc 14h chiều nay (4/9), bão số 3 đang ở cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 710km về phía đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (118-133km/h), giật cấp 15.
Ông Khiêm thông tin: “Sau khi vào Biển Đông, trong vòng hơn 24 giờ, cường độ bão đã tăng 4 cấp. Hiện nay, nhiệt độ nước biển đang rất cao, các điều kiện khí quyển cũng rất thuận lợi để bão mạnh lên”.
Vị này cho rằng, trong 24 – 48 giờ tới, cường độ bão sẽ tiếp tục mạnh lên cho đến khi áp sát vùng biển phía đông đảo Hải Nam (Trung Quốc).
Theo ông Khiêm, các dự báo của Việt Nam và quốc tế tương đối thống nhất về mặt quỹ đạo di chuyển và cường độ. Hầu hết các dự báo quốc tế đều nhận định bão tăng cường độ lên cấp 15, có đài dự báo cường độ bão đạt cấp siêu bão (cấp 16).
Để chủ động ứng phó với bão số 3, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan yêu cầu các địa phương phải chủ động tất cả các kịch bản để phòng tránh bão, lũ; hạn chế những rủi ro cho người dân; đảm bảo các công trình hạ tầng: Nông nghiệp, viễn thông, đê biển, đê sông,…
Bộ trưởng nhấn mạnh: “Cần đảm bảo công tác di dời người dân, khách du lịch vào vùng an toàn; sẵn sàng cấm biển, cấm những hoạt động đông người, kể cả khai giảng của học sinh cũng cần phải điều chỉnh sao cho phù hợp với tình hình”.
Kiên quyết kêu gọi, hướng dẫn các tàu thuyền, phương tiện (bao gồm cả tàu du lịch, tàu vận tải) còn hoạt động trên biển, ven biển chủ động thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm hoặc về nơi tránh trú.
Không để người dân ở lại trên các lồng, bè, chòi canh khi bão đổ bộ; có phương án đảm bảo an toàn cho khách du lịch và người dân trên các đảo.
Rà soát cụ thể, sẵn sàng phương án sơ tán dân đối với nhà ở không đảm bảo an toàn, khu vực trũng thấp cửa sông, ven biển; có phương án cho học sinh nghỉ học trong thời gian bão đổ bộ.
Tổ chức lực lượng canh gác, kiểm soát giao thông tại các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, có nguy cơ xảy ra sạt lở; kiên quyết không cho người và phương tiện qua lại nếu không bảo đảm an toàn; bố trí lực lượng, chuẩn bị vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố thông tuyến giao thông.
Chủ động tự vạch ra những kịch bản để ứng phó, không chờ đợi; phải xử lý ngay từ địa phương; sẵn sàng đưa ra các quyết định khi có vấn đề khẩn cấp…
Ông Nguyễn Văn Khanh – Phó tham mưu trưởng Bộ đội biên phòng (Bộ Quốc phòng) cho biết Bộ đội biên phòng các địa phương sẽ trực tiếp gặp gỡ các chủ tàu, thuyền, kiên quyết kêu gọi di chuyển để đảm bảo an toàn.
Hiện tại, để chủ động ứng phó bão số 3, một số đơn vị chuyên trách của Bộ và Công an các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Nghệ An đang sẵn sàng gần 35.000 cán bộ, chiến sĩ.
Ngoài ra có hơn 1.000 phương tiện thủy, bộ và hơn 1.200 máy phát điện cũng trong trạng thái sẵn sàng ứng phó bão.
Đại diện Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng cũng chỉ ra 2 khó khăn trong công tác phòng ngừa, ứng phó với bão. Thứ nhất, hệ thống thông tin kết nối của bộ đội biên phòng đã cũ, lạc hậu, dẫn đến công tác thông báo, tuyên truyền gặp nhiều khó khăn.
Thứ hai, một số ngư dân hoạt động ở vùng biển xa thường dựa vào kinh nghiệm của bản thân để tự dự đoán bão, từ đó nhiều trường hợp giữ tư tưởng chủ quan, không chấp hành các hướng dẫn, chỉ đạo của lực lượng chức năng.
“Còn tồn tại trường hợp một số ngư dân hoạt động trên biển không chấp hành các yêu cầu di chuyển hoặc nếu chấp hành thì di chuyển chậm, vừa đi vừa đánh bắt”, ông Khanh nói.
Cũng tại cuộc họp, ông Phạm Văn Tỵ – Phó chánh Văn phòng Thường trực Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, Phó Cục trưởng Cục Cứu hộ – Cứu nạn cho biết, trước diễn biến bão số 3, Bộ Quốc phòng đã ban hành 3 công điện cho toàn quân thực hiện ứng phó với bão, gồm: Duy trì ứng trực, tham mưu địa phương rà soát các điểm nguy hiểm, sẵn sàng di dời người dân; sẵn sàng lực lượng để ứng phó khi bão vào.
“Hiện Bộ Quốc phòng đã sẵn sàng hơn 425.079 cán bộ chiến sĩ với trên 4.000 lượt phương tiện tàu thuyền, máy bay,… để ứng phó với bão số 3”, ông Tỵ nói.
Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025
Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025
Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025
Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025
Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025
Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025
Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025
Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025
Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới
Thông tư của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch Về sữa đổi, bổ sung tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, thể thao xã và thôn