01:20:18 13/06/2025

Chung sức xây dựng nông thôn mới_top

7 nhiệm vụ, giải pháp ‘đòn bẩy’ để Hà Tĩnh trở thành tỉnh nông thôn mới

Trước mắt Hà Tĩnh tập trung thực hiện các giải pháp, phấn đấu tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM trong năm 2025, tiến tới xây dựng tỉnh đạt chuẩn NTM.

Nghị quyết 04 đi vào thực tiễn

Quyết định 2114/QĐ-TTg, ngày 16/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ chọn Hà Tĩnh thí điểm xây dựng tỉnh đạt chuẩn NTM, giai đoạn 2021 – 2025. Đây là một mục tiêu rất cao, đòi hỏi nguồn lực và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị cực kỳ lớn.

Sau khi Đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Hà Tĩnh đã đưa vào mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX; Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 15/7/2021 để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án.

7 nhiệm vụ, giải pháp ‘đòn bẩy’ để Hà Tĩnh trở thành tỉnh nông thôn mới
Chương trình xây dựng NTM đã thay đổi toàn diện bộ mặt nông thôn Hà Tĩnh. Ảnh:Thanh Nga.

Chặng đường gần 5 năm qua kể từ ngày phê duyệt Đề án và những nỗ lực trong một thập kỷ trước đó của Đảng bộ và Nhân dân Hà Tĩnh đã thay đổi toàn diện bộ mặt nông thôn tỉnh này. Theo đó, đến nay 170/170 xã trên toàn tỉnh đã đạt chuẩn NTM. Trong đó, 169 xã triển khai xây dựng NTM, riêng xã Kỳ Lợi của thị xã Kỳ Anh không triển khai do nằm trong vùng quy hoạch Khu Kinh tế Vũng Áng; 69 xã đạt chuẩn NTM nâng cao (đạt 40,5%); 18 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu (đạt 10,6%); 9/12 đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn NTM/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM.

Kinh tế nông thôn ngày càng phát triển, nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, an toàn, hữu cơ, tuần hoàn, sinh thái, gắn với tập trung, tích tụ ruộng đất; công nghiệp và dịch vụ nông thôn phát triển khá. Hệ thống dịch vụ, thương mại khu vực nông thôn phát triển đồng bộ, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn.

Đặc biệt, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã thay đổi tư duy sản xuất hàng hóa của người dân theo hướng chất lượng, truy xuất nguồn gốc, góp phần quảng bá hàng trăm sản phẩm nông, lâm, thủy sản đặc sản đạt chuẩn 3 sao, 4 sao đến với các tỉnh thành trong cả nước, thậm chí vươn sang thị trường các nước lớn như Nhật bản, Hàn quốc, Thái Lan, Nga…

Phong trào xây dựng Khu dân cư NTM kiểu mẫu được duy trì, góp phần tạo cảnh quan xanh, sạch, đẹp, với 1.205/1.512 thôn đạt chuẩn Khu dân cư NTM kiểu mẫu (đạt 80%). Công tác an sinh xã hội được quan tâm hàng đầu, minh chứng là con số huy động xã hội hóa xây dựng 105 nhà văn hóa cộng đồng kết hợp tránh bão, lũ và 8.329 nhà ở kiên cố cho người có công, hộ nghèo, hộ bị ảnh hưởng do thiên tai, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, từng bước giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 2,4%…

“Rõ ràng Nghị quyết 04 năm 2021 của Tỉnh ủy Hà Tĩnh đã đi vào thực tiễn cuộc sống, tạo đột phá tích cực cho sự phát triển chung của tỉnh, đặc biệt là khu vực nông thôn. Tất nhiên, không ít khó khăn, vướng mắc cũng được chỉ ra trong quá trình thực hiện, dẫn đến một số mục tiêu, chỉ tiêu đặt ra chưa sát với thực tiễn, ảnh hưởng tiến độ và kết quả thực hiện một số tiêu chí tỉnh NTM theo Đề án thí điểm chậm”, một lãnh đạo Ban chỉ đạo NTM Hà Tĩnh nhìn nhận.

7 nhiệm vụ, giải pháp ‘đòn bẩy’ để Hà Tĩnh trở thành tỉnh nông thôn mới
Nhiều sản phẩm OCOP đặc sản của địa phương vươn tầm khu vực, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Ảnh:Thanh Nga.

Hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM trước 30/6

Trong bối cảnh nền kinh tế chung toàn cầu khó khăn, việc đầu tư nguồn lực từ ngân sách các cấp hay huy động sức dân cho Chương trình NTM có phần hạn chế thì mục tiêu thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM theo Quyết định 2114 sẽ phải xây dựng lại lộ trình.

Trước mắt, để thực hiện đạt mục tiêu hoàn thành hồ sơ trình các Bộ, ngành Trung ương thẩm định tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM theo Quyết định số 321/QĐ-TTg, ngày 8/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30/6/2025, Hà Tĩnh tập trung vào 7 nhiệm vụ, giải pháp sau:

Tiếp tục quán triệt, tuyên truyền, tạo sự đồng thuận, thống nhất cao về nhận thức, hành động trong hệ thống chính trị và Nhân dân về mục tiêu xây dựng NTM. Khơi dậy khát vọng, phát huy tinh thần tự chủ, ý chí tự lực, tự cường và phát huy vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng NTM; huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực, đẩy mạnh xã hội hóa trong xây dựng NTM.

100% số xã cập nhật, củng cố nâng cấp đảm bảo đạt chuẩn theo Bộ tiêu chí xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025, có tối thiểu 75 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 22 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; huyện Hương Khê được công nhận đạt chuẩn NTM, thị xã Hồng Lĩnh và thị xã Kỳ Anh được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM, nâng tổng số đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM lên 12/12 đơn vị; có tối thiểu 2 huyện được Trung ương công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao.

Tập trung tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu; nhân rộng các mô hình, chuỗi liên kết nông nghiệp theo hướng hữu cơ, tuần hoàn, triển khai hiệu quả Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ. Đồng thời, thực hiện mạnh mẽ công tác dồn điền đổi thửa, chỉnh trang đồng ruộng, tích tụ ruộng đất. Phát triển bền vững các chuỗi liên kết chăn nuôi lợn, bò, hươu, gia cầm trang trại, gia trại quy mô lớn, kiểm soát chặt chẽ về bảo vệ môi trường, dịch bệnh. Phát triển ngành nghề nông thôn, sản phẩm truyền thống gắn với thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm theo hướng khai thác tiềm năng, lợi thế của từng địa phương…

7 nhiệm vụ, giải pháp ‘đòn bẩy’ để Hà Tĩnh trở thành tỉnh nông thôn mới
Tích tụ ruộng đất, phát triển sản xuất theo hướng hữu cơ, tuần hoàn là một trong những giải pháp trọng tâm tái cơ cấu ngành nông nghiệp, góp phần đưa tỉnh Hà Tĩnh sớm hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. Ảnh:Thanh Nga.

Tiếp tục ưu tiên nguồn vốn ngân sách tỉnh, huyện xã, lồng ghép nguồn vốn đầu tư từ các Chương trình MTQG và các chương trình, dự án khác trên địa bàn; tranh thủ sự hỗ trợ của các bộ, ngành Trung ương; đa dạng hóa các hình thức vận động, xúc tiến, huy động các nguồn lực xã hội hóa đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội, nhất là hệ thống cấp nước sạch tập trung, xử lý môi trường các khu, cụm công nghiệp, làng nghề… hoàn thành các nội dung, tiêu chí tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM.

Bám sát các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2026-2030; cụ thể hóa các chủ trương, nghị quyết của Trung ương sát với tình hình thực tế của tỉnh. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo duy trì, nâng cao chất lượng các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn NTM, xã đạt chuẩn NTM nâng cao, xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, huyện đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao theo các Bộ tiêu chí của Trung ương ban hành. Quan tâm đầu tư xây dựng, nâng cấp kết cấu hạ tầng nông thôn đồng bộ, hiện đại, kết nối với đô thị; kết nối liên xã, liên huyện, nhất là hạ tầng giao thông, khoa học – công nghệ, văn hoá, giáo dục, y tế; nước sạch tập trung; nâng cấp, bảo đảm an toàn các công trình thuỷ lợi, phòng, chống thiên tai; bảo vệ môi trường.

Đẩy mạnh phân quyền, gắn với nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu. Bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ phụ trách lĩnh vực xây dựng NTM các cấp, nhất là cán bộ cơ sở. Đổi mới, tạo bước đột phá về công tác cán bộ, nhất là việc điều động, luân chuyển, bố trí cán bộ có năng lực, tâm huyết, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

Cuối cùng, làm tốt công tác giám sát, phản biện trong thực hiện các chủ trương, chính sách về xây dựng NTM. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân nhận thức đúng đắn về vai trò chủ thể trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và xây dựng NTM…

Thanh Nga

Vương Đinh Huệ
Văn bản ban hành

Dự thảo Báo cáo Kết quả thẩm tra hồ sơ và mức độ đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024 đối với huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An

Dự thảo

Báo cáo Kết quả thẩm tra hồ sơ và mức độ đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024 đối với huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An

LĂNG THÀNH- YÊN THÀNH ĐÓN BẰNG CÔNG NHẬN XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO.

1541/QĐ-UBND

Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025

318/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

1563/QĐ-UBND

Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025

320/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

319/QĐ-TTg

Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025

263/QĐ-TTg

Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

18/2022/QĐ-TTg

Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

24/2020/NQ-HĐND

Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025

211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025


Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Xem bình chọn

Loading ... Loading ...
Thống kê
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại0
  • Tổng lượt truy cập0
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây