22:38:43 15/05/2025

Chung sức xây dựng nông thôn mới_top

Yên Thành ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp bước đầu đạt được một số kết quả tích cực

Nông nghiệp công nghệ cao (CNC) là một nền nông nghiệp ứng dụng hợp lý những công nghệ mới, tiên tiến vào sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng nông sản. Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Vì thế, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là xu hướng tất yếu, là câu trả lời cho việc phát triển nền nông nghiệp nước nhà. Ứng dụng khoa học công nghệ giải quyết các thách thức trong phát triển nông nghiệp bằng các ưu việt của các công nghệ như: Công nghệ sinh học, công nghệ nhà kính, công nghệ tưới nhỏ giọt, công nghệ cảm biến, tự động hóa, internet vạn vật… giúp sản xuất nông nghiệp tiết kiệm chi phí, tăng năng suất, hạ giá thành và nâng cao chất lượng nông sản, bảo vệ môi trường. Để khoa học công nghệ thực sự thúc đẩy sự phát triển ngành nông nghiệp, trong thời gian tới, tiếp tục cần sự quan tâm của các bộ, ngành, địa phương hoàn thiện chính sách khuyến khích, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; cùng với đó cần sự đồng bộ trong toàn hệ thống để đưa các chính sách vào thực tiễn một cách thực sự để thực thi hiệu quả, góp phần đưa nền nông nghiệp Việt Nam phát triển bền vững.

Thực hiện Quyết định 192/QĐ-UBND ngày 19/01/2023 của UBND tỉnh Nghệ An về việc phê duyệt Đề án “Phát triển nông nghiệp ứng dụng Công nghệ cao gắn với chế biến và tiêu thụ trên địa bàn huyện Yên Thành đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, UBND huyện Yên Thành đã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện giai đoạn 2023-2030, năm 2024 diện tích canh tác nông nghiệp được ứng dụng CNC là 5.198,8 ha/22.889,65 ha đất sản xuất nông nghiệp (chiếm 22,71%); Ứng dụng trồng cây trong nhà màng, nhà lưới (hiện trên địa bàn huyện có 29 nhà màng, nhà lưới với diện tích hơn 3,8 ha) cho năng suất, chất lượng sản phẩm ổn định, hạn chế được các rủi ro do điều kiện sản xuất khác như thời tiết, sâu bệnh hại, từ đó cho thu nhập cao và ổn định. Sản xuất theo hướng hữu cơ trên lúa là 82 ha; Sản xuất theo quy trình sản xuất VietGap là hơn 100 ha (trên cây cam, bưởi, ổi); Ứng dụng công nghệ tưới là gần 60 ha (bưởi, cam); hiệu quả thu nhập từ các vườn cây ăn quả sau khi trừ chi phí ước tính từ 200-500 triệu đồng/ha. Ứng dụng quy trình FSC trong trồng rừng, cấp chứng chỉ FSC được thu mua cao hơn giá thị trường từ 5-15%.

Yên Thành ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp bước đầu đạt được một số kết quả tích cựcMô hình thâm canh giống lúa QJ1 bằng công nghệ cao ở xã Long Thành (Yên Thành)

Đưa nhanh các giống lúa chất lượng cao vào sản xuất gắn với liên kết tiêu thụ, năm 2024 diện tích lúa chất lượng là 19.142,2 ha/15.000 ha đến năm 2025. Sản xuất lúa giống nguyên chủng diện tích được duy trì 650 ha tại các xã Hoa Thành, Thọ Thành, Liên Thành, Công Thành, so với kế hoạch đạt 127,14 %. Ứng dụng công nghệ cơ giới hóa đồng bộ (làm đất, sản xuất đến sơ chế, chế biến và bảo quản) được 2.150 ha, Toàn huyện hiện có 4 máy bay không người lái (HTX Bắc Thành 2 máy, HTX Minh Thành 01 máy, HTX Mã Thành 01 máy) và Hợp đồng với 15 máy bay ngoài huyện ứng dụng phun phòng trừ sâu bệnh và bón phân bằng máy bay, đến nay diện tích bay trên Lúa và Cam là 1.250 ha. Trên địa bàn huyện có 01 nhà máy chế biến Gạo TH và 3 HTX có lò sấy, diện tích được ứng dụng trong bảo quản sơ chế (sấy) là 4.250 ha; giá trị sản xuất bình quân đối với các diện tích này cao gấp 2-3 lần so với sản xuất nông nghiệp đại trà (250 triệu đồng/ha/năm). Các chỉ tiêu về cơ giới hóa đều đạt và vượt kế hoạch đề ra.

Yên Thành ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp bước đầu đạt được một số kết quả tích cực

Nông dân xã Đồng Thành (Yên Thành) ứng dụng nông nghiệp công nghệ để trồng cam hàng hóa

Công tác chọn giống bằng hình thức ứng dụng công nghệ lai tạo giữa bò cái lai Sind với tinh của các giống bò ngoại bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo bò đã tạo ra đàn bò có tầm vóc lớn, giá trị kinh tế cao; trong năm đã lai tạo được 3.500 con bò/21.000 con tổng đàn, đạt 16% so với tổng đàn. Chăn nuôi lợn phát triển khá nhanh, các giống lợn cao sản như Landace, Yorkshire, Duroc, Pietrain, Pidu,… đã được nhập vào và phát triển trên địa bàn. Đến nay, giống lợn lai chiếm 75% tổng đàn (Landratce, Ducroc, Pi-Du, Yorshire,… phối với lợn nái móng cái), lợn cao sản chiếm 20% tổng đàn (Landratce, Ducroc, Pi-Du, Yorshire,…), lợn móng cái chiếm 5% tổng đàn, công tác phối giống lợn ứng dụng công nghệ cao (thụ tinh nhân tạo lợn) đạt khoảng 60% tổng đàn lợn nái, đạt so với kế hoạch đề ra. Giống gà được nhập từ các Công ty sản xuất giống như các giống gà Minh dư, gà ai cập, gà mía… Các cơ sở úm gà phát triển nhiều trên địa bàn, đến nay có 15 cơ sở úm gà với 600.000 con/2.400.000 con, đạt 25 % so với tổng đàn.

Từng bước cơ giới hóa, tự động hóa được ứng dụng trong chăn nuôi như tự động hóa hệ thống chuồng nuôi, bảo đảm chủ động nhiệt độ, độ ẩm trong chuồng phù hợp với sự phát triển vật nuôi; hệ thống cung cấp thức ăn, nước uống tự động, bán tự động; hệ thống làm mát, hệ thống kiểm soát vi khí hậu, kiểm soát dịch bệnh tại chuồng nuôi; hệ thống máy băm thái cỏ (có trục cuốn), máy trộn thức ăn trộn hỗn hợp. Về vệ sinh chuồng trại, tiêu độc khử trùng nhiều trang trại, gia trại, hộ chăn nuôi đã sử dụng các máy phun thuốc công suất lớn, máy cọ rửa chuồng trại,… Số lượng đàn lợn được ứng dụng CNC vào sản xuất 27.740 con đạt chiếm 35%. Số lượng đàn gà được ứng dụng CNC vào sản xuất 439.100 con đạt 11,9% tổng đàn gà. Đàn trâu bò 450 đạt 1,38% tổng đàn. Nhìn chung đạt kế hoạch đề ra.

Nhiều trang trại chăn nuôi bước đầu đã ứng dụng cơ giới hóa trong chăn nuôi, áp dụng biện pháp ép lọc để giảm lượng nước, xử lý tái tạo chất thải chăn nuôi. Số trang trại chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao đạt 38 trang trại chăn nuôi tập trung, cụ thể: Trang trại chăn nuôi lợn là 19 trang trại, chăn nuôi trâu bò 4 trang trại, chăn nuôi gà 15 trang trại; so với kế hoạch 36 trang trại đến năm 2024 là đạt 125% kế hoạch đề ra.

Việc ứng dụng công nghệ xử lý chất thải, cơ giới hóa, công nghệ số: Nhiều trang trại nuôi lợn quy mô lớn đã thiết lập quy trình với trang thiết bị phù hợp để xử lý triệt để lượng phân thải ra hàng ngày, đồng thời áp dụng biện pháp ép lọc để giảm lượng nước, xử lý tái tạo chất thải chăn nuôi thành các sản phẩm dưới dạng năng lượng và phân bón hữu cơ. Công nghệ đệm lót sinh học trong chăn nuôi được sử dụng không chỉ ở các trại chăn nuôi lớn mà ở trong cả hộ dân chăn nuôi nhỏ lẻ đã bắt đầu được ứng dụng nhiều.

Đây là tiền đề để Yên Thành thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng chuyển mạnh từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp, nông thôn. Phát triển nền nông nghiệp hiệu quả, bền vững theo hướng hiện đại, xanh sạch, sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu thông qua việc ứng dụng các quy trình, công nghệ mới, thông minh, sử dụng hợp lý, tiết kiệm vật tư đầu vào, sử dụng hiệu quả các tài nguyên; Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; tăng năng suất, chất lượng, giá trị các loại nông sản; Phát triển chăn nuôi toàn diện cả số lượng và chất lượng, chú ý phát triển chăn nuôi tập trung, quy mô trang trại; làm tốt công tác thú y để nâng tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp. Phát triển kinh tế hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm trong nông nghiệp, nông thôn; phát triển nhanh công nghiệp chế biến nông sản, tổ chức tốt hệ thống dịch vụ để nâng cao giá trị nông sản, tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với chế biến và tiêu thụ trên địa bàn huyện Yên Thành đến năm 2025 định hướng đến 2030.

ThS. Hoàng Đình Ngọc

Vương Đinh Huệ
Văn bản ban hành

Dự thảo Báo cáo Kết quả thẩm tra hồ sơ và mức độ đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024 đối với huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An

Dự thảo

Báo cáo Kết quả thẩm tra hồ sơ và mức độ đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024 đối với huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An

LĂNG THÀNH- YÊN THÀNH ĐÓN BẰNG CÔNG NHẬN XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO.

1541/QĐ-UBND

Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025

318/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

1563/QĐ-UBND

Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025

320/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

319/QĐ-TTg

Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025

263/QĐ-TTg

Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

18/2022/QĐ-TTg

Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

24/2020/NQ-HĐND

Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025

211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025


Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Xem bình chọn

Loading ... Loading ...
Thống kê
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại0
  • Tổng lượt truy cập0
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây