09:16:07 12/05/2025

Chung sức xây dựng nông thôn mới_top

Xuất khẩu nông sản dự kiến vượt 60 tỷ USD, thặng dư đạt kỷ lục

Theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến, sau 11 tháng, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản Việt Nam đạt 56,74 tỷ USD, dự kiến cả năm khoảng 60-61 tỷ USD.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến chia sẻ về tăng trưởng của ngành trong 11 tháng của năm 2024. Ảnh:Tùng Đinh.

Theo Thứ trưởngBộ NN-PTNTPhùng Đức Tiến, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản (NLTS) tháng 11 ước đạt 5,3 tỷ USD, tăng 13,9% so với tháng 11 năm 2023. Từ đó, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu NLTS 11 tháng năm 2024 đạt 56,74 tỷ USD, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2023.

“Nếu tháng 12 xuất khẩu diễn biến thuận lợi, tổng kim ngạch năm 2024 của ngành nông nghiệp có thể đạt 60 – 61 tỷ USD”, ông Phùng Đức Tiến nhấn mạnh.

Cũng theo lãnh đạo Bộ NN-PTNT, trong 11 tháng qua, cán cân thương mại ngành NLTS Việt Nam ước đạt thặng dư 16,46 tỷ USD, tăng 52,8% so với cùng kỳ năm trước, đây là một con số kỷ lục đối với ngành nông nghiệp.

Cụ thể trong 11 tháng của năm 2024, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản đạt 29,78 tỷ USD, tăng 23,2%; giá trị xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi đạt 475,5 triệu USD, tăng 4,4%; giá trị xuất khẩu thủy sản đạt 9,2 tỷ USD, tăng 11,8%; giá trị xuất khẩu lâm sản đạt 15,59 tỷ USD, tăng 19,6% so với cùng kỳ năm 2023.

“Giá trị thặng dư thương mại của ngành tăng mạnh chủ yếu nhờ vào thặng dư thương mại của gỗ và sản phẩm gỗ lên tới 12,11 tỷ USD. Việc đẩy mạnh ký kết các nghị định thư xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc giúp ngành hàng rau quả xuất siêu 4,56 tỷ USD sau 11 tháng.

Hằng năm, thặng dư thương mại của nông sản thường chiếm 65-72% toàn ngành kinh tế. Điều này chứng tỏ được lợi thế tiềm năng của nông nghiệp đã và đang được khơi thông. Đây cũng là nền tảng để năm 2025 chúng ta có thể về đích với quy mô, tỷ suất xuất khẩu lớn hơn”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến khẳng định thêm.

Cũng theo thông tin từ Bộ NN-PTNT, xét theo vùng lãnh thổ, châu Á là thị trường xuất khẩu lớn nhất của các mặt hàng NLTS của Việt Nam với thị phần chiếm 48,2%. 2 thị trường lớn tiếp theo là châu Mỹ và châu Âu với thị phần lần lượt là 23,7% và 11,3%. Thị phần của 2 khu vực châu Phi và châu Đại Dương nhỏ, chiếm lần lượt 1,8% và 1,4%.

So với cùng kỳ năm trước, ước giá trị xuất khẩu NLTS của Việt Nam 11 tháng đầu năm 2024 sang khu vực châu Á tăng 16,1%; châu Mỹ tăng 23,6%; châu Âu tăng 30,4%; châu Phi tăng 4,4%; và châu Đại Dương tăng 13,9%.

Về thị trường chi tiết, Hoa Kỳ với thị phần 21,7%, Trung Quốc với thị phần 21,6%, và Nhật Bản với thị phần 6,6%, là 3 thị trường xuất khẩu các mặt hàng NLTS lớn nhất của Việt Nam. Tương đương với đó, so với cùng kỳ năm trước, ước giá trị xuất khẩu NLTS của Việt Nam 11 tháng đầu năm 2024 sang thị trường Hoa Kỳ tăng 24,6%, Trung Quốc tăng 11%, và Nhật Bản tăng 5,5%.

Gỗ và sản phẩm gỗ là những ngành có thặng dư xuất khẩu lớn. Ảnh:Tùng Đinh.

Để có được những kết quả trên, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến khẳng định trước hết là nhờ sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Đảng, Chính phủ và cụ thể là Thủ tướng Chính phủ. Cùng với đó, trong năm 2023, ngành nông nghiệp đã có những giải pháp kịp thời, hiệu quả để khắc phục thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.

Cũng theo ông, một lý do nữa để ngành nông nghiệp có thể đạt được các con số kỷ lục năm 2024 là nhờ vào quá trình tái cơ cấu trong nhiều năm qua, đi cùng với đó là ứng dụng những tiến bộ về khoa học, công nghệ và hướng chuyển đổi sang nền kinh tế xanh, tuần hoàn.

Bên cạnh đó, thành tựu xuất khẩu nói trên có được cũng nhờ vào nỗ lực mở rộng và đa dạng hóa thị trường của các đơn vị trong ngành nông nghiệp.

Chia sẻ về mục tiêu, định hướng phát triển trong thời gian tới, đặc biệt là để duy trì được nhịp độ tăng trưởng, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh đến việc tiếp tục tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao giá trị gia tăng, gắn sản xuất với thị trường.

“Chúng ta cần đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số, phát triển nền kinh tế tuần hoàn, xanh”, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT khẳng định và đề cập đến việc mở rộng, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, tập trung vào các thị trường tiềm năng như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU. Trong đó, tập trung phát triển mạnh các lĩnh vực còn tiềm năng như chăn nuôi, chế biến sâu.

Mặc dù có được những con số tăng trưởng ấn tượng cùng với nhiều thuận lợi và thời cơ, ngành nông nghiệp vẫn đang phải đối mặt với một số khó khăn, thách thức. Ví dụ như thách thức từ tình hình kinh tế thế giới, biến đổi khí hậu, dịch bệnh.

Tuy nhiên, vẫn còn đó cơ hội từ việc gia tăng nhu cầu thực phẩm trên thế giới, các hiệp định thương mại tự do. Đặc biệt là tiềm năng lớn trong việc nâng cao giá trị gia tăng, đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng thị trường.

Có thể thấy, ngành nông nghiệp Việt Nam đã đạt được những kết quả ấn tượng trong năm 2024, qua đó khẳng định vai trò quan trọng của ngành trong phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

Trong gia đoạn hiện nay, với những định hướng và giải pháp phù hợp, ngành nông nghiệp sẽ tiếp tục phát triển bền vững, nâng cao giá trị và vị thế trên thị trường quốc tế.

 

Vương Đinh Huệ
Văn bản ban hành

Dự thảo Báo cáo Kết quả thẩm tra hồ sơ và mức độ đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024 đối với huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An

Dự thảo

Báo cáo Kết quả thẩm tra hồ sơ và mức độ đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024 đối với huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An

LĂNG THÀNH- YÊN THÀNH ĐÓN BẰNG CÔNG NHẬN XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO.

1541/QĐ-UBND

Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025

318/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

1563/QĐ-UBND

Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025

320/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

319/QĐ-TTg

Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025

263/QĐ-TTg

Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

18/2022/QĐ-TTg

Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

24/2020/NQ-HĐND

Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025

211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025


Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Xem bình chọn

Loading ... Loading ...
Thống kê
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại0
  • Tổng lượt truy cập0
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây