22:17:09 23/11/2024

Chung sức xây dựng nông thôn mới_top

Xuất khẩu gạo Việt Nam vào Philippines tăng kỷ lục hơn 40%

Mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao vào thị trường Philippines là gạo, với kim ngạch xuất khẩu đạt 1,2 tỷ USD, tăng 40,9% so với 6 tháng đầu năm 2023, chiếm 41% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Philippines trong 6 tháng đầu năm 2024.

Theo Thương vụ Việt Nam tại Philippines, trong 6 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Philippines đạt gần 2,93 tỷ USD, tăng 17,6% so với 6 tháng đầu năm 2023. Mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao vào thị trường Philippines là gạo.

Gạo của Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường Philippines trong 6 tháng đầu năm 2024, chiếm 42,6% trong tổng lượng và chiếm 41,8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước, đạt gần 1,94 triệu tấn, tương đương gần 1,21 tỷ USD, giá 622,2 USD/tấn, tăng 14,1% về lượng, tăng 40,9% về kim ngạch và tăng 23,2% về giá so với 6 tháng năm 2023.

Riêng tháng 6/2024 xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Philippines đạt 109.080 tấn, tương đương 66,13 triệu USD, giá 606,3 USD/tấn, giảm 68,1% về lượng, giảm 67,9% kim ngạch nhưng tăng nhẹ 0,7% về giá so với tháng 5/2024.

Một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 100 triệu USD vào thị trường Philippines trong 6 tháng đầu năm 2024 bao gồm máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 175,2 triệu USD, clanhke và xi măng đạt 171,1 triệu USD, cà phê đạt 133,8 triệu USD, điện thoại các loại và linh kiện đạt 132,6 triệu USD.

Những mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu đạt từ trên 50 triệu đến 100 triệu USD vào thị trường Philippines trong 6 tháng đầu năm 2024 bao gồm phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 89,6 triệu USD, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 87,6 triệu USD, sắt thép các loại đạt 62,6 triệu USD, hàng dệt may đạt 60,6 triệu USD, giày dép các loại đạt 51,9 triệu USD.

Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường Philippines trong 6 tháng đầu năm 2024 đạt gần 1,28 tỷ USD, tăng 19,5% so với 6 tháng đầu năm 2023. Những mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn bao gồm máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 779,2 triệu USD, máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng đạt 132,3 triệu USD, kim loại thường các loại đạt 103 triệu USD, dây điện và dây cáp điện đạt 48,7 triệu USD.

Như vậy, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Philippines trong 6 tháng đầu năm 2024 đạt 4,21 tỷ USD. Điều này cho phép dự báo tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Philippines trong năm 2024 có thể đạt từ 8,1 tỷ đến 8,3 tỷ USD, tăng từ 3,9% đến 6,4% so với năm 2023.

Hiện nay, Philippines là một trong những thị trường có nhiều không gian phát triển cho các sản phẩm hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Có khoảng 35 mặt hàng/ngành hàng của Việt Nam xuất khẩu sang Philippines, bao gồm những mặt hàng/ngành hàng quan trọng như nông sản, thủy hải sản, bánh kẹo, thức ăn chăn nuôi, xi măng, sắt thép, vật liệu xây dựng, hàng dệt may, máy móc, thiết bị… Trong số đó, mặt hàng nông sản, đặc biệt là gạo, luôn chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam sang Philippines.

Gạo là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào thị trường Philippines với kim ngạch xuất khẩu tăng dần qua các năm.

Kể từ năm 2019 đến nay, Việt Nam đã vượt qua Thái Lan và vươn lên trở thành nhà cung ứng gạo lớn nhất, quan trọng nhất của thị trường Philippines (do nước này ban hành và thực thi Luật số 11203 cho phép tự do xuất nhập khẩu và thương mại gạo, dỡ bỏ hạn ngạch và các hạn chế nhập khẩu gạo).

Gạo của Việt Nam chiếm trên 80% tổng lượng gạo nhập khẩu của Philippines, cho thấy đây là một thị trường vô cùng tiềm năng tại khu vực Đông Nam Á. Gạo Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Philippines đang có bốn lợi thế lớn gồm:

Chất lượng và giá cả gạo vừa phải, phù hợp với thị hiếu, thói quen tiêu dùng và đáp ứng được nhu cầu đa dạng của người dân Philippines;

Nguồn cung gạo của Việt Nam ổn định cả về số lượng và giá cả, có thể đáp ứng được nhu cầu nhập khẩu hàng năm của Philippines;

Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo đã xây dựng được uy tín, lòng tin với các bạn hàng Philippines nên giữ được nhiều khách hàng truyền thống, lâu năm;

Doanh nghiệp Việt tận dụng được ưu thế trong các hiệp định thương mại song phương và đa phương mà hai bên tham gia, như Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA); Hiệp định RCEP… trong khi các đối tác ngoài khu vực ASEAN của Philippines như Ấn Độ hay Pakistan không có.

Đây là một lợi thế lớn mà doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam nên tiếp tục tận dụng có hiệu quả.

Philippines là một nước sản xuất lúa gạo, tuy nhiên trong nhiều năm qua sản lượng lúa gạo trong nước không đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ nên nước này phải nhập khẩu nhiều từ bên ngoài.

Năm 2024 dự báo sẽ có nhiều biến động khó lường, tuy nhiên lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ cùng với việc Trung Quốc và Indonesia gia tăng nhập khẩu gạo đã phần nào tạo thêm cơ hội cho xuất khẩu gạo của Việt Nam.

Vì vậy, các doanh nghiệp nội địa cần phải nỗ lực hơn nữa để đảm bảo vị thế số 1 về xuất khẩu gạo của Việt Nam tại thị trường Philippines, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của gạo Việt tại Philippines nói riêng và trên thị trường quốc tế nói chung.

Được biết, giá lúa gạo ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tuần qua chủ yếu đi ngang. Theo số liệu tổng hợp của Hiệp hội Lương thực Việt Nam, sản lượng gạo xuất khẩu từ ngày 1/7 đến 15/7 đạt 290.035 tấn, trị giá 177,601 triệu USD, so với cùng kỳ về số lượng giảm 15,89% và về trị giá tăng 30,5%. Lũy kế xuất khẩu gạo đến 15/7 đạt 4,838 triệu tấn, trị giá 3,066 tỷ USD, so với cùng kỳ 2023 tăng 7,9% về số lượng và tăng 28,26% về trị giá.

Philippines có quy mô dân số lớn, tính đến năm 2022 Philippines là nước có dân số đứng thứ 13 trên thế giới, thứ 7 châu Á và thứ hai trong khu vực ASEAN. Do vậy, nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ của người dân Philippines khá đa dạng và phong phú. Tuy nhu cầu tiêu thụ lớn nhưng người tiêu dùng lại chủ yếu phụ thuộc vào các sản phẩm nhập khẩu do sản xuất trong nước khá hạn chế. Bên cạnh đó, thị trường Philippines cũng không đòi hỏi quá cao hay quá khắt khe về tiêu chuẩn và chất lượng của các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ. Điều này tạo cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng nông sản, rau củ quả của Việt Nam dễ dàng tiếp cận với thị trường hơn và có cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường tiềm năng này.

Nguyễn Phương

Vương Đinh Huệ
Văn bản ban hành

LĂNG THÀNH- YÊN THÀNH ĐÓN BẰNG CÔNG NHẬN XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO.

1541/QĐ-UBND

Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025

318/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

1563/QĐ-UBND

Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025

320/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

319/QĐ-TTg

Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025

263/QĐ-TTg

Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

18/2022/QĐ-TTg

Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

24/2020/NQ-HĐND

Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025

211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Thông tư của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch Về sữa đổi, bổ sung tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, thể thao xã và thôn


Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Xem bình chọn

Loading ... Loading ...
Thống kê
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại0
  • Tổng lượt truy cập2
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây