21:48:18 22/10/2024

Chung sức xây dựng nông thôn mới_top

Vượt khó nửa đầu năm, các ‘ông lớn’ xuất khẩu tôm nỗ lực tăng tốc nửa cuối năm thế nào?

Đối mặt với rất nhiều khó khăn, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm luôn chủ động có chiến lược cho riêng mình.

Vượt khó nửa đầu năm…

Tháng 6/2024, xuất khẩu (XK) tôm Việt Nam ghi nhận tăng trưởng dương so với cùng kỳ năm ngoái và tăng cao hơn so với tháng trước đó. Giá trị XK tôm trong tháng này đạt 344 triệu USD, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2023. Tính lũy kế 6 tháng đầu năm, giá trị XK đạt gần 1,6 tỷ USD, tăng 6%.

Nửa đầu năm nay, XK tôm sang Trung Quốc & Hồng Kông đạt 328 triệu USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái. XK tôm sang thị trường này sau khi giảm trong tháng 5, đã tăng trở lại trong tháng 6.

Những tháng tiếp theo cho đến cuối năm, Ecuador, Ấn Độ và Indonesia sẽ tập trung hơn vào thị trường Trung Quốc do Mỹ áp thuế cao vì thế tôm của Việt Nam xuất vào Trung Quốc sẽ phải chịu áp lực về giá đặc biệt là tôm sú nguyên con, thẻ nguyên con.

Nửa đầu năm nay, XK tôm sang Mỹ đạt 303 triệu USD, tăng 1% so với cùng kỳ năm ngoái. Sau khi giảm trong tháng 5, XK tôm sang Mỹ tăng trở lại trong tháng 6.

Tại thị trường này, lạm phát vẫn cao. Bên cạnh đó, cước tàu tăng đột biến 40% từ tháng 5 do chiến tranh ở Trung Đông và Trung Quốc gom container rỗng để dự phòng xuất hàng cho Mỹ trước kỳ hạn bị áp thuế mới. Tôm Việt Nam còn phải cạnh tranh mạnh về giá với tôm Ecuador, Ấn Độ, Indonesia trên thị trường Mỹ.

6 tháng đầu năm nay, XK tôm sang Nhật Bản và Hàn Quốc vẫn ghi nhận giảm nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái, lần lượt đạt 229 triệu USD và 149 triệu USD, giảm lần lượt 3% và 10% so với cùng kỳ.

Đối với thị trường EU, sau quý I, XK tôm sang thị trường này tăng trưởng tốt. Tháng 6, XK tôm sang thị trường này đạt 52 triệu USD, tăng 31%. Lũy kế 6 tháng đầu năm, XK sang thị trường EU đạt 217 triệu USD, tăng 13%. Những tháng tới, nhu cầu NK tôm của thị trường EU dự kiến tiếp tục tăng.

Tháng 6/2024, XK tôm Việt Nam ghi nhận tăng trưởng dương so với cùng kỳ năm ngoái và tăng cao hơn so với tháng trước đó.

Ngành tôm đang đối mặt với hai vấn đề lớn

Ngành tôm đang đối mặt với hai vấn đề lớn đó là giá tôm XK sang các thị trường thấp do phải cạnh tranh với tôm Ecuador, Ấn Độ. Vấn đề nữa là dịch bệnh trên tôm nuôi diễn biến phức tạp, chưa được khắc phục, có khả năng gây thiếu nguyên liệu tôm trong nửa cuối năm 2024. Đối mặt với rất nhiều khó khăn, các DN XK tôm luôn chủ động có chiến lược cho riêng mình. Ví dụ như thị trường Hoa Kỳ tuy có sức tiêu thụ lớn, nhưng tôm Việt gặp bất lợi trong cạnh tranh với tôm giá rẻ đến từ Ecuador và Ấn Độ và gần đây là giá cước vận tải tăng mạnh. Do đó, hầu hết DN đều giảm tỷ trọng xuất khẩu vào thị trường này, tập trung cho thị trường gần như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Trung Quốc… Có DN thì chủ động về hoạt động nuôi, đề ra giải pháp nuôi và thu hoạch, để bán được giá tốt hơn.

Nửa cuối năm, kỳ vọng các thị trường nhập khẩu chính sẽ có tín hiệu tốt hơn, các vấn đề tồn kho và khó khăn vận tải sẽ giảm bớt, nhu cầu sẽ phục hồi và giá sẽ tăng lại. Nếu tất cả sự kỳ vọng diễn ra theo kịch bản có lợi cho con tôm thì mọi thứ sẽ thay đổi theo chiều hướng tốt hơn, đảm bảo mục tiêu về đích của ngành tôm năm 2024.

Tiêu thụ tôm của Thực phẩm Sao Ta trong nửa đầu năm nay tăng 26% so với cùng kỳ năm 2023.

Ông Hồ Quốc Lực – Chủ tịch HĐQT Thực phẩm Sao Ta (mã cổ phiếu FMC) nhận định nửa cuối năm sẽ là giai đoạn kinh doanh thuận lợi hơn khi thị trường chung bước vào mùa cao điểm tiêu thụ tôm.

6 tháng đầu năm, Thực phẩm Sao Ta ghi nhận doanh thu thuần đạt 1.901 tỷ đồng, tăng 25% so với cùng kỳ năm 2023, phần lớn đến từ hoạt động kinh doanh tôm. Trong khi đó, lợi nhuận sau thuế đi ngang, đạt 114 tỷ đồng.

Thực phẩm Sao Ta không chủ quan, bởi biết diễn biến tình hình là vô chừng bởi những biến số tác động cho cả cầu lẫn cung. Khi nào xung đột ở Đông Âu và Trung Đông dừng lại, đó là ẩn số. Từ đó tác động lớn tốc độ phục hồi kinh tế thế giới dẫn đến khi nào giảm mạnh suy thoái và lạm phát cũng là ẩn số.

Về phía bên cung, Thực phẩm Sao Ta nhấn mạnh, nguồn cung tôm từ hai cường quốc tôm hàng đầu là Ecuador và Ấn Độ cũng không có tin chính thống về tình hình chung, chỉ có thông tin nhỏ giọt, phạm vi địa phương. Cho nên doanh nghiệp tôm Việt Nam ra “chiến trường” chỉ tập trung trang bị vũ khí lợi thế nào mình có, còn chuyện “biết người” thì hạn chế, dẫn đến việc các doanh nghiệp tôm Việt Nam vẫn đối mặt nhiều khó khăn.

Năm 2024, FMC đặt mục tiêu doanh thu thuần là 5.187 tỷ đồng và lợi nhuận hợp nhất trước thuế 320 tỷ đồng, tăng lần lượt 2% và 5% so với thực hiện năm ngoái.

Với Minh Phú (mã MPC), năm 2024, Minh Phú vẫn đặt kế hoạch sản lượng 60.000-70.000 tấn tôm, doanh thu 18.569 tỷ đồng và lãi sau thuế 1.266 tỷ đồng. Đây là con số chỉ tiêu kinh doanh cao kỷ lục.

Chia sẻ về kế hoạch đầy khó khăn, tham vọng cùng định hướng của MPC, ông Lê Văn Quang – Tổng Giám đốc MPC cho hay, MPC tiếp tục với mục tiêu phát triển chuỗi giá trị tôm hướng đến kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh trên nền tảng số.

Minh Phú đã và đang thực hiện số hóa chuỗi giá trị và cho phép truy xuất nguồn gốc từ trại giống tới trang trại nuôi, nhà máy chế biến và hệ thống phân phối đến người tiêu dùng.

MPC đặt chiến lược trọng tâm là đến năm 2030 giá thành tôm nguyên liệu Việt Nam bằng với Ecuador và đặt ra nhiều giải pháp để hướng đến mục tiêu này.

Đồng thời, doanh nghiệp sẽ hoàn thiện và đẩy mạnh sản xuất tôm giống theo công nghệ sinh học MPBiO (Minh Phú BiO) với mục tiêu đến năm 2035 MPC tự chủ được 50% nhu cầu tôm nguyên liệu.

Ngoài tập trung cho thị trường xuất khẩu chủ lực, công ty tìm kiếm thêm đơn hàng tại các thị trường mới như Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc, Australia, New zealand…

Chi phí đầu vào vật nuôi tôm hiện đang dao động từ 70.000 – 100.000 đồng/kg, với giá hiện tại, chỉ những người nuôi tôm có kỹ thuật tốt mới có thể thu hồi vốn.

Vì vậy, để nâng sức cạnh tranh cho tôm Việt Nam, theo ông Lê Văn Quang, các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu tôm bắt buộc phải đầu tư công nghệ tiên tiến hơn nữa để tạo ra nhiều sản phẩm chế biến sâu, giá trị cao trong chinh phục thị trường quốc tế.

Nguyễn Phương

Vương Đinh Huệ
Văn bản ban hành

LĂNG THÀNH- YÊN THÀNH ĐÓN BẰNG CÔNG NHẬN XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO.

1541/QĐ-UBND

Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025

318/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

1563/QĐ-UBND

Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025

320/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

319/QĐ-TTg

Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025

263/QĐ-TTg

Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

18/2022/QĐ-TTg

Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

24/2020/NQ-HĐND

Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025

211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Thông tư của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch Về sữa đổi, bổ sung tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, thể thao xã và thôn


ĐỌC NHIỀU NHẤT
Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Xem bình chọn

Loading ... Loading ...
Thống kê
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại0
  • Tổng lượt truy cập2
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây