17:16:18 21/11/2024

Chung sức xây dựng nông thôn mới_top

Vừa hoàn lương, người đàn ông ở Hải Dương quyết “ôm” 18ha ruộng hoang khởi nghiệp làm giàu

Hiếm người có đủ bản lĩnh, nghị lực để vượt qua nghịch cảnh, làm lại cuộc đời như anh Nguyễn Văn Thái (34 tuổi) ở thôn Thái An, xã Quang Phục, huyện Tứ Kỳ (Hải Dương). Từng đi tù vì tàng trữ ma túy, nay anh Thái “ôm” ruộng hoang để khởi nghiệp, phát triển kinh tế.

Cùng với cán bộ Hội Phụ nữ xã Quang Phục, chúng tôi đến thăm khu vực cánh đồng triều trũng ở thôn Thái An. Nhìn vào những thửa ruộng vuông vắn, bằng phẳng ít ai nghĩ rằng nơi này từng bị bỏ hoang, cỏ dại mục um tùm, mảnh sành vương vãi khắp nơi, chuột hoành hành.

Cánh đồng đang được hồi sinh từng ngày đều là nhờ sự cần cù, chịu khó, dám nghĩ, dám làm của anh Nguyễn Văn Thái (34 tuổi) ở thôn Thái An, xã Quang Phục. Vừa lội ruộng đắp bờ, anh Thái vừa trò chuyện chúng tôi. Tay chân lấm lem bùn đất, gương mặt đen sạm nên nhìn anh Thái chững chạc hơn so với tuổi.

Có lẽ vì vẫn mặc cảm với quá khứ nên lúc đầu anh có chút ngại ngùng khi nhắc lại chuyện cũ. Dần dần cởi mở, anh Thái kể lại từng bị phạt 1 năm tù vì tội tàng trữ trái phép chất ma túy. Nhờ sự động viên của gia đình, chính quyền địa phương anh đã cố gắng cải tạo tốt và nhanh chóng chấp hành xong bản án.

Anh Thái nhận canh tác hơn 18 ha ruộng bỏ hoang ở thôn Thái An, xã Quang Phục (Tứ Kỳ, Hải Dương)

Sau khi trở về địa phương, anh Thái luôn mặc cảm, tự ti. Anh sợ mọi người sẽ nhìn mình bằng ánh mắt coi thường, kỳ thị. Vì thế, thời gian đầu, anh hạn chế đi ra ngoài, tiếp xúc với mọi người. Lúc đó cuộc sống gia đình anh rất túng thiếu, 2 con nhỏ đang tuổi ăn học, bản thân anh lại chưa biết bắt đầu từ đâu. Nhưng anh vẫn quyết tâm từ chối mọi lời rủ rê làm việc phạm pháp. Anh không cho phép bản thân mắc lại sai lầm và phải làm lại cuộc đời bằng được.

Cuối năm 2023, thấy nhiều người bỏ ruộng, anh Thái tới từng hộ xin thuê, mượn, gom thành ruộng lớn. Được một số đoàn thể ở địa phương tạo điều kiện, anh vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội đầu tư cải tạo đất, mua máy móc để phát triển kinh tế.

Anh Thái chia sẻ: “Tôi sinh ra trong gia đình thuần nông nên rất hiểu việc đồng áng, cấy cày. Về quê thấy bà con mình bỏ hoang nhiều diện tích tôi thấy rất lãng phí. Đi đâu cũng không bằng quê mình nên tôi muốn về quê gây dựng kinh tế ngay từ chính mảnh đất ông cha, từ chính cây lúa”.

Những ngày đầu bắt tay vào cải tạo ruộng, anh Thái gặp không ít khó khăn. Khu cánh đồng rộng hơn 18 ha đã bỏ hoang hơn 10 năm nay nên anh Thái đầu tư không ít tiền của, công sức để cải tạo. Anh chủ động làm bờ, chia ô thửa, kéo nguồn nước tưới để canh tác thuận lợi.

Nhớ lại quãng thời gian vật lộn với từng tấc đất, anh cho biết: “Người ta muốn rũ ruộng ra còn tôi lại muốn ôm vào. Thấy tôi không quản đêm ngày đổ mồ hôi để cải tạo khu đồng hoang, ai nấy đều lắc đầu lo ngại”.

Một số người dân địa phương có việc làm thời vụ trên những mảnh ruộng hoang do anh Thái gom lại, cải tạo

Kiên trì bám ruộng, bám đồng, có máy móc hỗ trợ trong quá trình sản xuất nên đất không phụ công người. Ruộng tập trung lớn nên có thể thực hiện chuyên canh lúa “đồng trà, cùng giống” thuận lợi cho sản xuất hàng hóa. Vụ đông xuân năm 2024 (cũng là vụ đầu tiên) anh Thái tập trung cấy giống lúa Khang dân, năng suất đạt 2,3-2,4 tạ/sào. Anh chủ động tìm đầu ra, liên kết thương lái trong vùng để bán. Quần quật làm việc không ngơi tay, vụ mùa đầu tiên tuy nguồn lãi thu từ cây lúa chưa nhiều song anh coi đây chính là động lực để tiếp tục gắn bó với ruộng đồng.

Ngày mùa, anh Thái thuê 3 lao động làm thời vụ. Sẵn có máy móc, phương tiện, làm xong việc nhà, anh còn đi làm thuê cho bà con trong xã. Nguồn thu từ gặt lúa, làm đất thuê mỗi vụ cũng không nhỏ. Lợi nhuận tích luỹ được, anh Thái tiếp tục dành mở rộng diện tích đất canh tác. “Có những ngày đi làm về, hai tay chai sạn, đau nhức vì cầm cuốc, cầm liềm nhiều nhưng vẫn cảm thấy hạnh phúc và thanh thản lắm”, anh Thái nói.

Ông Nguyễn Văn Thụy, Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Thái An cho biết: “Sau khi chấp hành xong án tù trở về địa phương, anh Thái đã tích cực khắc phục ruộng hoang, làm kinh tế thể hiện tốt trách nhiệm của bản thân đối với gia đình, cộng đồng”.

Vụ đông xuân năm 2024, toàn xã Quang Phục khắc phục được 20 ha ruộng bỏ hoang, riêng anh Thái đã nhận khắc phục hơn 18 ha, nhiều nhất xã, bước đầu mang lại thu nhập cho gia đình.

Nghĩa An (Báo Hải Dương)

Vương Đinh Huệ
Văn bản ban hành

LĂNG THÀNH- YÊN THÀNH ĐÓN BẰNG CÔNG NHẬN XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO.

1541/QĐ-UBND

Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025

318/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

1563/QĐ-UBND

Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025

320/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

319/QĐ-TTg

Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025

263/QĐ-TTg

Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

18/2022/QĐ-TTg

Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

24/2020/NQ-HĐND

Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025

211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Thông tư của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch Về sữa đổi, bổ sung tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, thể thao xã và thôn


Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Xem bình chọn

Loading ... Loading ...
Thống kê
  • Đang truy cập1
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại0
  • Tổng lượt truy cập2
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây