08:44:02 22/12/2024

Chung sức xây dựng nông thôn mới_top

Vô một khu rừng ở Kiên Giang, thấy một con động vật hoang dã thò ra khỏi lồng như đang bắt tay người

Vườn quốc gia U Minh Thượng là một trong những khu vực đất ngập nước than bùn ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Vườn quốc gia U Minh Thượng (tỉnh Kiên Giang) được công nhận là một trong 3 khu vực trọng yếu của khu dự trữ sinh quyển thế giới, được công nhận là vườn di sản ASEAN năm 2012, công nhận là khu Ramsar vào năm 2015.

Vườn quốc gia U Minh Thượng, nằm trên địa bàn xã An Minh Bắc và xã Minh Thuận, huyện U Minh Thượng (tỉnh Kiên Giang) có những đặc điểm của rừng nguyên sinh, với đặc trưng là rừng hỗn loài và rừng tràm trên đất than bùn chiếm 3.000ha. Nơi đây còn là nơi nuôi dưỡng, trú ngụ của nhiều thực vật, động vật hoang dã, quý hiếm.

Theo thống kê, tại Vườn quốc gia U Minh Thượng (trên địa bàn tỉnh Kiên Giang) có khoảng 260 loài thực vật bậc cao, 32 loài thú, 184 loài chim, 54 loài bò sát lưỡng cư, 64 loài cá, 218 loài côn trùng và nhiều loài động vật thủy sinh…; trong đó có 57 loài động vật, thực vật nguy cấp, quý hiếm như rái cá lông mũi, mèo cá, tê tê Java, đại bàng đen…

Đồng chí Trần Văn Thắng – Phó Giám đốc Vườn quốc gia U Minh Thượng cho biết hệ sinh thái động thực vật tại Vườn quốc gia U Minh Thượng bị suy giảm do tác động mạnh mẽ từ các hoạt động khai thác, sử dụng không bền vững đa dạng sinh học như tình trạng chặt phá rừng, khai thác gỗ trái phép, săn bắt động vật hoang dã gia tăng, thảm họa cháy rừng đe dọa nghiêm trọng đến đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia U Minh Thượng.

Cán bộ Vườn quốc gia U Minh Thượng thuộc địa bàn xã An Minh Bắc và xã Minh Thuận (huyện U Minh Thượng. tỉnh Kiên Giang) chăm sóc các loài động vật hoang dã được cứu hộ tại Trung tâm Du lịch sinh thái, giáo dục môi trường và cứu hộ phát triển sinh vật.

Xác định công tác bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của Vườn quốc gia U Minh Thượng, tập thể cán bộ, công chức và người lao động tại đơn vị đã có nhiều nỗ lực trong việc bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia bằng nhiều giải pháp.

Để phục hồi đa dạng sinh học, Vườn quốc gia U Minh Thượng phối hợp Tổ chức quốc tế bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam (WWF), Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) và các tổ chức phi chính phủ khác để triển khai các dự án bảo vệ đa dạng sinh học, phục hồi hệ sinh thái và cải thiện sinh kế cho cộng đồng địa phương.

Vườn quốc gia thường xuyên phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức các chương trình giáo dục, tuyên truyền về bảo vệ rừng, môi trường cho cộng đồng và du khách nhằm nâng cao nhận thức và khuyến khích sự tham gia của cộng đồng vào công tác bảo vệ rừng.

Cùng với các hoạt động tuyên truyền, Vườn quốc gia U Minh Thượng tập trung vào việc bảo vệ và phục hồi hệ sinh thái rừng tràm đặc hữu.

Trong những năm qua, Vườn quốc gia U Minh Thượng trồng mới 1.731ha rừng tràm thuần loài, 73,6ha cây bản địa trên các tuyến đê. Việc trồng lại rừng tràm và các loài cây bản địa nhằm khôi phục lại diện tích rừng bị suy giảm, đồng thời tạo môi trường sống cho các loài động thực vật.

Ban giám đốc Vườn quốc gia U Minh Thượng phân công, cử các lực lượng bảo vệ rừng thường xuyên tổ chức tuần tra, canh gác, kịp thời phát hiện sớm các nguy cơ cháy rừng, có biện pháp phòng ngừa, ứng phó kịp thời, giảm thiểu thiệt hại do cháy rừng gây ra.

Thêm vào đó, các lực lượng bảo vệ rừng có thể phát hiện và ngăn chặn các hành vi săn bắn, buôn bán động vật quý hiếm, bảo vệ đa dạng sinh học.

Công tác cứu hộ và chăm sóc các loài động vật hoang dã được Vườn quốc gia U Minh Thượng đặc biệt quan tâm.

Tất cả các loài động vật hoang dã sau khi được cứu hộ được đưa về Trung tâm Du lịch sinh thái, giáo dục môi trường và cứu hộ phát triển sinh vật thuộc vườn quốc gia để chăm sóc. Tại đây, các nhân viên cứu hộ chăm sóc, theo dõi tình trạng sức khỏe của các con vật, khi tình hình sức khỏe ổn định sẽ đưa chúng về môi trường tự nhiên.

Ước tính trong năm 2023 Vườn quốc gia U Minh Thượng tiếp nhận 48 loài, 376 cá thể động vật hoang dã, tổ chức tái thả và phối hợp tái thả về môi trường tự nhiên 26 loài, 252 cá thể động vật hoang dã, cứu hộ thành công 95,7% các loài động vật hoang dã được tiếp nhận.

Thùy Trang (Cổng TTĐT tỉnh Kiên Giang)

Vương Đinh Huệ
Văn bản ban hành

LĂNG THÀNH- YÊN THÀNH ĐÓN BẰNG CÔNG NHẬN XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO.

1541/QĐ-UBND

Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025

318/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

1563/QĐ-UBND

Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025

320/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

319/QĐ-TTg

Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025

263/QĐ-TTg

Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

18/2022/QĐ-TTg

Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

24/2020/NQ-HĐND

Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025

211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Thông tư của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch Về sữa đổi, bổ sung tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, thể thao xã và thôn


Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Xem bình chọn

Loading ... Loading ...
Thống kê
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại0
  • Tổng lượt truy cập0
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây