14:33:31 25/11/2024

Chung sức xây dựng nông thôn mới_top

Về ‘Thủ đô gió ngàn’ thăm hợp tác xã gà đồi kiểu mẫu

HTX Chăn nuôi gà đồi Tân Tiến là một trong những đơn vị có đóng góp to lớn trong xây dựng thương hiệu ‘Gà đồi Phú Bình’ nức tiếng nơi ‘Thủ đô gió ngàn’.

Các tiến bộ kỹ thuật về lĩnh vực giống, thức ăn chăn nuôi, xử lý chuồng trại, xử lý môi trường đang ngày càng được ứng dụng nhiều vào lĩnh vực chăn nuôi tại Phú Bình, Thái Nguyên. Ảnh:Phạm Hiếu.

Theo ông Bùi Quang Hữu, Giám đốc HTX Chăn nuôi gà đồi Tân Tiến (xã Tân Khánh, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên), hiện nay, 22 thành viên của HTX đều chăn nuôi gà thương phẩm, gà đẻ và cung cấp gà giống với 2 giống chính là gà ri và gà lai. Kinh nghiệm của người chăn nuôi địa phương cho biết, 2 giống gà này đều có ưu điểm dễ nuôi, phù hợp với điều kiện bán chăn thả, có chất lượng thịt thơm ngon, săn chắc và được thị trường, người tiêu dùng ưa chuộng.

“Hiện HTX đang có 4 chuồng chăn nuôi gà bố mẹ với quy mô 13.000 con, 46 chuồng nuôi gà thương phẩm với tổng công suất trên 70.000 con, tương đương 155 tấn gà/năm, mang lại doanh thu trên 11,6 tỷ đồng/năm cho người dân. Ngoài ra, HTX cũng có 1 trạm ấp nở con giống với 7 tủ ấp trứng, công xuất 22.000 quả/tuần. Hàng năm cung cấp ước khoảng 700.000 – 800.000 gà giống cho nông dân trong và ngoài tỉnh”, ông Bùi Quang Hữu thông tin.

Để có thể nuôi thành công những đàn gà chất lượng, người dân địa phương đã ứng dụng mô hình bán chăn thả. Trong giai đoạn từ 45 ngày tuổi đến khi xuất bán, đàn gà sẽ được thả ra ngoài vườn để tạo mã và giúp săn chắc cơ. Đặc biệt, việc bổ sung chất thô xanh từ cỏ, rau hay đạm tự nhiên sẽ giúp gà đồi Phú Bình có hương vị thơm ngon đặc trưng.

Loại chuồng được sử dụng cho chăn nuôi gà theo phương pháp này là chuồng bán kín, có bạt che và quạt hút gió để có thể điều chỉnh lưu lượng gió và cường độ ánh sáng trong chuồng nuôi. Theo đó, người chăn nuôi sẽ không cần lắp đặt sử dụng dàn lạnh trong chuồng do các chuồng trại thường được xây trên các đỉnh đồi thấp, có bóng cây che mát sân vườn để thả gà và tách biệt với nhà ở của người dân.

Ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi, thương hiệu “Gà đồi Phú Bình” được thị trường, người tiêu dùng ưa chuộng trong nhiều năm qua. Ảnh:Phạm Hiếu.

“Hiện nay, các hộ chăn nuôi gà của HTX đều tuân thủ nghiêm ngặt những quy trình chăn nuôi gà an toàn theo tiêu chuẩn VietGAHP, hướng hữu cơ. Gà sẽ được tiêm đầy đủ các loại vacxin theo quy định. Đặc biệt, bà con sẽ sử dụng chế phẩm sinh học bổ sung vào nước uống, thức ăn và trộn vào chất độn chuồng để tạo thành đệm lót lên men giúp giảm mùi hôi và tăng sức đề kháng cho đàn gà”, Giám đốc HTX Chăn nuôi gà đồi Tân Tiến chia sẻ.

Chia sẻ thêm về mô hình sử dụng chế phẩm sinh học phối trộn với trấu tạo thành đệm lót sinh học được sử dụng trong chăn nuôi gà, ông Bùi Quang Hữu cho biết, tác dụng của lớp đệm lót sinh học là làm khô phân và tác động chuyển hóa phân gà sống thành nguồn phân hữu cơ có thể sử dụng làm chất dinh dưỡng bón ngay cho cây trồng. Đây là giải pháp rất hữu hiệu giúp người chăn nuôi có thể chủ động trong phòng trừ dịch bệnh, xử lý mùi hôi của chất thải trong chăn nuôi, qua đó đáp ứng được yêu cầu an toàn sinh học và bảo vệ môi trường.

“Muốn nắm rõ được những hiệu quả của lớp đệm lót sinh học trong chăn nuôi, người chăn nuôi cần phải hiểu được nguyên lý hoạt động cơ bản của quy trình. Cụ thể việc tái chế các chất thải hữu cơ hay phế phụ phẩm nông nghiệp là quy trình áp dụng các biện pháp kỹ thuật, công nghệ có tính chất vật lý hoặc hóa học, sinh học để làm thay đổi tính chất của chất thải hữu cơ thành các dạng dễ tiêu, dễ phân hủy. Từ đó chế biến thành các sản phẩm có tính chất hàng hóa có thể trao đổi qua thị trường hoặc có thể sử dụng cho mục đích khác trong sản xuất như phân bón, thức ăn chăn nuôi…”, ông Hữu phân tích.

Theo Giám đốc HTX Chăn nuôi gà đồi Tân Tiến, một trong những yếu tố quan trọng để có thể phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học đó là cần thay đổi tư duy của người dân trong việc tận dụng phế phụ phẩm hữu ích để sử dụng cho chăn nuôi. Từ đó, mới có thể hình thành và thúc đẩy các cơ sở, tổ hợp tác thu mua, tái chế chất thải hữu cơ, phế phụ phẩm nông nghiệp, phát triển chăn nuôi an toàn sinh học, góp phần tích cực vào bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe người chăn nuôi cũng như người tiêu dùng.

Thời gian qua, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp Phú Bình đã tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn cho người dân những kiến thức, kỹ thuật mới về chăn nuôi gà theo hướng an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh. Nhiều học viên sau khi tham gia lớp học đã mạnh dạn đầu tư, chăn nuôi gà với quy mô từ 500 con đến 1.000 con, thu lãi khoảng 60 triệu đồng với mỗi 1.000 con.

Năm 2022 vừa qua, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Phú Bình cũng đã cấp 600 kg chế phẩm sinh học, 600 lít chế phẩm men EM gốc và 40 tấn trấu để hướng dẫn làm đệm lót sinh học cho 50 hộ chăn nuôi gà trên địa bàn địa phương.

Vương Đinh Huệ
Văn bản ban hành

LĂNG THÀNH- YÊN THÀNH ĐÓN BẰNG CÔNG NHẬN XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO.

1541/QĐ-UBND

Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025

318/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

1563/QĐ-UBND

Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025

320/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

319/QĐ-TTg

Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025

263/QĐ-TTg

Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

18/2022/QĐ-TTg

Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

24/2020/NQ-HĐND

Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025

211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Thông tư của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch Về sữa đổi, bổ sung tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, thể thao xã và thôn


Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Xem bình chọn

Loading ... Loading ...
Thống kê
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại0
  • Tổng lượt truy cập2
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây