22:22:36 22/10/2024

Chung sức xây dựng nông thôn mới_top

Về nơi thâm sơn cùng cốc nuôi chồn hương làm giàu

Anh Đinh Văn Nam (47 tuổi), quê ở tỉnh Phú Thọ đã từ bỏ công việc ổn định tại thành phố về nơi thâm sơn cùng cốc phát triển mô hình nuôi chồn hương.

Mô hình nuôi chồn hương của vợ chồng anh Đinh Văn Nam đang mở ra hướng đi mới cho người chăn nuôi xã Quang Diệm. Ảnh:Ngọc Mai.

Sinh ra và lớn lên ở mảnh đất Vua Hùng – Phú Thọ, sau khi học xong cấp 3, anh Đinh Văn Nam vào Quảng Bình làm công nhân công ty may mặc.

Quá trình làm việc tại đây, “ông Tơ bà Nguyệt” se duyên cho anh gặp và nên nghĩa vợ chồng với chị Phùng Thị Anh, trú xã Quang Diệm, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.

Sau một đám cưới bình dị, vợ chồng anh Nam quyết định từ bỏ công việc có thu nhập ổn định ở phố thị về nơi “thâm sơn cùng cốc” thôn Tân Sơn, xã Quang Diệm lập nghiệp.

Vùng đất thôn Tân Sơn trước nay được biết đến như một thung lũng, đất đai bạc màu. Ngoài sản xuất lúa trên ruộng bậc thang, hầu hết bà con phải ly hương vào Nam ra Bắc làm công nhân.

Quyết định về Quang Diệm ở rể, đầu tư trồng rừng, chăn nuôi chồn hương của anh Nam ban đầu khiến nhiều người e ngại. Tuy nhiên, bây giờ, bà con ai cũng nể phục độ “lỳ” của vợ chồng anh.

Anh Đinh Văn Nam chia sẻ, khi mới về Tân Sơn, vợ chồng anh làm nông như bao gia đình khác trong thôn. Tuy nhiên, trồng trọt ngoài trời mất nhiều hơn được, có những thời điểm phải chạy ăn từng bữa nên giữa năm 2023 anh đánh liều đầu tư 60 triệu đồng xây dựng chuồng trại, mua 3 cặp chồn hươnggiống về nuôi thử nghiệm.

Kết quả cho thấy, chồn thích nghi với điều kiện thời tiết, môi trường tại địa phương. Đặc biệt, nguồn thức ăn tại chỗ như cá, chuối, nội tạng gà, vịt, cháo gạo… dồi dào nên rất thích hợp nhân rộng.

“Thông thường mỗi năm, chồn mẹ sinh sản khoảng 2 lứa, mỗi lứa từ 3 đến 5 con, tỷ lệ sống lên đến hơn 95%. Từ 3 cặp chồn giống ban đầu, hiện tổng đàn của trang trại chúng tôi đã đạt gần 40 con, chủ yếu là chồn bố mẹ và chồn hậu bị”, anh Nam cho biết.

Chồn hương sinh sản mỗi lứa từ 3 đến 5 con, tỷ lệ sống lên đến hơn 95%. Ảnh:Thanh Nga.

Theo anh, chồn là động vật hoang dã được thuần hóa nên chúng rất nhạy cảm, nhất là thời kỳ mang thai, nuôi con nhỏ. Giai đoạn đầu mới khởi nghiệp, do chưa có kinh nghiệm nên giai đoạn sinh sản một số chồn mẹ bị chết.

“Sau khi học hỏi trên báo đài, mạng xã hội tôi đã đúc rút được nhiều kỹ thuật. Quá trình chồn mang thai hay sinh sản phải hạn chế người ra vào chuồng nuôi để vừa phòng chống dịch bệnh vừa tạo không gian yên tĩnh cho chồn nghỉ ngơi. Đặc biệt, giai đoạn mới sinh tuyệt đối không để người lạ vào chuồng, tránh gây ức chế, chồn mẹ có thể cắn chết con”, anh Nam chia sẻ kinh nghiệm.

Đối với công tác phòng chống dịch bệnh, dù là đối tượng nuôi ít bị dịch bệnh nhưng khi bị xâm nhiễm lại không có thuốc đặc trị. Do đó, người nuôi cần tuân thủ nghiêm ngặt quy trình vệ sinh chuồng trại, thức ăn cho đến dụng cụ chăm sóc.

“Để tăng sức đề kháng cho chồn, tôi thường bổ sung thêm các món cháo được nấu từ ếch, cá đồng, nội tạng gà vịt… Ngoài ra, tận dụng lợi thế đất vườn trồng thêm chuối, mít để làm nguồn thức ăn dự trữ”, anh Đinh Văn Nam nói thêm.

Theo chủ mô hình, mặc dù đang trong quà trình tiếp tục nhân đàn, song nhẩm tính hiệu quả kinh tế khi xuất chuồng, nuôi chồn hương lợi nhuận cao gấp hàng chục lần so với nuôi các loài gia súc, gia cầm khác.

Mô hình tiếp tục nhân rộng trong thời gian tới. Ảnh:Ngọc Mai.

Cụ thể, chồn con trọng lượng 900g – 1,2kg đang được bán với giá 11 – 13 triệu đồng/cặp, chồn hậu bị từ 2 – 4kg có giá 18 – 20 triệu đồng/cặp. Riêng chồn thương phẩm, thương lái mua tại chuồng từ 1,4 – 1,8 triệu đồng/kg.

“Do vốn ngắn nên tôi tính cuối năm nay sẽ xuất bán cuốn chiếu một số cặp để mở rộng đầu tư”, anh Nam thông tin thêm.

Lãnh đạo xã Quang Diệm đánh giá, mô hình nuôi chồn hương của hộ anh Đinh Văn Nam là mô hình nuôi con đặc sản mới trên địa bàn. Mặc dù quy mô chưa lớn nhưng là hướng đi mới, truyền cảm hứng cho người dân sống gần rừng tranh thủ lợi thế quỹ đất để phát triển đối tượng nuôi mới, nâng cao thu nhập.

Vương Đinh Huệ
Văn bản ban hành

LĂNG THÀNH- YÊN THÀNH ĐÓN BẰNG CÔNG NHẬN XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO.

1541/QĐ-UBND

Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025

318/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

1563/QĐ-UBND

Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025

320/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

319/QĐ-TTg

Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025

263/QĐ-TTg

Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

18/2022/QĐ-TTg

Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

24/2020/NQ-HĐND

Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025

211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Thông tư của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch Về sữa đổi, bổ sung tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, thể thao xã và thôn


ĐỌC NHIỀU NHẤT
Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Xem bình chọn

Loading ... Loading ...
Thống kê
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại0
  • Tổng lượt truy cập2
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây