Thực hiện Kế hoạch làm việc tháng 12 năm 2024, Sáng 23/12 Đoàn Hội đồng thẩm tra NTM cấp tỉnh, do đồng chí Nguyễn Văn Đệ – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Chủ trì, tổ chức làm việc thẩm tra đánh giá các tiêu chí xây dựng Huyện đạt chuẩn Nông thôn mới tại huyện Nghĩa Đàn.
Về phía tỉnh có đồng chí :Nguyễn Văn Đệ – Tỉnh uỷ viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn thẩm tra; Phùng Thành Vinh – Giám đốc Sở NN&PTNT, Phó Đoàn thẩm tra chủ trì hội nghị. Tham dự hội nghị có đại diện lãnh đạo các Sở, ban, ngành, UBND huyện Nghĩa Đàn, Nam Đàn, Yên Thành.
Đầu buổi đoàn thẩm tra đã danh thời gian tham quan thực tế về tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phương, nhất là diện mạo xây dựng NTM trên toàn huyện Nghĩa Đàn.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Đệ thăm hỏi, động viên người dân trong quá trình phối hợp thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Đệ và các thành viên đoàn công tác tham quan Trạm Y tế thị trấn Nghĩa Đàn.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Đệ và các thành viên đoàn công tác tham quan vườn cam HTX 1/5 tại xã Nghĩa Bình
Việc xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa góp phần phát huy vai trò hạt nhân của mỗi gia đình trong xây dựng văn hóa NTM. Trong ảnh là tiết mục diễn xướng cồng chiêng, nhảy sạp, khắc luống của người dân xóm Mồn
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Đệ và các thành viên đoàn công tác tham quan trụ sở Công an thị trấn Nghĩa Đàn
Quang cảnh hội nghị thẩm tra huyện Nghĩa Đàn đạt chuẩn nông thôn mới
Chủ tịch UBND huyện Nghĩa Đàn Võ Tiến Sỹ báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2010 – 2024
Nghĩa Đàn là huyện trung du miền núi, nằm về phía Tây Bắc tỉnh Nghệ An, cách thành phố Vinh khoảng 95km với diện tích tự nhiên 617,85 km2, dân số hơn 152.088 nhân khẩu. Toàn huyện sau khi sáp nhập có 20 đơn vị hành chính cấp xã (19 xã và 1 Thị trấn). Nghĩa Đàn là một huyện trung du miền núi có điều kiện địa hình khả thuận lợi so với các huyện trung du miền núi trong tỉnh. Đồi núi không quá cao, chủ yếu là thấp và thoải dần, ngoài ra do đặc điểm kiến tạo của địa hình Nghĩa Đàn còn có những vùng đất tương đối bằng phẳng, có quy mô diện tích lớn là điều kiện thuận lợi để phát triển một nền nông – lâm nghiệp phong phú.
Sau 14 năm triển khai thực hiện, trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả toàn diện, nổi bật. Đặc biệt, cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở đã vào cuộc quyết liệt, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, huy động tối đa nguồn lực, lồng ghép các chương trình dự án để đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng trên tất cả các lĩnh vực, tạo được sự đồng thuận trong toàn Đảng, toàn dân, tập trung cho Chương trình xây dựng NTM.
– Phát triển kinh tế: Kinh tế tiếp tục tăng trưởng, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2010 – 2015 đạt 18,66%, giai đoạn 2016 – 2020 đạt 16,28% cao hơn bình quân chung của tỉnh, giai đoạn 2021 – 2024 đạt 14,48%.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực:
+ Giai đoạn 2010 – 2015: Ngành Nông nghiệp giảm từ 67%/năm 2010 xuống còn 57,91%/năm 2015; Công nghiệp- XD tăng từ 18,98%/năm 2010 lên 26,5%/năm 2015; Dịch vụ tăng từ 14,02%/năm 2010 lên 15,58%/năm 2015;
+ Giai đoạn 2016 – 2020: Năm 2016 ngành nông, lâm, thủy sản chiếm tỷ lệ 54,53%, đến năm 2020 giảm xuống còn 41%; ngành công nghiệp- xây dựng năm 2016 chiếm 29,26% đến năm 2020 tăng lên 41,91%; ngành dịch vụ năm 2016 chiếm 16,21% đến năm 2020 tăng lên 17,09%.
+ Giai đoạn 2021 – 2024: Ngành Nông nghiệp giảm từ 40,36 % năm 2021 xuống còn 36,89 % năm 2024; Ngành Công nghiệp – Xây dựng tăng từ 43,25% năm 2021 lên 45,61% năm 2024, Ngành dịch vụ tăng từ 16,39% năm 2021 lên 17,05% năm 2023.
– Tổng huy động nguồn lực giai đoạn 2011 – 2024: 9.119.275 triệu đồng.
Trong đó:
+ Ngân sách nhà nước: 4.611.961 triệu đồng, chiếm 50,5 %, trong đó:
+ Ngân sách địa phương: 3.911.228 triệu đồng, chiếm 42,8%; gồm:
Ngân sách tỉnh: 1.497.188 triệu đồng, chiếm 16,4 %.
Ngân sách huyện: 1.869.760 triệu đồng, chiếm 20,4 %.
Ngân sách xã: 544.280 triệu đồng, chiếm 6 %.
+ Vốn lồng ghép: 1.846.631 triệu đồng, chiếm 20,3%.
+ Vốn vay tín dụng: 2.216.232 triệu đồng, chiếm 24,3%.
+ Vốn doanh nghiệp hỗ trợ: 89.091 triệu đồng, chiếm 1%.
+ Vốn dân góp: 355.359 triệu đồng,chiếm 3,9 %, trong đó: Tiền mặt 195.538 triệu đồng; Ngày công lao động (quy tiền) 63.758 triệu đồng; Hiến đất (quy tiền) 96.063 triệu đồng.
Nhờ huy động nguồn lực được tốt trong 14 năm qua, đã có 436 công trình, dự án đầu tư về phát triển giao thông nông thôn được thực hiện với 850,86km đường giao thông được xây mới, 39km đường huyện được bảo trì. Ngành điện đã đầu tư hơn 400 tỷ đồng để nâng cấp hệ thống điện trên địa bàn. Xây dựng mới 75km đường dây trung thế và 102 trạm được làm mới, nâng cấp 1.500km đường dây hạ thế được thay thế cải tạo, 100% số hộ sử dụng điện thường xuyên và an toàn theo quy định (đạt 100% khối lượng cần thực hiện).
Toàn huyện có 183 trang trại, gia trại chăn nuôi, trong đó có 82 trang trại ứng dụng công nghệ cao, chiếm 44,8%. Các HTX đã xây dựng các mô hình khảo nghiệm giống mới, tiến bộ khoa học kỹ thuật, tổ chức liên doanh liên kết xây dựng thương hiệu, chuỗi giá trị như HTX Dược liệu Nghĩa Đàn, HTX nông nghiệp công nghệ cao Hậu Nguyên, HTX dịch vụ nông nghiệp 19-5… Thu nhập bình quân của lao động đạt 3,5 – 4,5 triệu đồng/người/tháng.
Toàn huyện có 26 sản phẩm đã được UBND tỉnh, UBND huyện công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP xếp hạng 3, 4 sao. Công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia được thực hiện quyết liệt, tạo bước đột phá cho giáo dục của huyện, số trường đạt chuẩn quốc gia năm 2010 là 23 trường đạt tỷ lệ 32,8% tăng 54 trường, đạt tỷ lệ 84,4%; năm 2024 với 11 trường mức độ 2, đạt tỷ lệ 20,4%.
Hằng năm, huyện bố trí từ nguồn ngân sách bình quân từ 1,5-2 tỷ đồng để hỗ trợ xây dựng các thiết chế Nhà văn hoá thôn (khối); ngoài ra các xã bố trí kinh phí từ ngân sách và huy động nguồn xã hội hóa và đóng góp của nhân dân để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất về văn hóa, thể thao.Tạo công ăn việc làm nâng cao thu nhập từ 1.850 – 2.000 lao động, đặc biệt đưa con em đi lao động ở nước ngoài từ 800 – 1.200 người/năm. Bên cạnh đó, người lao động đã vận dụng các kiến thức, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào lao động sản xuất, cải thiện chất lượng việc làm, nâng cao thu nhập ổn định cuộc sống góp phần xoá đói giảm nghèo. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 78,06% và tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 35,54%.
Trong thời gian qua, huyện đã tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao; phát triển dịch vụ, thương mại, đa dạng hóa ngành nghề nông thôn; chú trọng làm tốt công tác đào tạo nghề, đưa người đi làm việc, lao động ở nước ngoài, thu hút ngoại tệ, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn. Qua đó thu nhập bình quân đầu người hàng năm luôn tăng: Tính đến năm 2024, thu nhập bình quân đầu người đạt 53,5 triệu đồng/người/năm. Đến nay, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều trên địa bàn huyện là 2,1%; tỷ lệ hộ cận nghèo đa chiều là 3,05%; tỷ lệ nghèo đa chiều là 4,73%, tương ứng giảm 17,35% (so với tỷ lệ nghèo đa chiều năm 2021).
Giám đốc Sở NN&PTNT Phùng Thành Vinh phát biểu
Sau khi đi thẩm tra, thăm quan tại một số mô hình, tại hội nghị, các thành viên Đoàn thẩm tra đã xem xét, đánh giá thực hiện các nội dung tiêu chí xây dựng NTM của huyện Nghĩa Đàn. Các đại biểu đề nghị huyện Nghĩa Đàn rà soát lại hồ sơ, thống nhất số liệu, bám sát các văn bản, quy định của Trung ương; đề nghị huyện tiếp tục đẩy nhanh tiến độ các hạng mục công trình liên quan đến văn hoá; quan tâm đến các tiêu chí về thuỷ lợi, giáo dục và đào tạo; quan tâm phát triển về sản phẩm OCOP…
Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh Đào Quang Thiền đề nghị huyện Nghĩa Đàn thực hiện tốt tiêu chí về dịch vụ công
Trưởng phòng PV05, Công an tỉnh Đinh Trọng Dung đề nghị nâng cao hoàn thiện việc đầu tư cơ sở vật chất cho Công an xã
Ông Lê Văn Lương – Chi cục Trưởng – Chi cụ kinh tế Hợp tác và PTNT phát biểu….
Bà Võ Thị Nhung – Phó giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT phát biểu..
Bí thư Huyện uỷ Nghĩa Đàn Phạm Chí Kiên tiếp thu, giải trình các ý kiến góp ý; đồng thời sẽ giao các cán bộ phụ trách từng lĩnh vực cụ thể rà soát, hoàn thiện đầy đủ các tiêu chí
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Đệ phát biểu
Kết luận hội nghị thẩm tra, đồng chí Nguyễn Văn Đệ – Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị để huyện Nghĩa Đàn được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn NTM, UBND huyện Nghĩa Đàn cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các xã và các phòng, ban liên quan sớm hoàn thiện các tồn tại về mặt hồ sơ cũng như hiện trạng theo góp ý của các Sở, ban, ngành.
Thứ nhất: Đối với UBND huyện Nghĩa Đàn:
– Tập trung lãnh đạo chỉ đạo các xã và các phòng ban liên quan sớm hoàn thiện các tồn tại về mặt hồ sơ cũng như là hiện trạng theo góp ý của các sở ban ngành trong đó đặc biệt lưu ý: khẩn trương hoàn thiện hồ sơ trình Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức rà soát 02 xã Nghĩa Hưng, Nghĩa Thọ được hình thành sau sáp nhập trình UBND tỉnh Quyết định thừa nhận lại 02 xã Nghĩa Hưng, Nghĩa Thọ đạt chuẩn nông thôn mới theo đúng quy định và chỉnh sửa báo cáo tự đánh giá về kết quả thực hiện: Xây dựng nông thôn mới đến năm 2024 của huyện Nghĩa Đàn đảm bảo thống nhất số liệu xã đạt chuẩn nông thôn mới là 19/19 xã, xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao là 02/19 xã…
– Tập trung chỉ đạo quyết liệt nhằm giải quyết vấn đề vệ sinh, môi trường nông thôn như: thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt tại các khu dân cư; tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thường xuyên tổ chức dọn dẹp vệ sinh đường làng, ngõ xóm, các hộ gia đình; Đẩy nhanh tiến độ thủ tục trình phê duyệt Quy hoạch vùng huyện; xây dựng kế hoạch nâng tỷ lệ người dân được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn từ hệ thống cấp nước tập trung…
– Xây dựng lộ trình thẩm định thực tế của Hội đồng thẩm định TW.
– Giải trình, tiếp thu ý kiến kiến nghị của Ủy ban MTTQ tỉnh sau khi tổ chức lấy ý kiến sự hài lòng của người dân đối với việc đề nghị huyện đạt chuẩn nông thôn mới.
Thứ hai: Đối với các Sở, ban, ngành:
– Tập trung chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc cho địa phương.
– Sớm hoàn thiện các văn bản đánh giá mức độ đạt các tiêu chí huyện nông thôn mới do ngành phụ trách gửi về Sở Nông nghiệp và PTNT qua Văn phòng NTM tỉnh để tổng hợp.
Thứ ba: Đối với UBMT Tổ quốc tỉnh:
Chủ trì phối hợp với MTTQ cấp huyện và các tổ chức Chính trị xã hội cấp huyện kiểm tra, rà soát lại quá trình tiến hành lấy ý kiến với sự hài lòng của người dân trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn đối với việc đề nghị công nhận huyện Nghĩa Đàn đạt chuẩn Nông thôn mới theo đúng quy định.
Thứ 4: Đối với Sở Nông nghiệp và PTNT, Văn phòng Điều phối NTM tỉnh:
– Phối hợp với UBND huyện Nghĩa Đàn, bám sát các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: Quyết định số 320/QĐ-TTg ngày 08/3/2022, Quyết định số 211/QĐ-TTg ngày 01/03/2024, Quyết định số 18/2022/QĐ-TTg ngày 02/8/2022, Quyết định số 03/2024/QĐ-TTg ngày 07/3/2024 để hoàn thiện báo cáo và các văn bản liên quan theo góp ý của các Sở, ban, ngành.
– Tham mưu văn bản đề nghị công bố ít nhất 3 lần trên các phương tiện phát thanh, truyền hình và đăng tải trên cổng thông tin điện tử của tỉnh để lấy ý kiến nhân nhân trên địa bàn tỉnh về việc đề nghị xét, công nhận huyện Nghĩa Đàn đạt chuẩn nông thôn mới.
– Gửi báo cáo kết quả thẩm tra hồ sơ xin ý kiến tham gia của Ủy ban MTTQ tỉnh và các tổ chức Chính trị – Xã hội cấp tỉnh để hoàn thiện báo cáo kết quả thẩm tra hồ sơ cho huyện Nghĩa Đàn.
– Sau khi hoàn thiện các hạng mục hồ sơ theo Quyết định 18 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy định, điều kiện, trình tự thủ tục hồ sơ xét công nhận và công bố địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, sớm tham mưu UBND tỉnh tổ chức họp Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG tỉnh để bỏ phiếu đề nghị xét, công nhận huyện Nghĩa Đàn đạt chuẩn nông thôn mới,
VPNTM (NA)
Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025
Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025
Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025
Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025
Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025
Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025
Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025
Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025
Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới
Thông tư của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch Về sữa đổi, bổ sung tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, thể thao xã và thôn