10:39:34 22/10/2024

Chung sức xây dựng nông thôn mới_top

Triển khai Đề án Nâng cao sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng

Sáng 18/10, Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị triển khai Đề án ‘Nâng cao sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050’.

Hội nghị triển khai Đề án “Nâng cao sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050” diễn ra theo hình thức trực tiếp (tại Hà Nội) và trực tuyến, sáng 18/10.

Trước đó, ngày 11/10/2024, Bộ NN-PTNT chính thức phê duyệt “Đề án Nâng caosức khỏe đấtvà quản lý dinh dưỡng cây trồng đến năm 2030, tầm nhìn 2050”.

Đề án ra đời với mục tiêu và kỳ vọng giúp ổn định và nâng cao sức khỏe đất trồng trọt trên cơ sở quản lý dinh dưỡng cây trồng hiệu quả nhằm hạn chế suy thoái đất, nâng cao giá trị gia tăng trên một đơn vị diện tích đất trồng trọt, góp phần phát triển nông nghiệp xanh, bền vững, carbon thấp và thích ứng vớibiến đổi khí hậu.

Nhằm triển khai, truyền thông phổ biến Đề án quan trọng này, nâng cao nhận thức cộng đồng về vai trò của đất và dinh dưỡng cây trồng trong nông nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh nông nghiệp không chỉ là nguồn cung cấp lương thực mà còn là yếu tố quan trọng bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Từ đó, tạo ra một lộ trình cụ thể để thực hiện các mục tiêu về phát triển nông nghiệp bền vững,Bộ NN-PTNTtổ chức Hội nghị triển khai Đề án “Nâng cao sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng đến năm 2030, tầm nhìn 2050”.

Hội nghị được tổ chức kết hợp giữa hình thức trực tiếp và trực tuyến trên nền tảng Zoom, được tường thuật trực tiếp trên các nền tảng của BáoNông nghiệp Việt Nam, dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hoàng Trung.

Đại biểu tham dự đến từ nhiều bộ ngành, viện nghiên cứu, trường đại học, địa phương, doanh nghiệp và tổ chức quốc tế…

9 giờ 35 phút

Nếu đất khỏe, con người sẽ khỏe, thế hệ sau sẽ khỏe

PGS.TS Vũ Năng Dũng, Chủ tịch Hội Khoa học đất Việt Nam, tham luận tại Hội nghị.

PGS.TS Vũ Năng Dũng, Chủ tịch Hội Khoa học đất Việt Nam nhận định, việc bổ sung, tăng cường chất hữu cơ cho đất là việc cần thiết, lâu dài. Ông Dũng đánh giá, Đề án rất kịp thời.

“Chúng tôi mong muốn có chương trình quốc gia nâng cao sức khỏe của đất gắn với cây trồng. Nói về sức khỏe đất có lẽ là khái niệm chưa rõ ràng, không phải ai cũng biết. Coi đất như là một cơ thể sống với 3 thành phần chính: vật lý đất, khoa học đất và sinh vật đất. Cần có chiến lược tăng cường hữu cơ cho đất tầm nhìn đến năm 2050 và thậm chí có thể hơn nữa. Nếu đất khỏe, sản xuất thực phẩm sẽ an toàn, con người sẽ khỏe mạnh và thế hệ sau cũng sẽ khỏe mạnh. Đây là việc làm lâu dài, liên tục”, Chủ tịch Hội Khoa học đất Việt Nam phát biểu.

Bổ sung chất hữu cơ trong đất là yếu tố quan trọng nhất trong vật lý đất, khoa học đất và sinh vật đất. Hội Khoa học Đất có thể tham gia trực tiếp nhiệm vụ phân loại của đất Việt Nam. Việt Nam hiện vẫn chưa có sự thống nhất trong phân loại đất kể từ khi thống nhất đất nước, hiện vẫn đang sử dụng hệ thống phân loại đất cũ.

Ông Dũng khẳng định, nếu được Bộ chấp thuận, nửa đầu năm 2025, Hội sẽ hoàn thành nhiệm vụ thống kê, phân loại đất của Việt Nam; cuối 2025 sẽ hoàn thành xây dựng bộ tiêu chí đánh giá sức khỏe đất cùng với các cơ quan của Bộ NN-PTNT.

9 giờ 30 phút

Đề xuất thành lập ban điều hành chung quản lý sức khỏe đất

PGS.TS Trần Minh Tiến, Viện trưởng Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, nhấn mạnh tầm quan trọng của cách tiếp cận ý kiến từ phía cơ quan quản lí và phía người sử dụng đất. Từ đó, đặt ra khung quản lí chung để điều phối các hoạt động và chính sách, đảm bảo tính đồng nhất khi áp dụng trên thực tế.

Trên cơ sở đó, Viện trưởng Viện Thổ nhưỡng Nông hóa đề xuất sẽ phối hợp cùng Vụ Khoa học Công nghệp, Cục Trồng trọt và Cục BVTV thành lập 1 ban điều hành chung để tìm kiếm thông tin, phân bổ các nhiệm vụ 1 cách hợp lí.

Để thực hiện hiệu quả công tác này, những nguồn lực thiết yếu có vai trò rất quan trọng. Bên cạnh nguồn lực của Bộ NN-PTNT, cần khai thác và sử dụng nguồn lực từ địa phương và doanh nghiệp gắn với hoạt động chung của đề án.

Ngoài ra, ông Trần Minh Tiến bày tỏ mong muốn Bộ NN-PTNT sẽ tiếp tục ủng hộ và tăng cường các hoạt động hợp tác quốc tế để nông nghiệp Việt Nam có thể áp dụng, học hỏi các kinh nghiệm từ quốc tế, đặc biệt là từ Mỹ, Nhật Bản và EU.

9 giờ 25 phút

Đề án được ban hành đúng thời điểm

Chủ tịch Hiệp hội Phân bón Việt Nam – ông Phùng Hà – đánh giá, Đề án được ban hành đúng thời điểm.

Chủ tịch Hiệp hội Phân bón Việt Nam – ông Phùng Hà – đánh giá Đề án được ban hành đúng thời điểm, việc nâng cao sức khỏe của đất trồng là đúng do chất lượng đất đã bị suy giảm rất nhiều, đặc biệt là độ phì nhiêu của đất.

Theo ông Hà, mối liên hệ giữa đất với cây trồng là đương nhiên, giữa đất và cây là phân bón. Cây trồng muốn phát triển phải có phân bón, nếu không sử dụng phân bón thì 50% dân số sẽ thiếu lương thực.

Thực trạng tại Việt Nam, quá nhiều dư lượng phân bón trong đất trồng và cao hơn so với chỉ số trung bình của thế giới, đặc biệt là dùng quá dư thừa phân bón vô cơ. Thứ hai, nhiệm vụ đề ra cho ngành phân bón là phải làm sao giảm phân bón hữu cơ, tăng phân bón hữu cơ.

Tới đây, nếu việc áp thuế VAT 5% đối với mặt hàng phân bón, các nhà đầu tư sẽ có sự điều chỉnh, thay đổi trong quá trình sản xuất.

9 giờ 20 phút

Viện Bảo vệ thực vật: Cần thiết có quy chuẩn về vi sinh vật trong đất

Ông Nguyễn Văn Liêm, Viện trưởng Viện Bảo vệ thực vật, phân tích: Sức khỏe của đất chịu sự chi phối bởi mối quan hệ giữa tính chất hóa học – lý học – sinh học đất.

“Chúng tôi rất phấn khởi khi trong 10 dự án ưu tiên có liên quan tới vi sinh vật trong đất, đây là cơ hội để Viện Bảo vệ thực vật tham gia”, ông Nguyễn Văn Liêm, Viện trưởng Viện Bảo vệ thực vật, cho biết.

Theo ông Liêm, trước kia, chúng ta chỉ đề cập đến độ dày của đất, vi lượng… song ít khi quan tâm tới vi sinh vật trong đất. Gần đây đã khác, chúng ta đã có quy định cụ thể, ví dụ như với cây cà phê là số lượng giun cụ thể trên mỗi đơn vị đất.

Mặt khác, các tiêu chuẩn về chất lượng đất đang được đưa vào. Đây là điều cần thiết.

Sức khỏe của đất chịu sự chi phối bởi mối quan hệ giữa tính chất hóa học – lý học – sinh học đất. Tính chất hóa học của đất bao gồm các chất dinh dưỡng trong đất và hàm lượng dễ tiêu của chúng, pH, CEC, EC và các hợp chất ô nhiễm như kim loại nặng và dư lượng thuốc BVTV.

Tính chất lý học của đất là khả năng tích trữ và giải phóng các chất dinh dưỡng cho cây trồng, là nơi tiếp nhận, tích trữ và lưu thông nguồn nước trong đất, cung cấp đầy đủ ôxy cho bộ rễ và vi sinh vật, điều chỉnh (vượt qua) xung đột môi trường.

Tính chất sinh học là hoạt động của các sinh vật đất liên quan đến khoáng hóa các chất dinh dưỡng, tạo cấu trúc đất và khả năng cạnh tranh lấn át các loại sinh vật gây bệnh cho cây trồng.

Ảnh minh họa.

Chức năng của sức khỏe đất là đảm bảo bộ rễ khỏe mạnh, cung cấp đủ các chất dinh dưỡng và nước cho cây trồng. Khi hiểu được mối quan hệ giữa tính chất lý, hóa và sinh học đất, chúng ta sẽ có các biện pháp nâng cao thể trạng của bộ rễ, điều chỉnh được về dinh dưỡng và nước và tăng năng suất cây trồng.

9 giờ 10 phút

Thứ trưởng Hoàng Trung: Cần đưa ra các giải pháp, nhiệm vụ cụ thể để thực hiện Đề án

Thứ trưởng Hoàng Trung (ngồi giữa); Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật Huỳnh Tấn Đạt (bên phải); Tổng Biên tập Báo Nông nghiệp Việt Nam Nguyễn Ngọc Thạch (bên trái) điều hành phần thảo luận.

Phần thảo luận của Hội nghị do Thứ trưởng Hoàng Trung; Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật Huỳnh Tấn Đạt; Tổng Biên tập BáoNông nghiệp Việt NamNguyễn Ngọc Thạch điều hành.

Thứ trưởng Hoàng Trung đề nghị các đơn vị tham gia thực hiện Đề án cần xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể, tránh chung chung đồng thời phải có sự phối hợp với các đơn vị Cục, Viện nghiên cứu… trong quá trình triển khai. Hội nghị cần tập trung bàn các nội dung, giải pháp triển khai; những vấn đề nào trong Đề án chưa rõ, tại Hội nghị cũng phải được làm rõ với sự góp ý, chia sẻ của các chuyên gia.

Tham luận của đại diện Cục Trồng trọt cho biết, đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể tái tạo. Việc đẩy mạnh cải tạo đất, thâm canh thời gian qua đã đưa lại nhiều thành tựu cho ngành nông nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, với đặc thù 70% đất đai canh tác ở Việt Nam nằm trên địa hình dốc dẫn tới hiện tượng rửa trôi, suy thoái, kiệt quệ dinh dưỡng ở những vùng thâm canh cao; việc sử dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật cũng ảnh hưởng tới sức khỏe đất đai và cây trồng.

Dẫn số liệu minh họa, đại diện Cục Trồng trọt cho biết: thống kê năm 2021 của Bộ Tài nguyên Môi trường cho thấy, nhóm đất nông nghiệp của cả nước là trên 27,9 triệu ha; Các loại đất nông nghiệp gồm đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối và đất nông nghiệp khác). Trong nhóm đất nông nghiệp, diện tích đất trồng lúa là hơn 3,9 triệu ha; đất rừng phòng hộ và rừng đặc dụng là hơn 7,3 triệu ha. Diện tích nhóm đất phi nông nghiệp là 3.949.158 ha.

Đất phi nông nghiệp gồm: Đất ở; đất chuyên dùng; đất cơ sở tôn giáo; đất cơ sở tín ngưỡng; đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ; đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối; đất có mặt nước chuyên dùng; đất phi nông nghiệp khác. Trong nhóm đất phi nông nghiệp thì đất ở có diện tích 759.545ha, trong đó đất ở tại nông thôn diện tích là 564.451ha, đất ở tại đô thị có diện tích là 195.094ha. Diện tích nhóm đất chưa sử dụng là 1.191.003 ha.

Đất trồng trọt bị suy giảm nghiêm trọng do tập quán canh tác trồng nhiều vụ một năm; lạm dụng các loại phân bón trong thời gian dài dẫn tới đất bị trơ cứng, mất độ tơi xốp. Tập quán canh tác độc canh lấy đi chất lượng dinh dưỡng của đất.

Ngoài ra, các vùng canh tác cây ăn quả chỉ chú trọng tới NPK dẫn tới đất bị mất cân bằng dinh dưỡng; không cho đất nghỉ; hệ thống dữ liệu chưa hoàn thiện, thông tin dự báo thị trường chưa hiệu quả cũng là nguyên nhân dẫn tới chất lượng đất bị suy thoái. Điển hình như Đồng bằng sông Hồng có hệ số sử dụng đất cao; Tây Nguyên thâm canh cây công nghiệp café, hồ tiêu… làm độ PH trong đất cao hơn nhiều lần so với chỉ số tự nhiên.

Vì vậy, cần có giải pháp nâng cao chất lượng đất trồng gópNăm 2024 Bộ có nhiều hoạt động nhằm nâng cao sức khỏe đất trồng: Chỉ thị ban hành về nâng cao sức khỏe đất tầm nhìn 2030 với 5 nhiệm vụ trọng tâm, 8 giải pháp.

Cục trồng trọt đã xây dựng phần mềm cơ sở dữ liệu về đất điều tra khảo sát thực trạng đất tại các vùng có nguy cơ; tổ chức các hội thảo…; xây dựng chiến lược để quản lý sức khỏe đất của quốc gia liên quan tới lĩnh vực nông nghiệp để trình Chính phủ ban hành.

9 giờ 00 phút

Vụ Khoa học Công nghệ: Việt Nam rất cần dữ liệu về đất

Để có một bộ cơ sở dữ liệu về đất trồng trọt thì cần hệ thống lại, nghiên cứu hoàn thiện (Ảnh minh họa).

Ông Nguyễn Quang Tin, Vụ phó Vụ Khoa học Công nghệ (Bộ NN-PTNT) cho rằng, để có một bộ cơ sở dữ liệu về đất trồng trọt thì cần hệ thống lại, nghiên cứu hoàn thiện. “Chúng tôi đề xuất đến đầu 2025, các Viện nghiên cứu của Bộ, các cơ quan đã tham gia Đề án, cần chung tay hoàn thiện cơ sở dữ liệu”, ông Tin nói.

Về chất lượng đất, sức khỏe đất nói chung, hiện Việt Nam chưa có nhiều dữ liệu. Từng đối tượng cây trồng, từng vùng đất đều phải có con số cụ thể để sử dụng được, trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Mặt khác, Việt Nam đang vững bước trên con đường nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp giảm phát thải khí nhà kính, nên càng cần có dữ liệu đất.

Vụ phó Vụ Khoa học Công nghệ phân tích, một trong những điểm yếu về đất là nước ta chưa có ứng dụng (app) về dữ liệu đất, đầu ra cũng như đầu vào. “Hầu như năm nào cũng có công trình nghiên cứu về đất, về phân bón, song còn rời rạc. Chúng ta cần những chương trình có sự phối hợp, quy mô như nghiên cứu về giống lúa, giống cây trồng. Tôi cũng nghĩ các nghiên cứu sắp tới về đất cần thay đổi, có sự đầu tư bài bản”.

Ông Tin cho rằng, trong Đề án có 10 dự án ưu tiên, cần cụ thể hơn về kế hoạch chi tiết, làm cơ sở cho các đơn vị thực hiện.

8 giờ 45 phút

Cộng đồng đóng vai trò quan trọng trong quản lý sức khỏe đất

Ông Vũ Thắng, Phó Trưởng phòng Quản lý phân bón – Cục Bảo vệ thực vật (BVTV), nhấn mạnh tầm quan trọng của cộng đồng về quản lý sức khỏe đất trồng trọt và dinh dưỡng cây trồng.

Ông Vũ Thắng, Phó Trưởng phòng Quản lý phân bón – Cục Bảo vệ thực vật (BVTV), cho biết, Đề án “Nâng cao sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng đến năm 2030, tầm nhìn 2050” hướng đến mục tiêu nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về sức khỏe đất trồng trọt và dinh dưỡng cây trồng và xây dựng bộ cơ sở dữ liệu về chất lượng các loại đất chính, song song với sử dụng phân bón cho các cây trồng chủ lực.

Bên cạnh đó, bộ chỉ tiêu và phân cấp chỉ tiêu đánh giá sức khỏe đất về vật lý, hóa học và sinh học theo các loại đất chính và cây trồng chủ lực cũng được xây dựng phù hợp với tiêu chuẩn khu vực và quốc tế. Ngoài ra, đề án hướng đến hoàn thiện quy trình canh tác gắn với sử dụng phân bón hiệu quả.

Từ đó, giảm thất thoát dinh dưỡng trên loại đất chính trồng các cây trồng chủ lực, góp phần ổn định và nâng cao sức khỏe đất trồng trọt, bảo vệ và phát triển đa dạng hệ sinh vật có ích, giảm phát thải khí nhà kính.

Các chương trình, tài liệu tập huấn về sức khỏe đất trồng trọt và hướng dẫn sử dụng phân bón được đề án đẩy mạnh để nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật. Đại diện Cục BVTV nhấn mạnh tầm quan trọng của cộng đồng về quản lý sức khỏe đất trồng trọt và dinh dưỡng cây trồng. “Ngoài xây dựng mạng lưới cán bộ kỹ thuật phục vụ công tác nâng cao sức khỏe đất trồng trọt và quản lý dinh dưỡng cây trồng, cần truyên truyền để nhận được sự quan tâm của cộng đồng và sự tham gia, phối hợp, hỗ trợ của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà sản xuất”, ông Vũ Thắng phát biểu.

8 giờ 30 phút

Thứ trưởng Hoàng Trung: Đưa đề án về sức khỏe đất vào cuộc sống

Thứ trưởng Hoàng Trung phát biểu tại Hội nghị “Hiện trạng và định hướng quản lý sức khỏe đất hướng tới sản xuất trồng trọt bền vững”, sáng 18/10.

“Đất là nguyên liệu đặc biệt phục vụ sản xuất, trồng trọt của chúng ta. Đất nước ta và các tổ chức quốc tế đã đặt ra vấn đề làm sao gìn giữ, cải tạo đất tốt hơn”, Thứ trưởng Hoàng Trung nói trong phần mở đầu Hội nghị “Hiện trạng và định hướng quản lý sức khỏe đất hướng tới sản xuất trồng trọt bền vững”, tổ chức tại Hà Nội.

Từ ngày 25/6, Bộ NN-PTNT đã tổ chức Hội nghị, đưa ra hiện trạng và giải pháp về đất trồng trọt. Lúc đó, có nhiều vấn đề phát sinh trong thực tế được thảo luận. Vai trò của Sở NN-PTNT địa phương và các cơ quan ở địa phương là rất quan trọng trong vấn đề sức khỏe đất. Bộ đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn của Bộ phối hợp cùng các chuyên gia thực hiện Đề án “Nâng cao sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng”.

Đề án đã xác định rõ vai trò của quản lý đất và dinh dưỡng cây trồng trong việc ngăn chặn suy thoái đất, phát triển nông nghiệp hữu cơ và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu. Mục tiêu của Đề án là nâng cao giá trị sử dụng đất, quản lý hiệu quả dinh dưỡng cây trồng, từ đó góp phần vào quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.góp phần thực hiện thành công Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh và phát triển bền vững giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

“Nhiệm vụ hôm nay là quán triệt rõ nội dung cần làm trong thời gian tới. Các cơ quan của Bộ cũng sẽ nghe kỹ nội dung, để biết ai làm gì, trách nhiệm tới đâu. Nhiệm vụ thứ hai là làm thế nào để Đề án đi vào cuộc sống. Chúng tôi rất mong được nghe ý kiến nhiều chiều từ Trung ương đến địa phương”, lãnh đạo Bộ NN-PTNT cho biết.

Vương Đinh Huệ
Văn bản ban hành

LĂNG THÀNH- YÊN THÀNH ĐÓN BẰNG CÔNG NHẬN XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO.

1541/QĐ-UBND

Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025

318/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

1563/QĐ-UBND

Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025

320/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

319/QĐ-TTg

Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025

263/QĐ-TTg

Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

18/2022/QĐ-TTg

Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

24/2020/NQ-HĐND

Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025

211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Thông tư của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch Về sữa đổi, bổ sung tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, thể thao xã và thôn


ĐỌC NHIỀU NHẤT
Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Xem bình chọn

Loading ... Loading ...
Thống kê
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại0
  • Tổng lượt truy cập2
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây