Ông Phạm Minh Hùng (bìa phải), Trưởng Cơ quan thường trực Trung ương Hội Nông dân tại miền Nam, cùng các đại biểu tham quan gian hàng trưng bày sản phẩm nông nghiệp thế mạnh của huyện Xuân Lộc. Ảnh: B.Nguyên |
Không phụ sự kỳ vọng, huyện Xuân Lộc đã không ngừng phát huy nội lực, khai thác tốt tiềm năng, lợi thế để trở thành ngọn cờ đầu của cả nước trong xây dựng NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu với nhiều thành quả ấn tượng.
Vùng đất anh hùng trong lao động
Trong chiến tranh, huyện Xuân Lộc là vùng đất lửa, nơi diễn ra các trận đánh ác liệt để đập tan “cánh cửa thép” vào Sài Gòn, góp phần giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Từ những chiến công vang dội của quân, dân Xuân Lộc trong kháng chiến, năm 1999, huyện Xuân Lộc được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Tiếp tục phát huy truyền thống anh hùng, huyện Xuân Lộc đã nỗ lực khắc phục sự tàn phá nặng nề của chiến tranh để phát triển. Nhờ đó, năm 2011, huyện Xuân Lộc đạt danh hiệu cao quý Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới.
Tuy có nhiều nỗ lực trong xây dựng và phát triển nhưng khi bắt tay vào xây dựng NTM, Xuân Lộc vẫn gặp nhiều khó khăn. Kinh tế của huyện chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp (chiếm trên 87% tổng sản phẩm xã hội), thu hút hơn 90% lao động ở lĩnh vực này.
Hiện thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn của huyện Xuân Lộc đạt 95,38 triệu đồng/năm, tăng hơn 40 triệu đồng so với năm 2018. Huyện không còn hộ nghèo A.
Giai đoạn 2005-2010 – trước khi xây dựng NTM, huyện Xuân Lộc đã được tỉnh chọn làm điểm để phát triển nông nghiệp, xây dựng “nông thôn 4 có” gồm: có kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội đồng bộ, có đời sống kinh tế được cải thiện, có đời sống văn hóa tốt, có môi trường sinh thái tốt. Từ “nông thôn 4 có”, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện dần thay đổi từ quy mô nhỏ lẻ sang quy mô trang trại và hình thành các cánh đồng mẫu lớn. Cơ cấu cây trồng, vật nuôi cũng dần được chuyển đổi và cũng có tiêu chuẩn “4 có” như: “có năng suất cao, có chất lượng tốt, có thị trường tiêu thụ ổn định và có thu nhập cao”.
Trên nền tảng của “nông thôn 4 có”, huyện Xuân Lộc nhanh chóng bắt tay vào xây dựng NTM. Sự quyết tâm, quyết liệt để huy động được cả hệ thống chính trị, người dân đồng lòng trong xây dựng NTM đã giúp huyện Xuân Lộc gặt hái những mùa trái ngọt. Xuyên suốt quá trình xây dựng NTM, huyện Xuân Lộc luôn giữ vững vị trí ngọn cờ đầu của cả nước khi là đơn vị cấp huyện đầu tiên trong cả nước đạt chuẩn huyện NTM vào năm 2014. Từ những thành quả đã đạt được, năm 2018, huyện Xuân Lộc vinh dự được Trung ương chọn là một trong 4 huyện của cả nước thực hiện điểm xây dựng NTM kiểu mẫu. Đây cũng là địa phương duy nhất của cả nước xây dựng NTM kiểu mẫu theo hướng phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp bền vững giai đoạn 2018-2025.
Không chủ quan, bằng lòng với những thành tích đã đạt được, huyện Xuân Lộc tiếp tục đặt những mục tiêu cao trong hậu xây dựng NTM. Năm 2023, huyện Xuân Lộc được công nhậnđạt chuẩn huyện NTM nâng cao. Đến nay, huyện Xuân Lộc đã đạt tất cả các nhóm mục tiêu, chỉ tiêu của Đề án Xây dựng huyện Xuân Lộc đạt chuẩn NTM kiểu mẫu theo hướng Phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp bền vững giai đoạn 2018-2025, sớm hơn một năm so với mục tiêu đề án đặt ra. Đặc biệt, hiện huyện Xuân Lộc đã có 14/14 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu và một đô thị văn minh.
Giai đoạn 2011-2024, Xuân Lộc đã huy động được trên 53,3 ngàn tỷ đồng từ các nguồn lực xã hội để tập trung cho xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu. Trong đó, vốn từ ngân sách chiếm 4,44%, vốn huy động dân cư, tư nhân chiếm 95,56%. Nhờ đó đến nay, kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội của huyện phát triển mạnh, cơ bản đáp ứng khá tốt yêu cầu phát triển sản xuất cũng như sinh hoạt của người dân.
Hình mẫu của cả nước
Để tạo ra sự đột phá đối với một huyện có trên 82% diện tích đất sản xuất nông nghiệp, xuyên suốt quá trình xây dựng quê hương, Xuân Lộc luôn chọn nông nghiệp làm đòn bẩy phát triển với phương châm “Xuân Lộc phải đi từ đất, từ lao động đi ra và lấy chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển ngành nghề nông thôn để đi lên”.
Dựa trên các yếu tố tự nhiên về điều kiện kinh tế – xã hội, huyện Xuân Lộc đã quy hoạch thành 4 tiểu vùng kinh tế với tổng diện tích hơn 25,6 ngàn hécta. Trong đó định hướng phát triển được 17 vùng trồng trọt và chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao trên các loại cây trồng đặc sản với giá trị kinh tế cao như: sầu riêng, măng cụt, xoài, thanh long, hồ tiêu, dưa lưới, hoa lan… Cùng với việc hình thành các vùng sản xuất tập trung, huyện đầu tư phát triển mạng lưới đường giao thông nội đồng, hệ thống kênh mương thủy lợi, điện sản xuất đến từng chân ruộng.
Huyện Xuân Lộc chú trọng ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ và xem đây là giải pháp quan trọng hàng đầu nhằm tạo ra bước đột phá mới trong sản xuất nông nghiệp. Đến nay, toàn huyện nhân rộng được 111 mô hình nông nghiệp công nghệ cao trong chăn nuôi, trồng trọt và thủy sản. Giá trị sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt trên 11,7 ngàn tỷ đồng, chiếm 100% so với tổng giá trị sản phẩm nông nghiệp chủ lực toàn huyện.
Toàn huyện đã có gần 1,4 ngàn hécta cây trồng được cấp chứng nhận VietGAP, GlobalGAP. Địa phương cũng hình thành được 7 vùng sản xuất theo hướng hữu cơ. 105/105 trang trại chăn nuôi trên địa bàn huyện đều áp dụng tốt công nghệ chuồng lạnh, an toàn sinh học, khép kín.
Huyện Xuân Lộc thuộc tốp đầu của tỉnh trong xây dựng sản phẩm OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm). Toàn huyện hiện có 46 sản phẩm nông nghiệp của 24 chủ thể đã được cấp chứng nhận OCOP, trong đó có 8 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 4 sao trở lên. Đặc biệt, hiện trên địa bàn huyện có 5 sản phẩm tiềm năng OCOP 5 sao cấp quốc gia.
Theo Chủ tịch UBND huyện Xuân Lộc Nguyễn Thị Cát Tiên, trong phát triển sản xuất nông nghiệp, huyện đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt ứng dụng khoa học kỹ thuật, chuyển đổi số vào lĩnh vực nông nghiệp; tạo ra sự đột phá về năng suất, chất lượng và giá trị đầu ra cho nông sản. Kết quả, giá trị thu nhập đối với các cây trồng chủ lực trên địa bàn huyện đạt 348,5 triệu đồng/hécta, tăng hơn 78 triệu đồng/hécta so với mục tiêu đề án, tăng 71 triệu đồng/hécta so năm 2023. Đặc biệt, đối với các mô hình ứng dụng công nghệ cao, mức thu nhập đều đạt từ 800 triệu đến hơn 1 tỷ đồng/hécta/năm. Tính đến nay, giá trị sản xuất trồng trọt của huyện đạt trên 232,4 triệu đồng/hécta/năm, tăng 78 triệu đồng/hécta so với năm 2018.
Bình Nguyê
Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025
Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025
Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025
Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025
Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025
Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025
Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025
Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025
Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới
Thông tư của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch Về sữa đổi, bổ sung tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, thể thao xã và thôn