01:17:02 23/11/2024

Chung sức xây dựng nông thôn mới_top

Thụ tinh nhân tạo, cải thiện tầm vóc đàn bò

TUYÊN QUANGSau 2 năm triển khai chương trình ứng dụng công nghệ thụ tinh nhân tạo, tỉnh Tuyên Quang đã cho ra đời những con bò có thể trạng cao lớn, khỏe mạnh, tăng trọng nhanh.

Chương trình thụ tinh nhân tạo giúp cải thiện thể trạng, tầm vóc của đàn bò ở Tuyên Quang. Ảnh:Đào Thanh.

Dự án ứng dụng công nghệthụ tinh nhân tạođể tạo 180 con bê lai F1 (60 bê lai Wagyu, 60 bê lai BBB và 60 bê lai Senepol) được Trung tâm Khuyến nông tỉnh Tuyên Quang triển khai từ tháng 4/2022. Dự án được triển khai thực hiện cho 342 con bò cái đã được lựa chọn trên địa bàn 8 xã, thị trấn gồm Tân Long, Tân Tiến, Thái Bình, Kim Quan, thị trấn Yên Sơn, Hoàng Khai, Đội Bình, Nhữ Khê của huyện Yên Sơn và 5 xã Tân Thanh, Trung Yên, Ninh Lai, Hợp Hòa, Tân Trào của huyện Sơn Dương.

Ông Lê Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnhTuyên Quangcho biết, nhằm cải tạo thể trạng và nâng cao tầm vóc của đàn bò, Trung tâm đã tiến hành khảo sát, điều tra, bình tuyển đàn bò cái nền trên địa bàn 13 xã của huyện Sơn Dương và Yên Sơn với 400 con bò cái/100 hộ để lựa chọn được 342 con bò cái đủ tiêu chuẩn đưa vào thực hiện dự án.

Bò cái nền phải có thể trạng tốt, khoẻ mạnh, không mắc bệnh về sinh sản. Đối với giống bò miền núi, cần chọn những cái nền có khối lượng từ 180kg trở lên. Bò cái phải khoẻ mạnh, các bộ phận trên mình cân đối, đặc biệt là phần mông, khung chậu và bầu vú phát triển tốt, bốn núm vú phân bố đều đặn; đầu và cổ phải thanh, nhẹ, cân đối; ngực nở nang và sâu, rộng; lưng dài, rộng… Những bò cái nền tham gia dự án phải được tiêm phòng vacxin đầy đủ theo quy định.

Sau thời gian thực hiện thụ tinh nhân tạo, đã có 203 con bò cái có chửa, tỷ lệ chửa đạt gần 60% (gồm 72 con phối tinhbò BBB, 67 con phối tinh bò Selepol, 64 con phối tinh bò Wagyu). Số bê đã được sinh ra còn sống là 188 con (gồm 66 con bê lai giống bò BBB, 62 con bê lai bò Selepol, 60 con bê lai bò Wagyu).

Những bê lai được sinh ra bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo có thể trạng cao lớn, khỏe mạnh. Ảnh:Đào Thanh.

Gia đình chị Ma Thị Yến ở thôn Vĩnh Tân, xã Tân Thanh (huyện Sơn Dương) có 2 con bò cái được lựa chọn thụ tinh nhân tạo, đẻ được 2 con bê trọng lượng sơ sinh bình quân đạt 27kg/con. Sau 12 tháng nuôi, bê lai giống Wagyu đạt trọng lượng 260kg và con bê lai giống BBB đạt 320kg.

Chương trình cũng giúp người chăn nuôi nâng cao kiến thức, kỹ năng chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho đàn bò, nhất là sức khỏe sinh sản của bò cái nền.

Chị Yến cho biết, chương trình thụ tinh nhân tạo giúp cải thiện thể trạng, tầm vóc của giống bò địa phương, cũng như giúp gia đình có thêm kinh nghiệm, kiến thức chăm sóc bò tăng trọng và cho hiệu quả kinh tế cao. Cả 2 giống bò lai BBB và Wagyu đều có những ưu điểm nổi bật như giống bò BBB tăng trưởng nhanh, trọng lượng lớn; giống bò Wagyu cho chất lượng thịt thơm ngon.

Những năm gần đây, ngành chăn nuôiđại gia súcở Tuyên Quang phát triển khá mạnh, thế nhưng phần lớn các hộ dân vẫn nuôi giống bò vàng địa phương hoặc các giống bò có tỷ lệ máu lai thấp. Khối lượng bê sơ sinh và bò bán thịt rất nhỏ. Trung bình bê sơ sinh chỉ từ 15 đến 20kg/con, bò trưởng thành chỉ đạt từ 200 đến 250kg/con. Khả năng tăng trọng và năng suất thịt thấp, tỷ lệ thịt xẻ trung bình khi giết mổ chỉ đạt từ 35 đến 42%. Công tác bình tuyển, giám định giống bò trên địa bàn hàng năm chưa được thực hiện chặt chẽ, tỷ lệ đực thiến trong đàn còn ít…

Vì vậy, việc thực hiện thành công thụ tinh nhân tạo sẽ từng bước nâng cao thể trạng, tầm vóc và hiệu quả kinh tế từ chăn nuôi bò thịt. Đồng thời hạn chế tình trạng phối giống tự nhiên khó kiểm soát, lâu dần dẫn đến giảm năng suất do sự đồng huyết của đàn bò.

Vương Đinh Huệ
Văn bản ban hành

LĂNG THÀNH- YÊN THÀNH ĐÓN BẰNG CÔNG NHẬN XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO.

1541/QĐ-UBND

Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025

318/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

1563/QĐ-UBND

Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025

320/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

319/QĐ-TTg

Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025

263/QĐ-TTg

Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

18/2022/QĐ-TTg

Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

24/2020/NQ-HĐND

Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025

211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Thông tư của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch Về sữa đổi, bổ sung tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, thể thao xã và thôn


Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Xem bình chọn

Loading ... Loading ...
Thống kê
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại0
  • Tổng lượt truy cập2
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây