02:29:36 23/10/2024

Chung sức xây dựng nông thôn mới_top

Thí điểm cơ chế tín dụng để phát triển vùng nguyên liệu đạt chuẩn xuất khẩu

Trước mắt, cần rà soát để thí điểm một số mô hình tín dụng theo chuỗi liên kết tại các vùng nguyên liệu lúa gạo ĐBSCL và cà phê Tây Nguyên.

Đây là một trong những nội dung được Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam chỉ đạo sau hội nghị sơ kết 2 năm triển khai Đề án thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông, lâm sản đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu giai đoạn 2022 – 2025 diễn ra mới đây.

Sau 2 năm triển khai đề án, 5 vùng nguyên liệu đạt chuẩn đã hình thành ngày càng rõ nét và phát triển về diện tích lẫn chất lượng. Nhiều công trình hạ tầng kỹ thuật trong vùng nguyên liệu được đưa vào sử dụng, phục vụ tốt cho việc vận chuyển nguyên liệu từ vùng sản xuất về nhà máy chế biến tại địa phương.

Sau 2 năm triển khai Đề án, 5 vùng nguyên liệu đạt chuẩn đã hình thành ngày càng rõ nét và phát triển về diện tích lẫn chất lượng. Ảnh:NNVN.

Bên cạnh đó, nhiều HTX được thành lập mới và củng cố, cán bộ quản lý HTX và thành viên HTX được đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực, ứng dụng công nghệ phần mềm kế toán HTX, phần mềm nhật ký sản xuất; hình thành được hệ thống các tổ khuyến nông cộng đồng (KNCĐ) để tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật về sản xuất, liên kết thị trường, phát triển HTX, tín dụng.

Các địa phương đã tập trung triển khai hiệu quả các dự án liên kết theo chuỗi, áp dụng quy trình sản xuất tiên tiến và có chính sách hỗ trợ đất lúa, huy động được sự tham gia và đối ứng kinh phí khá lớn của các HTX, doanh nghiệp.

Để tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả Đề án, Thứ trưởng Trần Thanh Nam đề nghị Cục Kinh tế hợp tác và PTNT – đơn vị đầu mối phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ NN-PTNT, 13 tỉnh tham gia Đề án và các đơn vị liên quan tiếp tục triển khai các nội dung của Đề án nhằm hoàn thành các mục tiêu, nội dung, kế hoạch đã đề ra đến năm 2025.

Cục Kinh tế hợp tác và PTNT chủ trì, phối hợp tổ chức đào tạo, tập huấn, tư vấn cho các HTX, thành viên HTX trong các vùng nguyên liệu nhằm mở rộng quy mô thành viên tham gia, củng cố và nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động. Bên cạnh đó, làm việc với các viện, trường thuộc Bộ và các đơn vị liên quan nghiên cứu tổ chức các lớp đào tạo nghề cho các HTX, thành viên HTX và nông dân tham gia phát triển vùng nguyên liệu.

Đề án đưa nhiều công trình hạ tầng kỹ thuật trong vùng nguyên liệu vào sử dụng.

Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh chuyển đổi số và hỗ trợ ứng dụng công nghệ thông tin cho HTX. Nghiên cứu thành lập Hiệp hội HTX nông nghiệp trong vùng nguyên liệu. Xây dựng hệ thống tiêu chí, chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cho vùng nguyên liệu nông, lâm, thủy sản đạt chuẩn.

Đối với chính sách tín dụng và bảo hiểm, Thứ trưởng Trần Thanh Nam đề nghị Cục Kinh tế hợp tác và PTNT phối hợp với Agribank và các ngân hàng, tổ chức tín dụng để triển khai thí điểm chính sách tín dụng gắn với bảo hiểm nông nghiệp theo chuỗi liên kết phát triển vùng nguyên liệu. Trước mắt, rà soát nhu cầu tín dụng của các HTX, doanh nghiệp và thí điểm trong các vùng nguyên liệu lúa gạo ở vùng ĐBSCL và cà phê ở vùng Tây Nguyên.

Đối với Ban quản lý các Dự án nông nghiệp, với vai trò chủ đầu tư, Thứ trưởng Trần Thanh Nam đề nghị tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công, hoàn thành các hạng mục công trình hạ tầng vùng nguyên liệu, đưa công trình vào sử dụng trước 31/12/2024. Phối hợp rà soát, hoàn thiện thủ tục pháp lý và triển khai đầu tư các hạng mục nhà kho kết hợp trưng bày sản phẩm, sân bãi tập kết gỗ.

Bên cạnh đó, Ban quản lý các Dự án nông nghiệp phối hợp với các đơn vị liên quan thuộc Bộ và các địa phương đánh giá hiệu quả dự án đầu tư kết cấu hạ tầng hỗ trợ HTX phát triển vùng nguyên liệu từ giai đoạn 2021 – 2025; xây dựng đề xuất mở rộng dự án đầu tư kết cấu hạ tầng hỗ trợ HTX phát triển vùng nguyên liệu từ giai đoạn 2026 – 2030.

Sẽ thí điểm một số mô hình tín dụng theo chuỗi liên kết tại các vùng nguyên liệu lúa gạo ĐBSCL và cà phê Tây Nguyên. Ảnh:NNVN.

Thứ trưởng Trần Thanh Nam cũng yêu cầu Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tăng cường năng lực cho hệ thống khuyến nông và hỗ trợ tổ KNCĐ trong việc phát triển vùng nguyên liệu, tư vấn kỹ thuật, liên kết thị trường và tiếp cận khoa học công nghệ, tín dụng. Thí điểm sự tham gia của KNCĐ vào tổ chức của các HTX nông nghiệp.

Các đơn vị khác (Cục Trồng trọt, Bảo vệ thực vật, Trường Chính sách công và PTNT, các viện, trường) cần hỗ trợ đào tạo, tập huấn tăng cường năng lực cho HTX; mở rộng quy mô và hiệu quả hoạt động. Hỗ trợ cấp mã vùng trồng và mã cơ sở đóng gói để phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Ngoài ra, phối hợp tổ chức Diễn đàn 970 để kết nối thị trường, xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm vùng nguyên liệu.

Thứ trưởng Trần Thanh Nam đề nghị 13 tỉnh tham gia Đề án bố trí kinh phí và phối hợp triển khai, hỗ trợ pháp lý và cơ sở hạ tầng, hoàn thiện hạ tầng vùng nguyên liệu, hỗ trợ đào tạo, hỗ trợ cấp mã vùng trồng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm…

Đề án thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông, lâm sản đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu giai đoạn 2022 – 2025 có sự tham gia của 13 tỉnh gồm Hòa Bình, Sơn La, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Gia Lai, Đắk Lắk, Kon Tum, Đắk Nông, An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang, Long An.

Vương Đinh Huệ
Văn bản ban hành

LĂNG THÀNH- YÊN THÀNH ĐÓN BẰNG CÔNG NHẬN XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO.

1541/QĐ-UBND

Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025

318/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

1563/QĐ-UBND

Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025

320/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

319/QĐ-TTg

Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025

263/QĐ-TTg

Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

18/2022/QĐ-TTg

Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

24/2020/NQ-HĐND

Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025

211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Thông tư của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch Về sữa đổi, bổ sung tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, thể thao xã và thôn


ĐỌC NHIỀU NHẤT
Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Xem bình chọn

Loading ... Loading ...
Thống kê
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại0
  • Tổng lượt truy cập2
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây