Để tạo ra sản lượng 1 triệu tấn thóc, tỉnh Thái Bình cũng tạo ra lượng rơm rạ khổng lồ khoảng 1,2 triệu tấn. Nếu lượng rơm này được thu gom toàn bộ có thể thu về khoảng 480 – 500 tỷ đồng/năm, hoặc có thể dùng để trồng nấm ăn đem lại giá trị khoảng 3.000 tỷ đồng/năm.
Theo báo cáo của Trung tâm Khuyến nông Thái Bình tại Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp chủ đề “Sử dụng hiệu quả phế phụ phẩm nông nghiệp trong sản xuất”, Thái Bình là tỉnh có nhiều tiềm năng trong phát triển nông nghiệp, đặc biệt là cây lúa. Đến nay, diện tích gieo trồng lúa của tỉnh khoảng 155 nghìn ha/năm, là tỉnh có diện tích cấy lúa lớn thứ 2 ở khu vực đồng bằng sông Hồng, với sản lượng lúa đạt trên 1 triệu tấn/năm.
Với sản lượng lúa như vậy, tỉnh Thái Bình cũng tạo ra lượng rơm rạ khổng lồ khoảng 1,2 triệu tấn, trong đó lượng rơm chiếm khoảng 480 ngàn tấn.
Với lượng rơm này, nếu thu gom được toàn bộ có thể thu về khoảng 480 – 500 tỷ đồng/năm (khoảng 200.000 đồng/sào/năm), hoặc có thể làm thức ăn xơ thô cho khoảng 88 ngàn con trâu, bò (gấp 1,55 lần đàn trâu bò hiện có của Thái Bình), hoặc có thể dùng sản xuất được khoảng 150.000 tấn nấm ăn/năm với giá trị khoảng 3.000 tỷ đồng.
Tuy nhiên, theo Trung tâm Khuyến nông tỉnh, trong những năm qua chỉ một phần nhỏ lượng rơm rạ này được sử dụng để làm thức ăn cho trâu, bò, sản xuất nấm và làm vật liệu phủ luống cho trồng rau, màu… Phần lớn rơm rạ còn lại sau khi thu hoạch để lại trên đồng ruộng thường được bà con nông dân đốt hoặc thải trực tiếp ra môi trường.
Khi đốt rơm, rạ khói bụi làm ô nhiễm không khí, che khuất tầm nhìn của người tham gia giao thông, đất bị chai cứng, thoái hóa. Phần rơm, rạ đưa ra đường giao thông gây cản trở người tham gia giao thông hoặc khi đẩy trực tiếp xuống các dòng sông, mương máng gây ô nhiễm nguồn nước, ách tắc dòng chảy ảnh hưởng đến công tác tưới tiêu. Đặc biệt, với lượng lớn rơm rạ để lại trên cánh đồng, thời gian chuyển vụ ngắn, nếu không xử lý tốt dễ gây hiện tượng ngộ độc hữu cơ cho vụ sau.
Việc thu gom rơm rạ trên địa bàn tỉnh cũng đã bắt đầu được áp dụng bằng máy móc, song toàn tỉnh mới có khoảng 20-30 máy cuộn rơm, trong khi để thu được toàn bộ rơm của 75.000 ha cấy lúa/vụ thì cần có khoảng 600-700 máy cuộn rơm đồng bộ, với công suất mỗi máy thu được từ 5-6 ha/ngày hoặc 1.000-1.100 máy cuộn rơm gắn vào máy kéo với công suất 3 – 4ha/ngày.
Để biến lượng rơm từ sản xuất lúa cũng như các loại phụ phẩm nông nghiệp thành nguồn tài nguyên tái tạo, thời gian qua Thái Bình đã triển khai nhiều giải pháp kỹ thuật như trồng khoai tây bằng phương pháp làm đất tối thiểu (tận dụng rơm rạ sau thu hoạch), sản xuất nấm (sử dụng rơm), rơm ủ u rê làm thức ăn cho trâu, bò; giới thiệu, trình diễn máy thu gom rơm rạ,…
Trong đó, từ năm 2022 đến nay, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Bình đã xây dựng được 8 mô hình trồng nấm sử dụng phế phụ phẩm trong trồng trọt và ứng dụng công nghệ tưới thông minh vào sản xuất, trong đó phải kể đến mô hình hộ ông Nguyễn Văn Đảng xã Đông Cơ, huyện Tiền Hải.
Với sự hướng dẫn và hỗ trợ giống, kỹ thuật của Trung tâm Khuyến nông, trang trại trồng nấm của ông Đảng đã áp dụng quy trình trồng nấm khép kín từ khâu khử trùng giá thể bằng sử dụng nồi hấp đến khi cấy giống cấp 1 trong điều kiện vô trùng, trang trại trồng nấm đều thoáng mát và đạt tiêu chuẩn về độ ẩm, ánh sáng…
Hiện, mỗi tháng gia đình ông Đảng bán ra khoảng 2 – 2,5 tấn nấm, hiệu quả kinh tế thu được khoảng 1 tỷ đồng/năm, tạo việc làm thường xuyên cho 6 lao động với mức thu nhập 4 – 6 triệu/người/ tháng. Sau gần 10 năm khởi nghiệp, đến nay ông Nguyễn Văn Đảng đã xây dựng được 2 nhà xưởng chuyên trồng nấm an toàn với tổng diện tích 0,5 ha.
Trong khi đó, gia đình bà Hoàng Thị Dậu (xã Minh Khai, huyện Vũ Thư) cấy 2,5 sào lúa và sau mỗi vụ thu hoạch, bà đều có thói quen thu lại rơm để ủ làm phân bón, hoặc làm thức ăn dự trữ mùa đông cho đàn bò và che phủ cho rau màu.
“Vì nhà sử dụng bếp ga, bếp điện nên rơm rạ không dùng đến nữa, trước đây tôi toàn đốt để lấy tro bón ruộng. Mấy năm nay, xã tuyên truyền không đốt rơm rạ vì ảnh hưởng đến môi trường nên tôi không đốt nữa. Giờ mang về làm thức ăn cho bò, nếu không hết thì đem phủ lên luống khoai tây, khoai lang, ủ làm phân bón. Mỗi một vụ cũng tiết kiệm được tiền đạm, lân mà an toàn, sạch sẽ hơn nhiều”, bà Dậu nói.
Ngoài những mô hình tận dụng rơm rạ để trồng nấm, ủ làm phân bón, Trung tâm Khuyến nông Thái Bình cũng chuyển giao kỹ thuật sử dụng các phụ phẩm khác như trấu, mùn cưa, lõi bắp ngô làm đệm lót sinh học để xử lý chất thải trong chăn nuôi gà, lợn, trâu, bò. Theo đó, thời gian qua Trung tâm đã triển khai 75 mô hình thuộc 3 chương trình trong chăn nuôi lợn và 8 mô hình thuộc 2 chương trình chăn nuôi gà thương phẩm xử lý chất thải bằng đệm lót sinh học, chuyển giao quy trình sử dụng chế phẩm Balasa NO1 làm đệm lót sinh học trong chăn nuôi.
Qua theo dõi các mô hình cho thấy, đàn lợn thích nghi với nền đệm lót, sinh trưởng phát triển tốt; chuồng nuôi lợn giảm đáng kể mùi hôi thối; hạn chế bệnh đường tiêu hóa, hô hấp trên đàn lợn, giảm chi phí chăn sóc nuôi dưỡng, tăng lợi nhuận cho người nuôi… Đàn gà thích nghi cao với nền đệm lót; hạn chế bệnh đường tiêu hóa, hô hấp trên đàn gà, tỷ lệ nuôi sống cáo. Mùi hôi trong chuồng nuôi giảm đáng kể; giảm công lao động dọn chuồng, tăng lợi nhuận cho người chăn nuôi.
Thiên Ngân
Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025
Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025
Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025
Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025
Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025
Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025
Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025
Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025
Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới
Thông tư của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch Về sữa đổi, bổ sung tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, thể thao xã và thôn