Thực hiện Quyết định 1742/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án ưu tiên đẩy mạnh hoạt động khoa học và công nghệ (KHCN) ngànhchăn nuôiđến năm 2030 (viết tắt là Đề án KHCN ngành chăn nuôi) và Quyết định 1740/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển công nghiệp giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi đến năm 2030 (viết tắt Đề án phát triển công nghiệp giết mổ), Bộ NN-PTNT đã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện với nhiều nội dung bao trùm.
Đối với Đề án KHCN ngành chăn nuôi: tập trung nâng cao cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho một số cơ sở nghiên cứu lĩnh vực chăn nuôi. Nghiên cứu chọn tạo giống vật nuôi chủ lực có năng suất, chất lượng cao đáp ứng cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Nghiên cứu công nghệ sản xuất nguyên liệuthức ăn chăn nuôi, thức ăn bổ sung, phụ gia, phụ phẩm công – nông nghiệp, thủy sản, chế phẩm sinh học, thảo dược, hợp chất thiên nhiên an toàn và thân thiện môi trường.
Nghiên cứu chọn tạo, sản xuất và thương mại hóa các sản phẩm vi sinh, vật liệu độn chuồng trong chăn nuôi. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả giết mổ, chế biến và phát triển thị trường sản phẩm chăn nuôi.
Đối với Đề án phát triểncông nghiệp giết mổ: tập trung rà soát phân loại tổng thể các cơ sở giết mổ gia súc, giá cầm tập trung, nhỏ lẻ; tăng cường các hoạt động quản lý, cấp phép nhằm bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn dịch bệnh, an toàn chất lượng theo quy định.
Xây dựng hệ thống quản lý thống kê về giết mổ và chế biến từ trung ương tới địa phương; kiểm soát việc tuân thủ các yêu cầu về vệ sinh thú y, chất lượng, an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc sản phẩm, đáp ứng quy định của Việt Nam cũng như các cam kết quốc tế.
Xây dựng mô hình phát triển các sản phẩm chăn nuôi truyền thống, đặc sản, sản phẩm có thương hiệu, uy tín, bảo đảm chất lượng cao, an toàn thực phẩm, tiện dụng, giá cả cạnh tranh.
Bên cạnh đó, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại và tiếp tục thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Phân tích, dự báo nhu cầu, xu hướng tiêu thụ các sản phẩm chăn nuôi chủ lực, có thương hiệu để định hướng phát triển; kịp thời nắm bắt những rào cản thương mại do chính sách bảo hộ của các nước nhập khẩu.
Ngoài ra, điều tra, khảo sát, đánh giá trình độ năng lực công nghệ về chế biến các sản phẩm chăn nuôi. Xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc điện tử sản phẩm chăn nuôi; rà soát xây dựng các quy chuẩn, tiêu chuẩn.
Tại Hội nghị, Thứ trưởngBộ NN-PTNTPhùng Đức Tiến lưu ý các đơn vị, cần tập trung nguồn lực, bám sát mục tiêu của Đề án, xác định rõ nhiệm vụ, thời gian, sản phẩm dự kiến đạt được, gắn với chức năng nhiệm vụ cụ thể của từng cơ quan, đơn vị; phát huy tinh thần chủ động, quyết liệt, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan thuộc Bộ và các Bộ, ngành, địa phương có liên quan.
Kịp thời lồng ghép các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Đề án vào các chương trình, kế hoạch, hoạt động có liên quan tại các đơn vị, địa phương nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Các đơn vị được giao chủ trì thực hiện các nhiệm vụ, định kỳ báo cáo Bộ NN-PTNT về tiến độ thực hiện, mức độ hoàn thành, những khó khăn, vướng mắc, nguyên nhân để kịp thời tháo gỡ.