02:14:21 25/11/2024

Chung sức xây dựng nông thôn mới_top

Tăng cường công tác dân vận nhằm thúc đẩy chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới ở Nghệ An

Công tác dân vận là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược trong sự nghiệp cách mạng của Đảng. Đặc biệt, để sớm đạt được mục tiêu đưa nông thôn phát triển toàn diện và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong xây dựng nông thôn mới nhằm tăng cường hiệu quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, góp phần thúc đẩy kinh tế nông thôn, nâng cao chất lượng đời sống người dân, thời gian qua, công tác dân vận đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về vai trò, tầm quan trọng của chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, nông thôn thông minh, đồng thời mang lại những hiệu quả tích cực đáng ghi nhận.

Xây dựng nông thôn mới là một trong những Chương trình mục tiêu quốc gia có ý nghĩa đặc biệt quan trọng ở Việt Nam. Trong thời gian qua nên kinh tế nông nghiệp, nông thôn không ngừng phát triển, chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của người nông dân dần được nâng cao, quá trình xây dựng nông thôn mới ngày càng thực chất và đi vào chiều sâu. Bên cạnh đó, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang phát triển mạnh mẽ, chuyển đổi số đã trở thành một xu hướng tất yếu, mang lại những thay đổi lớn trong mọi lĩnh vực của đời sống con người. Tại Việt Nam, chuyển đổi số không chỉ là mục tiêu của các doanh nghiệp, tại thành phố lớn mà còn là một trong những yếu tố quan trọng trong việc xây dựng nông thôn mới.

Với mục tiêu đưa nông thôn phát triển toàn diện và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong xây dựng nông thôn mới nhằm tăng cường hiệu quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, góp phần thúc đẩy kinh tế nông thôn, nâng cao chất lượng đời sống người dân, thu hẹp dần khoảng cách về chất lượng dịch vụ giữa nông thôn – thành thị, từng bước hướng tới nông thôn mới thông minh, ngày 02 tháng 8 năm 2022, Thủ tưởng Chính phủ ban hành Quyết định Số: 924/QĐ-TTg, phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021 – 2025”. Tuy nhiên, để Chương trình có hiệu quả, cần phải chú trọng công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức trong cán bộ và nhân dân về tầm quan trọng của việc áp dụng công nghệ số vào sản xuất và quản lý các hoạt động tại nông thôn và tích cực tham gia vào quá trình này.

Tăng cường công tác dân vận nhằm thúc đẩy chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới ở Nghệ An

Ông Hoàng Danh Truyền- Phó Chủ tịch UBND huyện phát động chiến dịch ra quân hưởng ứng Ngày chuyển đổi số quốc gia -2024 tại xã Long Thành, huyện Yên Thành

Về chuyển đổi số, cần thấy rằng, đây là quá trình áp dụng công nghệ số và dữ liệu vào mọi khía cạnh của đời sống, bao gồm cả quản lý, sản xuất và dịch vụ công. Trong quá trình xây dựng nông thôn mới, chuyển đổi số giúp nâng cao năng suất lao động, tối ưu hóa quy trình sản xuất nông nghiệp, cũng như cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân. Cụ thể, các ứng dụng như thương mại điện tử, quản lý chuỗi cung ứng, hay sử dụng các công nghệ thông minh trong nông nghiệp đã giúp bà con nông dân dễ dàng tiếp cận thị trường, giảm bớt chi phí trung gian và nâng cao giá trị nông sản. Bên cạnh đó, công nghệ thông tin và truyền thông đã mở ra những cơ hội lớn trong việc tiếp cận giáo dục, y tế, và các dịch vụ hành chính công một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn cho người dân vùng nông thôn.

Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021 – 2025 cũng đã quy định các nội dung cụ thể của việc chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới như: đẩy mạnh xây dựng chính quyền số trong xây dựng nông thôn mới; thúc đẩy kinh tế số trong phát triển kinh tế nông thôn, trong đó, tăng cường ứng dụng trực tuyến, công nghệ thực tế ảo, thực tế ảo tăng cường trong công tác quảng bá, xúc tiến thương mại, thương mại điện tử cho các sản phẩm nông nghiệp, nông thôn; tập trung phát triển xã hội số trong xây dựng nông thôn mới, trong đó, hỗ trợ các tổ chức và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ số đầu tư, phát triển và cung cấp dịch vụ trực tuyến về y tế, giáo dục, văn hóa, xã hội, môi trường nông thôn ở các địa phương.

Những mục tiêu, nhiệm vụ giải pháp về việc thực hiện chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới ít nhiều có những khó khăn, trở ngại đối với quá trình tiếp nhận và thực hiện tại các vùng nông thôn. Vì vậy, công tác dân vận đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình này, nhằm thúc đẩy người dân tham gia và hiểu rõ tầm quan trọng của việc áp dụng công nghệ vào sản xuất và quản lý nông thôn.

Tăng cường công tác dân vận nhằm thúc đẩy chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới ở Nghệ An

Các đồng chí lãnh đạo huyện Yên Thành khảo sát, tham quan thực tế

Thời gian qua, công tác dân vận luôn đóng vai trò quan trọng trong việc vận động nhân dân và cộng đồng xây dựng nông thôi mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu. Đặc biệt, và công tác dân vận nhằm từng bước hình thành nông thôn mới thông minh, nâng cao hiệu quả hoạt động của cộng đồng, góp phần xây dựng nông thôn mới đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững. Riêng tỉnh Nghệ An đang từng bước triển khai chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, hướng tới nông thôn mới thông minh, góp phần thay đổi diện mạo của địa phương. Tính đến tháng 9 năm 2024, toàn tỉnh có 320/411 xã đạt chuẩn nông thôn mới (77.85%), 101 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (31,56%), 16 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu (chiếm 5% xã nông thôn mới); 09 đơn vị cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ đạt chuẩn huyện nông thôn mới (thị xã Thái Hòa, Tp Vinh, Nam Đàn, Yên Thành, Nghi Lộc, TX Hoàng Mai, Quỳnh Lưu, Đô Lương, Diễn Châu và huyện Hưng Nguyên – đã hoàn thiện hồ sơ trình Trung ương thẩm định công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, huyện Nam Đàn đang hoàn thiện hồ sơ trình Trung ương thẩm định công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao). Trong đó có 01 xã nông thôn mới kiểu mẫu về mô hình chuyển đổi số là xã Long Thành, Yên Thành. Theo quy định, việc thực hiện chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ được Sở Thông tin và Truyền thông phụ trách và tích cực triển khai khi có Quyết định 924/QĐ-TTg. Đặc biệt, sau khi có Quyết định số 1127/QĐ-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về công bố các chỉ tiêu thuộc tiêu chí thông tin và truyền thông của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025, Sở Thông tin và Truyền thông Nghệ An đã ban hành 04 văn bản Hướng dẫn (số 1246/HD-STTTT ngày 02/8/2022, số 1288/HD-STTTT ngày 21/6/2023, số 1068/HD-STTTT ngày 03/6/2024, số 1083/HD-STTTT ngày 04/6/2024 về thực hiện các nội dung tiêu chí thông tin và truyền thông trong các bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới) để địa phương có căn cứ tuyên truyền và thực hiện. Từ đó, các cấp ủy đảng, chính quyền, mặt trận, đoàn thể tích cực xây dựng kế hoạch phối hợp với ngành chức năng để triển khai thực hiện công tác dân vận, đặc biệt là công tác dân vận chính quyền trong đó ngành thông tin truyền thông, ngành văn hóa gắn với nhiệm vụ chuyên môn luôn đổi mới cách thức tuyên truyền, hướng dẫn, vận động, tổ chức thực hiện ở cơ sở, trong nhân dân. Để nâng cao kiến thức, kỹ năng về chuyển đổi số cho đội ngũ cán bộ công chức và phổ cập kỹ năng số cho người dân. Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nghệ An đã tổ chức nhiều khóa tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng số và an toàn thông tin cho cán bộ cấp xã; phổ biến kiến thức, nâng cao kỹ năng số và năng lực tiếp cận thông tin cho người dân nông thôn, năm 2023 tổ chức trực tiếp được 03 lớp cho 90 học viên cấp xã, và tổ chức bồi dưỡng, tập huấn trực tuyến qua phần mềm Onetouch cho 40.889 học viên là cán bộ, công chức, viên chức các cấp (trong đó có 100% công chức cấp xã), phổ cập kỹ năng số cho trên 2 triệu người dân, doanh nghiệp trên trang thông tin điện tử của Trung tâm Công nghệ thông tin và truyền thông Nghệ An tại địa chỉ: https://naict.tttt.nghean.gov.vn, năm 2024 tổ chức bồi dưỡng, tập huấn trực tuyến qua phần mềm MOOCs cho 2.292 học viên mạng lưới an toàn thông tin tỉnh (trong đó có 100% công chức an toàn thông tin cấp xã).

Qua quá trình tuyên truyền, vận động, nhận thức của cán bộ, đảng viên trong hệ thống chính trị cơ sở có sự chuyển biến tích cực, xem đây là trách nhiệm, là động lực để xây dựng nông thôn mới ngày càng thông minh, hiện đại hơn. Các nội dung về chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới được cụ thể hóa bằng chương trình, kế hoạch thực hiện của từng đơn vị xã một cách thiết thực, hiệu quả, từ khảo sát, điều tra từng hộ gia đình. Từ đó phân công cho Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và từng tổ chức chính trị – xã hội xây dựng kế hoạch tuyên truyền, vận động, hướng dẫn, phối hợp thực hiện. Nhiều hình thức dân vận khéo được thực hiện như tổ chức tuyên truyền, hội thảo, và đào tạo về kiến thức công nghệ cho người dân. Bên cạnh đó, công tác dân vận cũng cần gắn kết với các đoàn thể, tổ chức chính trị – xã hội như Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân, để huy động sức mạnh tập thể trong việc thúc đẩy chuyển đổi số ở nông thôn. Công tác dân vận đã góp phần từng bước nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên về sự cần thiết của chuyển đổi số và nâng cao ý thức của nhân dân về vai trò chủ thể trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu nói chung, về hưởng ứng và thực hiện chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn thông minh nói riêng. Đó không chỉ là nghĩa vụ, là trách nhiệm mà còn là quyền lợi của chính người dân. Từ đó nhân dân tích cực tham gia đóng góp vật chất trong xây dựng các hệ thống camera an ninh nông thôn thông minh; các mô hình sản xuất nông nghiệp thông minh dần xuất hiện như: trang trại “chăn nuôi không người”, “trang trại tự động”, “sàn thương mại điện tử”; các tiêu chí như điểm bưu chính, dịch vụ viễn thông, hệ thống truyền thanh, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành, giải quyết thủ tục hành chính trực tuyến (dịch vụ công trực tuyến); mã hóa tài liệu dưới dạng QR; tỉ lệ sử dụng điện thoại thông minh, thanh toán qua tài khoản ngân hàng tăng lên; quảng bá sản phẩm ocop trên nền tảng số trang TTĐT, sàn TMĐT như Postmart.vn, trang thông tin điện tử của xã, trang thông tin điện tử của cơ sở sản xuất, các nền tảng mạng xã hội như facebook, tiktok, youtube…; có mạng wifi miễn phí ở các điểm công cộng,…

Mặc dù chuyển đổi số mang lại nhiều lợi ích trong xây dựng nông thôn mới, nhưng việc triển khai ở nông thôn vẫn còn gặp nhiều thách thức. Trước hết, sự hạn chế về hạ tầng công nghệ thông tin nhất là ở các vùng sâu, vùng xa khiến việc triển khai các ứng dụng công nghệ trở nên khó khăn. Bên cạnh hạ tầng là nguồn lực tài chính và năng lực cán bộ cơ sở, đây cũng là một trong những khó khăn hạn chế trong việc triển khai và tổ chức thực hiện chuyển đổi số. Thêm vào đó, trình độ dân trí, thói quen sản xuất truyền thống cũng là một rào cản lớn đối với quá trình chuyển đổi số.

Tăng cường công tác dân vận nhằm thúc đẩy chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới ở Nghệ An

Ông Nguyễn Văn Đề, Chủ tịch UBND xã triển khai nhiệm vụ Tổ công nghệ số tại xã Long Thành, huyện Yên Thành

Để công tác dân vận hỗ trợ hiệu quả trong quá trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, nông thôn thông minh, có thể áp dụng các giải pháp sau:

Thứ nhất: tăng cường công tác tuyên truyền và nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân về vai trò, sự cần thiết của việc thực hiện chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới hiện nay. Cần đổi mới trong cách thức vận động thuyết phục nhân dân. Việc thay đổi thói quen trong tư duy và hành động là quá trình khó khăn, tuy nhiên, với những điều kiện thuận lợi cho phép về hạ tầng, năng lực viễn thông hiện nay, việc tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức cho người dân về thực hiện chuyển đổi số hoàn toàn có thể thực hiện được. Mặt trận, đoàn thể, chính quyền, cán bộ, đảng viên cần tích cực tiếp xúc, vận động người dân nhận thức và thực hiện các ứng dụng công nghệ thông tin, các nội dung về chuyển đổi số trong đời sống, sản xuất và tham gia các dịch vụ công, xây dựng làng xã thông minh.

Tuyên truyền sâu rộng đến mọi người dân bằng cách sử dụng các phương tiện truyền thông địa phương như đài phát thanh, truyền hình, mạng xã hội và các buổi hội họp để làm rõ các lợi ích của chuyển đổi số ở nông thôn ngày nay. Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn cho người dân, đặc biệt là người nông dân về cách áp dụng công nghệ vào sản xuất, kinh doanh, quản lý trong cuộc sống hàng ngày. Xây dựng nhận thức từ chính quyền đến người dân về tầm quan trọng của chuyển đổi số, nhấn mạnh việc đây không chỉ là xu hướng mà là yếu tố quyết định cho sự phát triển bền vững.

Thứ hai: cần vận động các cấp chính quyền cần chú trọng đầu tư vào hạ tầng công nghệ thông tin. Đầu tư xây dựng hạ tầng công nghệ số, đặc biệt là mạng internet ở các khu vực nông thôn, đảm bảo kết nối tốt để phục vụ các hoạt động số hóa. Thiết lập cơ sở dữ liệu nông thôn như: xây dựng hệ thống dữ liệu số về kinh tế, dân số, tài nguyên và tình hình sản xuất nông nghiệp để phục vụ cho việc quy hoạch và phát triển. Mặc dù đây là nhiệm vụ của các cấp chính quyền nhưng cấp ủy Đảng cần phải lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc thường xuyên để nâng cao vai trò, trách nhiệm của ban ngành chức năng trong thực hiện chuyển đổi số. Nỗ lực khắc phục những khó khăn, thiếu thốn của địa phương để bứt phá thực hiện các nội dung đã đặt ra trong Quyết định Số: 924/QĐ-TTg.

Thứ ba: tuyên truyền, vận động, đào tạo nguồn nhân lực số. Vận động cán bộ chính quyền, đoàn thể tích cực nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi về công nghệ mới, biết cách áp dụng và hướng dẫn người dân sử dụng. Đồng thời vận động người dân nâng cao năng lực kỹ năng số như phối hợp tổ chức các chương trình học tập kỹ năng cơ bản về công nghệ thông tin, sử dụng ứng dụng công nghệ vào sản xuất và đời sống. Việc đào tạo, nâng cao kỹ năng cho người dân để tiếp cận với nền tảng công nghệ phục vụ cho sản xuất, kinh doanh là vô cùng cần thiết. Vì vậy, song song với việc mở các lớp đào tạo, tập huấn, phải tăng cường vận động nhân dân, những người có đam mê, sở thích với công nghệ, hiện đại, những người có năng lực tài chính cùng góp sức, hỗ trợ trong quá trình thực hiện chuyển đổi số ở địa phương hỗ trợ cho quá trình sản xuất, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

Thứ tư: công tác dân vận tập trung vào việc xây dựng các phong trào thi đua trong nhân dân, đoàn viên, hội viên về việc khuyến khích người dân sử dụng các nền tảng công nghệ giúp thay đổi nhận thức và thói quen của người dân trong sản xuất và kinh doanh. Từ đó, khuyến khích cộng đồng tham gia bằng cách tạo điều kiện để người dân tham gia vào quá trình số hóa, lắng nghe ý kiến và gợi ý từ người dân để cải thiện các giải pháp công nghệ. Mặt khác, kết nối người dân với doanh nghiệp công nghệ, từ đó hỗ trợ hợp tác giữa người dân với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, ứng dụng công nghệ số nhằm đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số.

Thứ năm: công tác dân vận hướng đến vận động toàn xã hội thúc đẩy phát triển kinh tế số nông thôn như: xây dựng thôn thông minh về quản lý an ninh; ứng dụng công nghệ trong sản xuất; thúc đẩy thương mại điện tử… Trong đó, việc hướng dẫn người dân tham gia vào các nền tảng thương mại điện tử để quảng bá và bán sản phẩm nông sản là ưu tiên hàng đầu. Vì vậy công tác tuyên truyền cần đẩy mạnh vận động nhân dân tham gia các ứng dụng, liên kết với các đơn vị truyền thông, các nền tảng thương mại điện tử để thực hiện kết nối quảng bá, tiêu thụ sản phẩm. Công tác vận động cũng phải định hướng và hỗ trợ người dân tự nâng cao năng lực để xây dựng các trang page cá nhân để quảng bá sản phẩm, nâng cao khả năng sáng tạo trong các hoạt động quảng bá sản phẩm một các hiệu quả.

Chuyển đổi số là không chỉ là nhiệm vụ mà còn là giải pháp quan trọng trong việc xây dựng nông thôn mới, nông thôn thông minh trong giai đoạn hiện nay. Nhiều địa phương đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ trong xây dựng nông thôn mới, nông thôn thông minh. Vì vậy, việc tăng cường công tác dân vận để thúc đẩy hiệu quả của chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị đặc biệt là cấp huyện, cấp cơ sở hiện nay. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh rằng: “Lực lượng của dân rất to, việc dân vận rất quan trọng, dân vận kém thì việc gì cũng kém, dân vận khéo thì việc gì cũng thành công (Hồ Chí Minh,Toàn tập, tập 6, Nxb CTQG-ST, H.2011, tr.234), chuyển đổi số nói chung là mội nội dung khó, chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới càng có những khó khăn riêng, nhưng với tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, sự tự giác và nguyện vọng về nông thôn mới ngày càng hiện đại, giàu mạnh của mỗi người dân sẽ là động lực để nhiệm vụ này đi đến thành công.

ThS. Hoàng Đình Ngọc

Vương Đinh Huệ
Văn bản ban hành

LĂNG THÀNH- YÊN THÀNH ĐÓN BẰNG CÔNG NHẬN XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO.

1541/QĐ-UBND

Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025

318/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

1563/QĐ-UBND

Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025

320/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

319/QĐ-TTg

Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025

263/QĐ-TTg

Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

18/2022/QĐ-TTg

Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

24/2020/NQ-HĐND

Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025

211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Thông tư của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch Về sữa đổi, bổ sung tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, thể thao xã và thôn


Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Xem bình chọn

Loading ... Loading ...
Thống kê
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại0
  • Tổng lượt truy cập2
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây