23:09:53 16/05/2025

Chung sức xây dựng nông thôn mới_top

Tại làng nghề Đồng Kỵ của Bắc Ninh, sinh viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam phát hiện được điều gì trong cơ cấu nghề nghiệp?

Một nghiên cứu của nhóm sinh viên Khoa Kinh tế và Quản lý (Học viện Nông nghiệp Việt Nam) tại làng nghề gỗ Đồng Kỵ (Bắc Ninh) đã đưa ra những nhận định thú vị.

Những nghiên cứu sát thực tiễn của sinh viên

Tại Hội nghị “Sinh viên với khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo trong kỷ nguyên số” do Khoa Kinh tế và Quản lý (Học viện Nông nghiệp Việt Nam) tổ chức trong khuôn khổ Festival Hoa – Cây cảnh VNUA 2025, nhóm sinh viên Nguyễn Thu Phương, Vũ Thúy Hiền, Phạm Văn Đắc, Ngô Minh Nam mang đến những đánh giá bước đầu về sự thay đổi cơ cấu nghề nghiệp trong những năm gần đây tại phường Đồng Kỵ, TP.Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, với sự hướng dẫn của TS. Trần Hương Giang.

Theo nhóm nghiên cứu, phường Đồng Kỵ nổi tiếng với nghề gỗ mỹ nghệ truyền thống. Tuy nhiên, nghề truyền thống đang dần mất sức hút, giới trẻ đang dần có sự chuyển đổi nghề nghiệp mạnh mẽ. Nghiên cứu này cấp thiết để hiểu rõ thực trạng, xu hướng và đề xuất chính sách điều chỉnh cơ cấu lao động hợp lý, bền vững.

Tại làng nghề Đồng Kỵ của Bắc Ninh, sinh viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam phát hiện được điều gì trong cơ cấu nghề nghiệp?
Toàn cảnh Hội nghị “Sinh viên với khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo trong kỷ nguyên số” do Khoa Kinh tế và Quản lý (Học viện Nông nghiệp Việt Nam) tổ chức.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, ở làng nghề gỗ Đồng Kỵ đang có sự chuyển dịch mạnh từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ; nghề mộc vẫn là trung tâm; lao động trẻ có tay nghề, giỏi công nghệ (3D, CNC, marketing số) ngày càng tăng; nhiều người chuyển sang kinh doanh online, quản trị doanh nghiệp nhỏ, xuất khẩu qua sàn TMĐT (Lazada, Shopee…). Sự chuyển dịch sang kinh doanh, thương mại đã giúp cho thu nhập của nhóm lao động này ở Đồng Kỵ lên đến 59 triệu đồng/người/tháng; trong khi công nhân viên chức là 6 triệu đồng/người/tháng và người làm nông nghiệp chỉ có 2 triệu đồng/người/tháng. “Người dân Đồng Kỵ đã thích ứng linh hoạt và cải thiện đáng kể thu nhập trong bối cảnh kinh tế xã hội thay đổi”, nhóm nghiên cứu nhận định.

Nhóm nghiên cứu cũng chỉ ra một số thách thức trong quá trình chuyển dịch lao động ở Đồng Kỵ đó là: Ô nhiễm môi trường từ hoạt động sản xuất-hệ lụy của tăng trưởng “nóng”; Thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao-thách thức cho hiện đại hóa; Khả năng thích nghi hạn chế của một bộ phận lao động truyền thống… Từ đó, nhóm nghiên cứu sinh viên của Khoa Kinh tế và Quản lý kiến nghị một số giải pháp: Đầu tư hạ tầng đồng bộ; mở rộng sản xuất; đổi mới công nghệ; khuyến khích ngành phi nông nghiệp,…

Trên đây là 1 trong số rất nhiều đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên Khoa Kinh tế và Quản lý, Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Theo PGS.TS. Nguyễn Mậu Dũng, Khoa Kinh tế và Quản lý, trong 5 năm 2020-2024 đã có 24 đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên, trong đó có một số đề tài đáng chú ý như: Phát triển làng nghề gắn với du lịch tại xã Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội; Sự thay đổi cơ cấu nghề nghiệp trong những năm gần đây tại phường Đồng Kỵ, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh; Nghiên cứu giải pháp ứng dụng thương mại điện tử trong tiêu thụ nông sản của HTX ở huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội; Nghiên cứu thực trạng Kinh tế ban đêm ở quận Hoàn Kiềm, TP Hà Nội; Vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số trong chuỗi giá trị mận tại tại xã Tân Lập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La; Giải pháp thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động du lịch trên địa bàn huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình…

Mỗi nhóm sinh viên nghiên cứu khoa học có từ 3-5 sinh viên tham gia, dưới sự hướng dẫn của 1 thầy cô giáo trong khoa.

Đáng chú ý, từ các ý tưởng sáng tạo, các thầy cô giáo trong Khoa Kinh tế và Quản lý đã hỗ trợ, hướng dẫn các sinh viên phát triển thành các dự án khởi nghiệp, đã có nhiều dự án của sinh viên trong khoa đạt giải cao tại các cuộc khi đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp như: Dự án xây dựng cơ sở giết mổ tập trung và chế biến thịt lợn sạch LEANMEAT đoạt giải Khuyến khích Cuộc thi Khởi nghiệp nông nghiệp đổi mới sáng tạo năm 2021; Trang trại gà Mông Yên Bái đoạt giải nhất Cuộc thi khởi nghiệp 2017 do VCCI tổ chức.

Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo

TS Nguyễn Thị Minh Hiền, Trưởng khoa Kinh tế và Quản lý (Học viện Nông nghiệp Việt Nam) cho biết, trong những năm qua, Khoa Kinh tế và Quản lý luôn chú trọng đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo.

Tại làng nghề Đồng Kỵ của Bắc Ninh, sinh viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam phát hiện được điều gì trong cơ cấu nghề nghiệp?
TS Nguyễn Thị Minh Hiền, Trưởng khoa Kinh tế và Quản lý (Học viện Nông nghiệp Việt Nam) phát biểu tại Hội nghị “Sinh viên với khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo trong kỷ nguyên số”.

Trong giai đoạn 2020-2025, tập thể giảng viên và sinh viên trong khoa đã thực hiện hàng trăm đề tài, dự án các cấp, từ cấp khoa, cấp học viện cho tới các đề tài cấp Bộ, cấp nhà nước.

Bên cạnh đó, Khoa cũng đã thiết lập và duy trì nhiều hợp tác quốc tế có ý nghĩa, tạo điều kiện cho sinh viên và giảng viên tham gia vào các diễn đàn học thuật và thực tiễn trên toàn cầu, các hoạt động trao đổi học giả và chương trình trao đổi sinh viên; trên 500 công trình nghiên cứu của thầy cô và sinh viên đã được công bố trên các tạp chí uy tín trong nước và quốc tế, đóng góp tích cực cho sự phát triển của ngành kinh tế, nông nghiệp và quản lý tại Việt Nam và khu vực.

“Trong thời gian tới, Học viện và Khoa sẽ tiếp tục tạo mọi điều kiện thuận lợi để thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trong sinh viên. Học viện sẽ có một nguồn kinh phí ưu tiên dành cho các đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên, các ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo, và đặc biệt là các mô hình kết nối giữa nghiên cứu, đào tạo và thực tiễn doanh nghiệp”, TS.Nguyễn Thị Minh Hiền khẳng định.

Bên cạnh đó, Học viện, cũng như Khoa Kinh tế và Quản lý cũng đặc biệt quan tâm đến hoạt động của các câu lạc bộ học thuật và kỹ năng của sinh viên. Đây là môi trường giúp các em không chỉ rèn luyện chuyên môn, mà còn phát triển các kỹ năng mềm – những hành trang thiết yếu trong kỷ nguyên số và hội nhập quốc tế.

Từ năm 2020, Học viện Nông nghiệp Việt Nam tuyển sinh và đào tạo ngành Quản lý và phát triển nguồn nhân lực.

Theo học ngành Quản lý và phát triển nguồn nhân lực tại Học viện, sinh viên được học tập, thực hành, được hướng dẫn bởi đội ngũ giảng viên trình độ cao, giàu kinh nghiệm, tâm huyết với nghề, trên 98% sinh viên sau khi tốt nghiệp đều có việc làm. Bên cạnh đó, sinh viên có cơ hội thực hành thực tập tại các công ty, doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức … theo đúng ngành học.

Ngoài cơ hội thực tập tại các công ty, tổ chức chuyên ngành, sinh viên còn được tiếp cận các chương trình học bổng hấp dẫn từ các nhà tài trợ uy tín như Shinnyo, Kitano, Agribank, VietinBank,… giúp nâng cao năng lực và hỗ trợ phát triển toàn diện.

Cũng từ năm 2020, Học viện Nông nghiệp Việt Nam tuyển sinh và đào tạo ngành Quản lý kinh tế.

Là một trong những trường đại học trọng điểm quốc gia, Học viện hướng tới đào tạo các thế hệ cử nhân ngành Quản lý kinh tế theo chuẩn quốc tế và nhu cầu sử dụng thực tế tại các doanh nghiệp và thị trường lao động hiện đại. Chương trình đào tạo bao quát nhiều chuyên ngành và lĩnh vực ứng dụng như: quản lý đầu tư kinh doanh, quản lý dự án, tài chính doanh nghiệp, kinh doanh quốc tế, và quản trị chuỗi cung ứng.

Tỷ lệ sinh viên có việc làm sau tốt nghiệp đạt trên 98%, khẳng định uy tín và hiệu quả của chương trình đào tạo.

P.V

Vương Đinh Huệ
Văn bản ban hành

Dự thảo Báo cáo Kết quả thẩm tra hồ sơ và mức độ đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024 đối với huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An

Dự thảo

Báo cáo Kết quả thẩm tra hồ sơ và mức độ đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024 đối với huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An

LĂNG THÀNH- YÊN THÀNH ĐÓN BẰNG CÔNG NHẬN XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO.

1541/QĐ-UBND

Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025

318/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

1563/QĐ-UBND

Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025

320/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

319/QĐ-TTg

Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025

263/QĐ-TTg

Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

18/2022/QĐ-TTg

Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

24/2020/NQ-HĐND

Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025

211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025


Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Xem bình chọn

Loading ... Loading ...
Thống kê
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại0
  • Tổng lượt truy cập0
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây