20:22:23 23/11/2024

Chung sức xây dựng nông thôn mới_top

Tái cơ cấu quy trình sản xuất nông nghiệp tại Hà Nội

Luật Thủ đô (sửa đổi) được Quốc hội khóa XV thông qua tại kỳ họp thứ 7 được xem là hành lang pháp lý vững chắc để Hà Nội hiện thực hóa các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, trong đó có lĩnh vực nông nghiệp.

Ngành nông nghiệp vẫn luôn được xem là trụ đỡ của nền kinh tế Việt Nam. Là Thủ đô, nhưng diện tích đất nông nghiệp củaHà Nộihiện vẫn chiếm tới 70% tổng diện tích đất tự nhiên, tỷ lệ dân số nông thôn chiếm đến một nửa tổng dân số.

Những yếu tố trên cho thấy, dù đô thị hóa, công nghiệp hóa của Hà Nội đang diễn ra với tốc độ rất nhanh, nhưng phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới như thế nào để vừa nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người nông dân, vừa gìn giữ, bảo tồn và phát huy được các nét văn hóa truyền thống là vấn đề rất quan trọng.

Cũng bởi vậy mà lần đầu tiên vấn đề nông nghiệp, nông thôn đượcQuốc hộiđề cập thành một điều riêng (Điều 32) trong Luật Thủ đô (sửa đổi) đề cập đến các vấn đề cơ bản trong định hướng phát triển nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là các cơ chế, chính sách đặc thù thuộc thẩm quyền quyết định của HĐND và UBND TP. Hà Nội. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng, tạo động lực mới cho phát triển bền vững nông nghiệp và nông thôn trong thời gian tới.

Sản xuất hoa màu theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ.

TS. Đặng Kim Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đánh giá: “Luật Thủ đô (sửa đổi) đã nhấn mạnh phát triển nông nghiệp sinh thái theo mô hình bền vững, chú trọng đến sự tương tác giữa các yếu tố môi trường, kinh tế và xã hội. Đây là cách nhìn nhận mới, vượt qua các ràng buộc của định hướng phát triển nông nghiệp hàng hóa lớn và chuyển hẳn sang phát triển bền vững các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung”.

Để phát triển một nền nông nghiệp như vậy, PGS.TS Chu Tiến Quang, nguyên Trưởng ban Chính sách phát triển nông thôn (Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương), cho rằng, việc quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp tập trung phù hợp với điều kiện tự nhiên, sinh thái và gắn với nhu cầu thị trường là đòi hỏi cấp thiết. Quy hoạch phát triển nông nghiệp và nông thôn Hà Nội vừa truyền thống, vừa hiện đại không chỉ giúp định hình nông nghiệp Thủ đô mà còn thu hút các nguồn lực như vốn đầu tư, công nghệ và nhân lực của các tổ chức, cá nhân tham gia vào phát triển lĩnh vực này trong những năm tới.

Ở khía cạnh khác, TS. Đặng Kim Sơn nhìn nhận trong xu hướng đô thị hóa ngày một mạnh mẽ, phát triển nông nghiệp, nông thôn của Hà Nội cần tạo dựng một vị thế khác biệt, đóng vai trò là động lực thúc đẩy cho các tỉnh, thành phố xung quanh, nhất là trên khía cạnh khoa học và công nghệ – vốn là thế mạnh của Thủ đô. Nguồn tài nguyên quan trọng nhất của nông nghiệp, nông thôn là con người có kỹ năng và trí tuệ, chứ không còn là sức lao động giản đơn.

Trên cơ sở Luật Thủ đô (sửa đổi), Hà Nội cần nghiên cứu và đề xuất các chính sách rõ nét và mạnh mẽ trong nông nghiệp, nhằm tạo ra hệ thống sản phẩm có giá trị cao, phục vụ nhu cầu trong nước và quốc tế, đồng thời đảm bảo môi trường sinh thái xanh, sạch, đẹp, an toàn, tạo môi trường phát triển nông thôn hài hòa.

Điều này đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng, doanh nghiệp và người dân, nhằm thúc đẩy các sáng kiến và dự án phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ và nông nghiệp thông minh. Đồng thời, cần có các chương trình hỗ trợ tài chính, đào tạo và chuyển giao công nghệ cho nông dân… giúp họ nâng cao kỹ năng, cải thiện năng suất và chất lượng sản phẩm.

Đồng quan điểm với TS. Đặng Kim Sơn, GS.TS Nguyễn Thị Lan, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam cũng kiến nghị TP. Hà Nội cần chú trọng đến yếu tố con người và có những giải pháp hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp.

Cụ thể, TP. Hà Nội cần đẩy mạnh triển khai các chương trình, đề án đào tạo nghề, chuyển đổi nghề cho lao động nông thôn theo nhu cầu từng đối tượng, hình thành và phát triển đội ngũ “công nhân nông nghiệp”. Đồng thời hỗ trợ hình thành các trung tâm quốc gia và trung tâm vùng về đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao trên địa bàn Thủ đô.Với những chính sách mới của Luật Thủ đô (sửa đổi), Hà Nội có nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, hiện đại và hiệu quả, đồng thời tạo động lực thúc đẩy các tỉnh, thành phố xung quanh cùng phát triển.

Nguyễn Linh

Vương Đinh Huệ
Văn bản ban hành

LĂNG THÀNH- YÊN THÀNH ĐÓN BẰNG CÔNG NHẬN XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO.

1541/QĐ-UBND

Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025

318/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

1563/QĐ-UBND

Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025

320/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

319/QĐ-TTg

Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025

263/QĐ-TTg

Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

18/2022/QĐ-TTg

Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

24/2020/NQ-HĐND

Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025

211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Thông tư của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch Về sữa đổi, bổ sung tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, thể thao xã và thôn


Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Xem bình chọn

Loading ... Loading ...
Thống kê
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại0
  • Tổng lượt truy cập2
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây