22:08:25 15/05/2025

Chung sức xây dựng nông thôn mới_top

Tác động của văn hóa – xã hội đến phát triển sản phẩm OCOP ở Nghệ An

Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (gọi tắt là OCOP) là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và tăng giá trị gia tăng. Chương trình này là một trong những giải pháp, nhiệm vụ quan trọng trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, mà trọng tâm là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị do các thành phần kinh tế tư nhân và kinh tế tập thể thực hiện. Chương trình thực hiện từ năm 2018 đến nay đã mang lại nhiều lợi ích kinh tế – xã hội tại nhiều địa phương.

Nghệ An là một trong số các các địa phương phát triển mạnh các sản phẩm OCOP. Sau hơn 05 năm triển khai chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã trở thành phong trào sâu rộng trên địa bàn toàn tỉnh. Qua chương trình, xuất hiện nhiều mô hình hay, cách làm hiệu quả, sáng tạo, bứt phá đi lên góp phần đưa sản phẩm hàng hóa nông nghiệp của tỉnh dồi dào về số lượng, phong phú về thể loại, chất lượng, tăng giá trị sản phẩm; từ đó góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập, đời sống của nhân dân và thực hiện có hiệu quả nhóm tiêu chí “Kinh tế và tổ chức sản xuất” trong bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới..

Từ năm 2019 đến hết năm 2024 toàn tỉnh có 632 sản phẩm được xếp hạng đạt OCOP 3 sao trở lên (trong đó, có 599 sản phẩm đạt hạng 3 sao; 30 sản phẩm đạt 4 sao; 01 sản phẩm đạt hạng 5 sao và có thêm 02 sản phẩm đạt tiềm năng 5 sao đã hoàn thiện hồ sơ trình Trung ương đánh giá công nhận) với 397 chủ thể (trong đó, có 117 hợp tác xã với 196 sản phẩm; có 65 công ty cổ phần, doanh nghiệp với 165 sản phẩm; có 56 tổ hợp tác với 61 sản phẩm và 159 hộ sản xuất với 210 sản phẩm)

Theo đánh giá trong một nghiên cứu về tác động của phát triển văn hóa – xã hội của sản phẩm OCOP đạt hạng sao được xây dựng gồm có 8 yếu tố.

Tác động của văn hóa – xã hội đến phát triển sản phẩm OCOP ở Nghệ AnCác tiêu chí đánh giá hiệu quả văn hóa – xã hội của sản phẩm OCOP đạt hạng sao tỉnh Nghệ An – Nguồn: Số liệu điều tra, khảo sát

Kết quả phân tích mô hình dựa trên phân tích nhân tố khám phá: Tương tự, kết quả kiểm định cho thang đo sử dụng đánh giá về văn hóa – xã hội của sản phẩm OCOP với đối tượng Chủ thể sản xuất kinh doanh cho thấy: (1) hệ số tin cậy Cronbach’alpha của 8 tiêu chí = 0.919 > 0.6 và (2) các biến quan sát đều có tương quan biến – tổng (Corrected Item – Total Correlation) > 0.3, như vậy thang đo xây dựng đảm bảo chất lượng tốt. (Xem thêm bảng , phần phụ lục).

Dữ liệu khảo sát được kiểm tra bằng đại lượng Kaiser-Meyer-Olkin (KMO) và Bartlett’s. Kết quả thống kê hệ số KMO là 0.916 > 0.5, kiểm định Bartlett’s là 1162.480 với giá trị Sig tương ứng là 0.000 < 0.05; như vậy dữ liệu thực tế hoàn toàn phù hợp cho phân tích nhân tố khám phá EFA.

Bên cạnh đó hệ số KMO và kiểm định Bartlett’s của các nhân tố độc lập ảnh hưởng tới hiệu quả văn hóa – xã hội của sản phẩm (theo bảng dưới).

KMO và Bartlett’s

Hệ số KMO

.916
Kiểm định Bartlett’sKiểm định Chi bình phương (Chi-Square)1162.480
Tổng bình phương các sai lệch (df)28
Mức ý nghĩa (Sig.).000

Nguồn: Số liệu điều tra, khảo sát

8 tiêu chí được nhận dạng với phương pháp trích dẫn phân tích thành tố chính. Có 1 nhân tố duy nhất được trích tại Eigenvalues = 5.153 > 1 và giá trị tổng phương sai trích = 64,418% > 50%, nhân tố này giải thích được 64,418% biến thiên dữ liệu của 8 biến quan sát tham gia vào EFA. Tất cả các biến quan sát đều có hệ số tải nhân tố Factor loading > 0.5, giá trị được xem là đủ đóng góp cho việc giải thích nhân tố (Xem thêm bảng , phần phụ lục).

Tác động của văn hóa &#8211; xã hội đến phát triển sản phẩm OCOP ở Nghệ An

Sản phẩm OCOP của Công ty TNHH Đức Phong đạt chuẩn 5 sao luôn được đánh giá cao ở các hợp đồng xuất khẩu

Như vậy, kết quả kiểm định thang đo và phân tích nhân tố khám phá của 8 tiêu chí ảnh hưởng tới mức độ đánh giá hiệu quả văn hóa – xã hội của sản phẩm OCOP đạt yêu cầu.

Kết quả đo lường mức độ hiệu quả văn hóa – xã hội của sản phẩm OCOP đạt hạng sao tỉnh Nghệ An. Kết quả khảo sát cũng cho thấy, từ góc độ đánh giá của chính các chủ thể các sản phẩm OCOP của cơ sở sản xuất đã và đang mang lại hiệu quả khá rõ về mặt văn hóa – xã hội, góp phần thúc đẩy sự phát triển văn hóa – xã hội tại địa phương.

Nội dung/ Các tiêu chí

Mức độ hiệu quả (%)Điểm TBĐộ lệch chuẩnĐánh giáThứ bậc
12345
1. Thu hút sự tham gia của phụ nữ nông thôn/đồng bào DTTS vào làm việc ở các DN/cơ sở sản xuất SP OCOP0.43.530.053.512.63.74

0.735

Hiệu quả7
2. Giải quyết việc làm tại chỗ cho nhiều lao động tại địa phương (trong huyện/thị/thành)2.623.559.614.33.860.681Hiệu quả4
3. Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho người lao động thông qua các lớp tập huấn3.520.066.510.03.830.642Hiệu quả5
4. Thay đổi tư duy, nhận thức sản xuất kinh doanh của các chủ thể OCOP/ người dân (từ sản xuất nông nghiệp truyền thống sang SX hàng hóa, gắn với liên kết chuỗi)2.219.168.310.4

3.87

0.606

Hiệu quả3
5. Góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo tại địa phương3.934.852.29.13.670.697Hiệu quả8
6. Khôi phục, duy trì làng nghề truyền thống0.93.923.957.014.33.800.762Hiệu quả6
7. Quảng bá giá trị văn hóa, du lịch, góp phần phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn tại địa phương3.520.060.416.13.890.700Hiệu quả2
8. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (người tiêu dùng được sử dụng SP đúng chất lượng)1.710.068.719.64.060.603Hiệu quả1
Đánh giá chung về hiệu quả văn hóa – xã hội của các sản phẩm OCOP đạt hạng sao3.84Hiệu quả

Kết quả đo lường mức độ hiệu quả văn hóa – xã hội của sản phẩm OCOP tỉnh Nghệ An. (Theo thang đo từ 1 – 5 điểm: 1 điểm là Rất không hiệu quả và 5 điểm là Rất hiệu quả) – Nguồn: Số liệu điều tra, khảo sát

Bảng xếp hạng các tiêu chí đánh giá hiệu quả văn hóa – xã hội của sản phẩm OCOP theo mức độ hiệu quả được trình bày trong bảng 10. Theo thang đo Likert 5, điểm trung bình trong đánh giá chung của chủ thể về hiệu quả văn hóa – xã hội của sản phẩm OCOP là 3,84/5 điểm tương ứng mức độ Hiệu quả. Cả 8 tiêu chí đều được đánh giá mức “hiệu quả” với điểm trung bình dao động từ 3,67 đến 4,06 điểm. Độ lệch chuẩn các giá trị đều < 1, cho thấy sự tương đồng trong ý kiến khảo sát của chủ thể, mức độ hiểu quả ít có sự chênh lệch. Trong đó, các ý kiến đánh giá đều tập trung về mức Rất hiệu quả và Hiệu quả với tỷ lệ trên 60% (từ 61,3% đến 88,3%). Tuy nhiên, số đánh giá ở mức hiệu quả trung bình chiếm tỷ lệ từ 10,0% đến 30,0%). Bên cạnh đó, số ít chủ thể đánh giá ở mức không hiệu quả và rất không hiệu quả với tỷ lệ từ 1,7% đến 4,8%.

Trong đó, tiêu chí “góp phần bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (người tiêu dùng được sử dụng được sử dụng sản phẩm đúng chất lượng)” được đánh giá mang lại hiệu quả tốt nhất, xếp hạng đầu tiên (điểm trung bình 4,06; trong đó, có 68,7% số chủ thể đánh giá Hiệu quả và 19,6% số chủ thể đánh giá Rất hiệu quả).

Tiêu chí có hiệu quả xếp hạng 2 và 3 lần lượt là “Quảng bá giá trị văn hóa, du lịch, góp phần phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn tại địa phương” và “Thay đổi tư duy, nhận thức sản xuất kinh doanh của các chủ thể OCOP/người dân” (điểm trung bình tương ứng là 3,89 và 3,87).

Tác động của văn hóa &#8211; xã hội đến phát triển sản phẩm OCOP ở Nghệ An

Sản phẩm OCOP ngày càng đa dạng về chủng loại theo bản sắc văn hóa của Nghệ An

Ngược lại, “Khôi phục, duy trì làng nghề truyền thống”, “Thu hút sự tham gia của phụ nữ nông thôn/đồng bào dân tộc thiểu số vào làm việc ở các doanh nghiệp/cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP” và “Góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo tại địa phương” là những tiêu chí ít hiệu quả hơn theo sự đánh giá của các chủ thể đánh giá, lần lượt các tiêu chí có hiệu quả xếp hạng là 6, 7, 8.

Trong đó, tiêu chí “góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo tại địa phương” được đánh giá mang lại hiệu quả thấp nhất, xếp thứ 8 (điểm trung bình 3,67; có 52,2% số chủ thể đánh giá Hiệu quả và 9,1% số chủ thể đánh giá Rất hiệu quả; có tới 34,8% số chủ thể đánh giá hiệu quả mang lại chỉ ở mức trung bình và có 3,9% số chủ thể cho rằng sản phẩm không mang lại hiệu quả).

Nhìn chung các sản phẩm OCOP đã góp phần thúc đẩy sự phát triển văn hóa – xã hội tại địa phương. Điểm trung bình trong đánh giá chung của chủ thể về hiệu quả văn hóa – xã hội của sản phẩm OCOP là 3,84/5 điểm tương ứng mức độ Hiệu quả. Cả 8 tiêu chí đều được đánh giá mức “hiệu quả” với điểm trung bình dao động từ 3,67 đến 4,06 điểm. Tiêu chí “góp phần bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng” được đánh giá mang lại hiệu quả tốt nhất. Ngược lại, tiêu chí “góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo tại địa phương” được đánh giá mang lại hiệu quả thấp nhất.

ThS. Hoàng Đình Ngọc

Vương Đinh Huệ
Văn bản ban hành

Dự thảo Báo cáo Kết quả thẩm tra hồ sơ và mức độ đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024 đối với huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An

Dự thảo

Báo cáo Kết quả thẩm tra hồ sơ và mức độ đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024 đối với huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An

LĂNG THÀNH- YÊN THÀNH ĐÓN BẰNG CÔNG NHẬN XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO.

1541/QĐ-UBND

Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025

318/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

1563/QĐ-UBND

Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025

320/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

319/QĐ-TTg

Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025

263/QĐ-TTg

Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

18/2022/QĐ-TTg

Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

24/2020/NQ-HĐND

Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025

211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025


Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Xem bình chọn

Loading ... Loading ...
Thống kê
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại0
  • Tổng lượt truy cập0
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây