22:26:22 23/10/2024

Chung sức xây dựng nông thôn mới_top

Sông Trà Khúc ở Quảng Ngãi vô số con đặc sản, nói tên con này, ai mà chả ham

“Anh đi anh nhớ quê nhà. Nhớ con cá bống sông Trà kho tiêu”. Câu ca đó từ lâu đã gắn liền với địa danh tỉnh Quảng Ngãi về một loại cá đặc sản. Nhiều người hỏi: Cá bống có gì ngon mà sao xa quê lại nhớ đến vô cùng?

Ở Quảng Ngãi có nhiều đặc sản vốn nổi tiếng từ lâu như quế Trà Bồng, don, đường phèn, đường phổi… Ngoài ra, còn có rất nhiều đặc sản khác đã thành câu cửa miệng: “Chim mía Xuân Phổ, kẹo gương Thu Xà, cá bống sông Trà, mạch nha Mộ Đức”.

Trong số các đặc sản đó, có lẽ Cá bống sông Trà được nhiều du khách ưa chuộng hơn cả.

Dòng sông Trà bắt nguồn từ dãy Trường Sơn, đổ ra biển với chiều dài trên dưới 39 km, cá tôm không nhiều về chủng loại cũng như số lượng nhưng con nào ăn cũng ngon, đặc biệt là cá bống.

Cá bống ngon nhất vào mùa xuân hè. Bởi con sông Trà Khúc có một lượng cát lớn dưới đáy, lượng bùn rất ít nên phù du cứ thế sinh sôi và đó là nguồn thức ăn sạch cho cá bống.

Khi vào mùa xuân hè, lượng nước vơi cạn ít tạp chất nên thịt cá bống trở nên trong suốt và hết sức tươi ngon.

Con cá bống sông Trà KKhúc đặc sản Quảng Ngãi.

Ngư dân ven sông Trà Khúc thường bắt cá bống bằng ống tre cưa từng đoạn dài khoảng 0,5 m, có chừa đốt ở giữa đoạn, để trống hai đầu ống cho cá chui vào ở.

Mùa thả ống bắt đầu vào khoảng tháng tám âm lịch – khi các guồng xe nước đã dọn xong để tránh mùa mưa lũ – là lúc cá bống bắt đầu mùa sinh đẻ.

Nước sông Trà Khúc lúc bấy giờ cạn, chỉ ngập đến lưng quần.

Chỗ sinh đẻ thích hợp cho cá bống là đoạn nước cạn đứng nước và trong veo vẻo.

Người ta chọn lạch sông vừa tầm, đem ống ra cắm từng hàng ngang nhau, thẳng góc với dòng nước và cách đáy sông khoảng một gang tay, ống này cách ống kia chừng 2m.

Cứ chiều hôm trước đi cắm ống đến sáng sớm hôm sau, người ta đi bắt cá bống một lần gọi là trút ống.

Đi trút ống nhất thiết phải mang theo sau lưng chiếc “vịt” (dụng cụ đan bằng tre để đựng cá bống giống như con vịt).

Cách bắt cá bống sông Trà Khúc cũng phải nhẹ nhàng bằng cách nhè nhẹ bịt lấy hai đầu ống rồi nâng lên khỏi mặt nước.

Nếu nghe tiếng quẫy “ro ro” bên trong tức là có cá bên trong và cứ thế trút nhanh vào chiếc “vịt”. Xong, lại cắm ống trở về vị trí cũ.

Những cử động của người đi trút ống hết sức nhẹ nhàng, khéo tay để tránh gây tiếng động khiến cho cá nằm trong các ống khác chạy mất.

Ngoài dùng ống, người ta còn dùng cả lưới ngao để bắt cá.

Cá bống kho tiêu-đặc sản vùng ven sông Trà Khúc, tỉnh Quảng Ngãi

Ðồ kéo ngao gồm có một tấm lưới đan bằng gai hay tơ, dài độ 7m, cao 1m, hai đầu có sào chắn lưới. Một đầu sào vót nhọn để cắm xuống sông khi chăng lưới đón cá.

Mỗi dây ngao làm bằng vỏ ngao biển kết lại thành dây dài từ 30 đến 40m.

Cá bống sông Trà Khúc có nhiều loại, từ loại cá bống cát nhỏ con, màu vàng nhạt, cỡ bằng ngón tay út cho đến loại cá bống vồ.

Cá bống vồ sông Trà Khúc to con và trên dòng sông nổi tiếng Quảng Ngãi này còn loại cá bống mú có thân hình tím sẫm như loại cá mú biển (còn gọi là cá bống than) thịt nhão, không ngon bằng thịt cá bống cát.

Buổi sáng, cá đem về còn giãy đành đạch, tươi roi rói. Đem cá cho và niêu đất, cho gia vị ớt, hành, tiêu, chế nước xăm xấp, chụm lửa riu riu hơn 1 tiếng đồng hồ cho săn lại.

Nghe đơn giản nhưng phải biết cách kho nếu không cá sẽ nát hết.

Để cho ra món cá kho đặc sản đúng hương vị xứ Quảng thì phải dùng các loại gia vị đặc sản xứ Quảng như nước mắm Kỳ Tân, đường trắng An Thới, tỏi Lý Sơn, tiêu rừng vừa thơm vừa cay.

Được như vậy, con cá vừa dai vừa thơm vừa mằn mặn, ăn với cơm trắng mãi mà chẳng thấy ngán.

Người ta thường bảo: “Cá bống kho tiêu, cá thiều nấu ngọt”.

Ngon nhất phải nói đến loại cá bống cát ở sông Trà gọi là “Trà giang sa ngư”.

Mới đây, cá bống sông Trà được xác lập là một trong 50 món ăn ngon nhất Việt Nam.

Đó là hương vị của một vùng quê miền Trung đầy nắng gió, của dòng sông Trà có mùa chớm cạn, của tiết tháng ba nắng vàng như tươm mật trên dòng sông trong xanh biêng biếc…

Tử Trực (Báo Người lao động)

Vương Đinh Huệ
Văn bản ban hành

LĂNG THÀNH- YÊN THÀNH ĐÓN BẰNG CÔNG NHẬN XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO.

1541/QĐ-UBND

Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025

318/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

1563/QĐ-UBND

Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025

320/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

319/QĐ-TTg

Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025

263/QĐ-TTg

Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

18/2022/QĐ-TTg

Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

24/2020/NQ-HĐND

Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025

211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Thông tư của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch Về sữa đổi, bổ sung tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, thể thao xã và thôn


Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Xem bình chọn

Loading ... Loading ...
Thống kê
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại0
  • Tổng lượt truy cập2
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây