12:17:52 25/11/2024

Chung sức xây dựng nông thôn mới_top

Số chồi hữu hiệu trên cây lúa quyết định đến năng suất của vụ mùa

Số lượng chồi hữu hiệu trên đồng lúa là yếu tố quyết định năng suất của vụ mùa, nếu chồi hữu hiệu đạt 500 – 600 chồi/m2 sẽ cho năng suất cao.

Cây lúa có chồi hữu hiệu và chồi vô hiệu, trong đó chồi hữu hiệu sẽ quyết định năng suất của vụ mùa. Số lượng chồi hữu hiệu lý tưởng nhất là từ 500 – 600 chồi/m2, nếu đạt mục tiêu này, cây lúa sẽ cho năng suất rất cao.

Mỗi giai đoạn sinh trưởng của cây lúa đều góp phần cho sự hình thành năng suất, trong thời kỳ đẻ nhánh chồi hữu hiệu luôn là rất quan trọng. Ảnh:Thanh Tuyền.

Tầm quan trọng của chồi hữu hiệu

Mỗi giai đoạn sinh trưởng đều góp phần cho sự hình thành năng suất của cây lúa và trong thời kỳ đẻ nhánh, chồi hữu hiệu luôn là yếu tố quan trọng. Chồi hữu hiệu quyết định số bông trên mét vuông và 70% năng suất lúa phụ thuộc vào yếu tố này.

Nếu cây lúa quá ít chồi, chắc chắn sẽ thất thoát năng suất nhưng nếu nhiều chồi mà không phải là chồi hữu hiệu thì năng suất cũng không thể cao.

Chồi hữu hiệu sẽ quyết định số bông trên mét vuông và 70% năng suất lúa sẽ phụ vào yếu tố này. Ảnh:Thanh Tuyền.

Bổ sung dinh dưỡng và quản lý dịch hại là điều kiện để tạo chồi hữu hiệu

Cây lúa có một giai đoạn tối ưu cho việc tạo chồi hữu hiệu, theo các nhà chuyên môn giai đoạn đó là khi lúa bắt đầu đẻ nhánh đến trước khi đạt tối đa số chồi. Các chồi lúa được hình thành sau giai đoạn tối ưu trên sẽ vô hiệu và chết đi.

Do đó, bà con nông dân cần bổ sung dinh dưỡng phù hợp tùy theo sức khỏe của cây, đặc biệt là vấn đề bón phân cần tập trung, nên bón đúng lúc, đúng lượng để cây lúa đẻ nhánh mạnh, tạo điều kiện gia tăng chồi hữu hiệu.

Không nên bón phân nhiều lần và không nên bón đạm muộn vì khiến cây lúa đẻ nhánh lai rai và sinh ra nhiều chồi vô hiệu.

Mặc dù thời kỳ đẻ nhánh không phải là lúc quá mẫn cảm với các đối tượng dịch hại nhưng bà còn cũng cần thận trọng trong khâu quản lý để cây lúa được khỏe mạnh phát triển, đủ sức nảy chồi và gia tăng chồi hữu hiệu.

Không nên bón phân nhiều lần và không nên bón đạm muộn vì sẽ khiến cây lúa đẻ nhánh lai rai và sinh ra nhiều chồi vô hiệu. Ảnh:Thanh Tuyền.

Bổ sung thuốc tăng trưởng sinh học hỗ trợ cây lúa gia tăng tối đa chồi hữu hiệu

Nếu bổ sung dinh dưỡng đúng cách và quản lý tốt dịch hại thời kỳ đẻ nhánh là điều kiện cần việc bổ sung thêm thuốc tăng trưởng sinh học sẽ là điều kiện đủ để gia tăng tối đa chồi hữu hiệu.

Bà con có thể bổ sung sản phẩm sinh học Plastimula 1SL với liều lượng 30ml/bình 25L trước lúc bón phân 2 – 3 ngày khi lúa đẻ nhánh để đạt mục tiêu 500 – 600 chồi hữu hiệu/m2.

Sản phẩm Plastimula 1SL hỗ trợ cường lực bộ rễ, kích thích mạnh tiến trình sinh trưởng phát triển, giúp cây lúa có mầm mạnh rễ khỏe, gia tăng tối đa chồi hữu hiệu, cho đòng to bông bự và trổ rộ. Ảnh:Thanh Tuyền.

Không chỉ đẻ nhánh mà trong hành trình phát triển của cây lúa sẽ còn nhiều thời kỳ rất cần bổ sung sản phẩm Plastimula 1SL. Cụ thể, 4 giai đoạn quan trọng cần bổ sung cho cây lúa sản phẩm sinh học Plastimula 1SL bao gồm: xử lý giống, đẻ nhánh, làm đòng, trỗ.

Vào các thời điểm này, Plastimula 1SL sẽ cường lực bộ rễ, kích thích mạnh tiến trình sinh trưởng phát triển, giúp cây lúa có mầm mạnh rễ khỏe, gia tăng tối đa chồi hữu hiệu, cho đòng to bông bự và trỗ rộ.

Plastimula 1SL sẽ hỗ trợ cây lúa có bộ rễ phát triển mạnh để tăng khả năng hấp thu, tăng cường trao đổi chất, đảm bảo đủ số bông/m2 và số hạt/bông, giúp gia tăng năng suất một cách an toàn.

Đỗ Thanh Tuyền

Vương Đinh Huệ
Văn bản ban hành

LĂNG THÀNH- YÊN THÀNH ĐÓN BẰNG CÔNG NHẬN XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO.

1541/QĐ-UBND

Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025

318/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

1563/QĐ-UBND

Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025

320/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

319/QĐ-TTg

Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025

263/QĐ-TTg

Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

18/2022/QĐ-TTg

Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

24/2020/NQ-HĐND

Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025

211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Thông tư của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch Về sữa đổi, bổ sung tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, thể thao xã và thôn


Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Xem bình chọn

Loading ... Loading ...
Thống kê
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại0
  • Tổng lượt truy cập2
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây