PAN Group (HoSE: PAN) vừa công bố báo cáo tài chính quý III/2024, ghi nhận 5.083 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 37% so với cùng kỳ, lãi ròng theo đó đạt 186 tỷ đồng, tăng 89%, là mức tăng mạnh nhất từ trước đến nay.
CTCP Tập đoàn PAN (mã PAN – HoSE) vừa công bố kết quả kinh doanh quý III/2024 và 9 tháng đầu năm 2024, ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng.
Cụ thể, doanh thu trong quý III/2024 đạt gần 5.100 tỷ đồng, tăng 37% so với cùng kỳ, trong khi lợi nhuận sau thuế tăng 78% lên 344 tỷ đồng (chỉ thấp hơn mức 363 tỷ đạt được trong quý cuối năm ngoái). Lợi nhuận của công ty mẹ cũng đạt gần 187 tỷ đồng, tăng 89%.
Sự tăng trưởng đến từ ba lĩnh vực kinh doanh chính gồm thủy sản, nông nghiệp và thực phẩm đóng gói. Cụ thể: Lĩnh vực nông nghiệp: PAN có doanh thu tăng 20% với các mảng nông dược, giống cây trồng và lương thực. Lợi nhuận trước thuế từ mảng nông dược và khử trùng đạt 205 tỷ đồng, tăng 146% so với cùng kỳ năm trước, trong khi mảng giống và gạo đóng góp 39 tỷ đồng.
Lĩnh vực thủy sản: Đóng góp lớn nhất vào doanh thu với tỷ trọng 60%. Doanh thu từ mảng này tăng 56% nhờ sự hồi phục của xuất khẩu tôm và cá tra, dù lợi nhuận chỉ tăng 7% do áp lực thuế chống bán phá giá tại thị trường Hoa Kỳ.
Lĩnh vực thực phẩm đóng gói: Doanh thu tăng nhẹ 12%, trong khi lợi nhuận tăng tới 48%, đạt 65 tỷ đồng, nhờ tái cấu trúc danh mục sản phẩm và quản trị tốt nguyên liệu. Đặc biệt, mảng hạt và trái cây sấy của PAN ghi nhận mức tăng trưởng 146% về lợi nhuận nhờ tận dụng hàng tồn kho giá thấp.
Lũy kế 9 tháng đầu năm 2024, doanh thu của PAN Group tăng 32% lên 11.900 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 720 tỷ, tăng 58%. Với kết quả này, công ty đã thực hiện hơn 80% kế hoạch kinh doanh năm 2024. Bước sang quý IV/2024, PAN kỳ vọng mùa cao điểm nhất về kinh doanh sẽ giúp công ty duy trì được mức tăng trưởng cao trong năm 2024.
Về tình hình tài chính, quy mô tài sản cuối quý III/2024 của PAN đạt 23.710 tỷ đồng. Tập đoàn nắm giữ khoảng 1.208 tỷ đồng tiền và tiền gửi ngân hàng cùng hơn 1.100 tỷ đầu tư nắm giữ tới ngày đáo hạn (không được thuyết minh chi tiết).
Ngoài ra, PAN còn có khoản chứng khoán kinh doanh 10.576 tỷ đồng tại ngày 30/9, tăng 58% so với đầu năm song không đổi so với cuối quý II. Theo thuyết minh báo cáo kiểm toán bán niên, đây là khoản đầu tư vào chứng chỉ tiền gửi có kỳ hạn gốc trên 3 tháng và không quá 12 tháng tại các ngân hàng thương mại với mức lãi suất từ 4% đến 4,36%/năm. Đồng thời toàn bộ chứng chỉ tiền gửi được sử dụng làm tài sản đảm bảo cho khoản vay.
9 tháng, PAN thu về 330 tỷ đồng lãi tiền gửi, đóng góp đáng kể vào lợi nhuận của tập đoàn.
Tổng dư nợ vay cuối kỳ của tập đoàn là 12.458 tỷ đồng, giảm hơn 300 tỷ đồng sau một quý song tăng 39% so với đầu năm và chủ yếu là vay ngắn hạn.
Khoản nợ vay của PAN chiếm khoảng 53% nguồn vốn và gấp 1,43 lần vốn chủ sở hữu. 9 tháng đầu năm, doanh nghiệp thu từ đi vay 15.079 tỷ đồng thời trả nợ gốc vay 11.603 tỷ đồng. Chi phí lãi vay 3 quý là 268 tỷ đồng.
Về dòng tiền từ hoạt động kinh doanh ghi nhận âm 4.177 tỷ đồng 9 tháng đầu năm, cùng kỳ âm 5.829 tỷ do tăng mạnh nguồn tiền chi mua chứng khoán kinh doanh.
PAN Group dự báo mảng gạo đóng gói sẽ tiếp tục khả quan trong kinh doanh của mình từ nay tới cuối năm, do giá gạo (dù giảm gần đây vì tác động từ chính sách của Ấn Độ) vẫn ở mức cao. Còn lợi nhuận trước thuế mảng tôm có thể tăng từ 12% – 15% do kỳ vọng biên lợi nhuận cao hơn khi khai thác toàn bộ diện tích ao tự nuôi và sự giảm nhiệt trong chi phí vận chuyển và thức ăn chăn nuôi.
Trước đó, PAN Group nhận định giai đoạn cuối năm 2024 vẫn có nhiều thử thách cho hoạt động sản xuất kinh doanh khi các điều kiện kinh tế vĩ mô như tỷ giá, lãi suất, tín dụng tiếp tục có những biến động khó lường, và có ảnh hưởng bất lợi tới việc mở rộng sản xuất kinh doanh.
Lạm phát và lãi suất ở các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam như Mỹ, EU vẫn ở mức cao và do vậy nhu cầu tiêu dùng và đơn đặt hàng từ các thị trường này phục hồi chưa rõ nét.
Trong khi đó thị trường nội địa cũng mới đang bước vào giai đoạn phục hồi sau nhiều khó khăn. Vì vậy, kế hoạch kinh doanh của từng công ty cũng như hợp nhất cho năm 2024 của PAN được xây dựng với kịch bản có sự thận trọng nhất định.
Theo tài liệu Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2024, PAN Group đề ra kế hoạch doanh thu thuần 14.780 tỷ đồng, lãi sau thuế 882 tỷ đồng; tăng trưởng lần lượt 12% và 8% so với năm 2023. Mục tiêu lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ là 447 tỷ đồng, tăng 10% so với năm ngoái và nếu đạt được sẽ là con số cao kỷ lục của tập đoàn.
Trong kịch bản tích cực hơn, PAN Group kỳ vọng cả thị trường xuất khẩu và thị trường nội địa sẽ có những bước phục hồi mạnh mẽ trong trong cuối năm 2024, và có thể mang tới tăng trưởng cao hơn dự kiến cho các mảng kinh doanh của PAN.
Lĩnh vực nông nghiệp với các màng giống cây trồng, lương thực và thuốc bảo vệ thực vật, khử trùng dự kiến sẽ vẫn có được tốc độ tăng trưởng tốt ở doanh thu tuy nhiên lợi nhuận có thể tăng thấp hơn do ảnh hưởng của biến động giá đầu vào, giá thu mua và tỷ giá tăng cao.
Ngoài ra tình hình El Nino sẽ tiếp tục gây ảnh hưởng tới các mùa vụ cây trồng, cây ăn quả và gián tiếp ảnh hưởng tiêu cực tới tiêu thụ các sản phẩm bảo vệ thực vật.
Tập đoàn dự báo mảng gạo đóng gói nhiều khả năng sẽ tiếp tục khả quan do giá gạo khó giảm quá thấp bởi nhu cầu thị trường tốt, phần nào bù đắp cho các rủi ro và khó khăn trong mảng giống cây trồng và nông dược.
Ở lĩnh vực thực phẩm đóng gói, mảng bánh kẹo dự kiến hoạt động cốt lõi tiếp tục tăng trưởng tốt theo đà hồi phục hiện nay; cùng với đó là động lực tăng trưởng mới từ khai thác mạnh hơn thị trường xuất khẩu.
Doanh thu mảng bánh kẹo dự kiến tăng trưởng 15%; trong khi đó lợi nhuận trước thuế từ hoạt động cốt lõi dự kiến có tăng trưởng ở mức một con số với ước tính tình hình giá nguyên liệu đầu vào tăng cao hơn.
Trong khi đó, mảng hạt xuất khẩu nhìn chung có kế hoạch tăng trưởng tốt khi việc bán hàng tới các khách hàng Trung Quốc, Hồng Kông phục hồi bên cạnh đó đẩy mạnh khai thác thị trường Nhật Bản, cũng sẽ là động lực quan trọng trong trong giai đoạn 5 năm tới của mảng này.
Dự báo doanh thu và lợi nhuận mảng hạt có thể tăng trưởng từ 10% – 15%, do dự kiến năm 2024 khôi phục hoàn toàn được việc bán hàng cho các khách hàng truyền thống cũng như đẩy mạnh được thị trường Nhật Bản.
Trong lĩnh vực thủy sản, nửa đầu năm do việc các thị trường tiêu thụ chính như Mỹ, EU có lạm phát cao và đơn hàng chưa phục hồi mạnh mẽ như kỳ vọng nên PAN đang đặt hy vọng ở cuối năm. Với thuận lợi trong vụ kiện chống bán phá giá và chống trợ cấp của Mỹ với ngành tôm, PAN hy vọng nửa cuối năm, mức độ tiêu thụ tôm sẽ phục hồi nhanh hơn.
Mảng tôm, kế hoạch doanh thu tăng trưởng một con số so với 2023, nhưng lợi nhuận trước thuế dự kiến có tăng trưởng cao hơn, từ 12% – 15%.
Mảng cá tra dự kiến chịu ảnh hưởng lớn từ bối cảnh thị trường xuất khẩu và mặt bằng giá xuất khẩu chưa có nhiều cải thiện – dự kiến doanh thu, lợi nhuận tăng trưởng ở mức một con số.
PAN Group thành lập năm 1998 với hoạt động kinh doanh chính là dịch vụ vệ sinh công nghiệp. Năm 2006, công ty niêm yết tại Sở GDCK Hà Nội (HNX) với mã PAN, sau đó chuyển sang niêm yết tại Sở GDCK TP. HCM (HSX) năm 2010. Từ 2013, công ty chuyển hướng đầu tư sang lĩnh vực nông nghiệp, thực phẩm và hiện đã trở thành Tập đoàn hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực này.
Nguyễn Phương
Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025
Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025
Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025
Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025
Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025
Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025
Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025
Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025
Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới
Thông tư của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch Về sữa đổi, bổ sung tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, thể thao xã và thôn