22:52:48 15/05/2025

Chung sức xây dựng nông thôn mới_top

Quế Phong – huyện đặc biệt khó khăn nổi lực vươn lên trong phát triển kinh tế – xã hội, xây dựng nông thôn mới

Quế Phong là huyện vùng cao biên giới nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Nghệ An. Toàn huyện có 12 xã và 1 thị trấn, với 6 dân tộc anh em cùng sinh sống. Trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm khoảng 93%, dân số hơn 75.900 người. Thời điểm bắt tay thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), bình quân số tiêu chí NTM của huyện mới chỉ đạt 2,1 tiêu chí/xã. Sau gần 13 năm, đến nay, bình quân số tiêu chí NTM toàn huyện đạt 13,5 tiêu chí/xã và 12/98 thôn bản được công nhận đạt chuẩn NTM. Trong đó, xã đạt nhiều nhất là 18/19 tiêu chí (xã Mường Nọc), xã đạt thấp nhất là 9/19 tiêu chí (xã Tri Lễ).

Với mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, toàn huyện có 2 – 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới và có thêm ít nhất 20 thôn bản đạt chuẩn nông thôn mới và xây dựng, hoàn thành 01 bản NTM kiểu mẫu; số tiêu chí bình quân đạt 15 tiêu chí/xã. Để đạt được mục tiêu trên, Cấp ủy đảng, chính quyến các cấp tập trung thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp chính như sau: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động và tổ chức các phong trào thi đua xây dựng NTM từ huyện đến cơ sở nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân về mục đích, ý nghĩa của chương trình. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các xã thực hiện rà soát, đánh giá kết quả thực hiện 19 tiêu chí thuộc Bộ tiêu chí xây dựng Nông thôn mới và xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng địa phương. Ưu tiên nguồn lực để hoàn thiện hạ tầng kinh tế – xã hội khu vực nông thôn, trong đó, ưu tiên hoàn thiện hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và dân sinh. Khai thác tối đa các nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước, các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân, người dân đóng góp, đặc biệt tiếp tục thực hiện có hiệu quả các Chương trình mục tiêu quốc gia. Tập trung chỉ đạo đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với từng ngành, từng lĩnh vực; ưu tiên hỗ trợ phát triển sản xuất về cây trồng, vật nuôi thế mạnh, đặc biệt là các các chương trình, đề án, dự án đã và đang thực hiện.

Quế Phong – huyện đặc biệt khó khăn nổi lực vươn lên trong phát triển kinh tế – xã hội, xây dựng nông thôn mới

Đồng chí Bùi Thanh An – Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cùng đoàn công tác kiểm tra thi công tuyến đường Hạnh Dịch – Long Tiến ở huyện Quế Phong. Ảnh: Nguyên Nguyên

Với những kết quả nêu trên vừa cho thấy nỗ lực, cố gắng, đồng thời phản ánh tốc độ phát triển kinh tế – xã hội của huyện Quế Phong trong xây dựng Nông thôn mới. Đến nay, gần 13 năm nỗ lực và phấn đấu không ngừng nghỉ và đã gặt hái được những kết quả nhất định, đáng ghi nhận đối với một huyện miền núi vùng cao biên giới như Quế Phong, nhưng so với mặt bằng chung của toàn tỉnh và khu vực miền núi, kết quả xây dựng Nông thôn mới còn thấp. Quế Phong vẫn là huyện “trắng” xã đạt chuẩn Nông thôn mới, ngay ở những xã được huyện lựa chọn là điểm và nằm trong lộ trình xã về đích nông thôn mới như: Mường Nọc, Đồng Văn và Châu Kim đều có “xuất phát điểm” thấp về mọi mặt, kinh tế xã hội chưa phát triển, đời sống của người dân còn khó khăn, cơ sở hạ tầng nông thôn còn yếu và thiếu, người dân dựa vào sản xuất nông, lâm nghiệp là chủ yếu, tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo còn cao, thu nhập còn thấp,… số tiêu chí nông thôn mới của các xã đạt được còn thấp hoặc chưa bền vững.

Quế Phong so với các huyện miền núi trong tỉnh, công tác xây dựng Nông thôn mới của huyện tương đối chậm; bởi việc xây dựng nông thôn mới ở các huyện miền núi thấp vốn đã nhiều khó khăn, thì với Quế Phong là một huyện vùng cao, biên giới khó khăn càng tăng gấp bội. Cái khó của huyện là xuất phát điểm của nền kinh tế thấp so với mặt bằng chung của tỉnh, kết cấu hạ tầng thiếu thốn, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội và đời sống, sinh hoạt của Nhân dân. Sản xuất nông, lâm nghiệp của huyện chủ yếu là tự cung, tự cấp, dẫn đến tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo ở mức rất cao so với mặt bằng chung của toàn tỉnh và các huyện vùng núi. Hơn thế nữa, trình độ dân trí thấp, kéo theo nhận thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên và Nhân dân chưa đầy đủ về chương trình xây dựng Nông thôn mới, còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Ngoài ra, nguồn vốn cho xây dựng Nông thôn mới của huyện được bố trí hàng năm còn thấp so với nhu cầu thực tế, việc huy động nội lực từ cộng đồng dân cư, các tổ chức doanh nghiệp còn rất khó khăn, đặc biệt khi đơi sống, kinh kế của người dân còn thấp.

Từ những khó khăn, vướng mắc trên, việc triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới ở các xã trong huyện giống như một đại công trình, cho nên không thể nóng vội, mà phải tập trung vào các tiêu chí với phương châm là “dễ làm trước, khó làm sau, làm đến đâu rút kinh nghiệm đến đó”. Để đạt mục tiêu đề ra, ngay từ những ngày đầu của giai đoạn 2021 – 2025, huyện đã tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở, gắn với huy động cả hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân chung sức tham gia xây dựng nông thôn mới. Với quan điểm chỉ đạo triển khai xây dựng nông thôn mới là đồng bộ, toàn diện ở tất cả các xã và có trọng tâm, trọng điểm đối với xã các xã nằm trong lộ trình về đích Nông thôn mới trong giai đoạn 2021 – 2025.

Quế Phong – huyện đặc biệt khó khăn nổi lực vươn lên trong phát triển kinh tế – xã hội, xây dựng nông thôn mới

Quế Phong – huyện đặc biệt khó khăn nổi lực vươn lên trong phát triển kinh tế – xã hội, xây dựng nông thôn mới

Vận dụng sáng tạo xây dựng, chỉnh trang nhiều tuyến đường sáng – xanh – sạch – đẹp của các chi hội

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động và tổ chức các phong trào thi đua xây dựng Nông thôn mới từ huyện đến cơ sở nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân về mục đích, ý nghĩa của chương trình xây dựng Nông thôn mới, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số miền núi khi đang hưởng các chính sách hỗ trợ như: Bảo hiểm ý tế, học sinh đi học,… nhưng sau khi xây xã về đích nông thôn mới các chính sách trên sẽ không còn; đẩy mạnh công tác truyền thông, thường xuyên cập nhật, đưa tin về các mô hình, các điển hình tiên tiến, sáng kiến và kinh nghiệm hay về xây dựng Nông thôn mới trên các phương tiện thông tin đại chúng để phổ biến, nhân rộng các mô hình hay và hiệu quả. Thực hiện tốt phong trào thi đua “Nghệ An chung súc xây dựng nông thôn mới”, để tập trung tạo bước đột phá từ những tiêu chí không cần nhiều kinh phí như: Văn hóa, Môi trường và An toàn thực phẩm, Quốc phòng – an ninh, Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật,… Thực hiện việc xây dựng nông thôn mới từ cấp thôn bản đi lên, đặc biệt là các xã vùng biên giới, vùng đặc biệt khó khăn. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với từng ngành, từng lĩnh vực. Đi liền với ưu tiên hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi thế mạnh, đặc biệt là các các chương trình, đề án, dự án,… ứng dụng khoa học – kỹ thuật mới vào sản xuất, xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, hữu cơ, từng bước triển khai phát triển các sản phẩm đặc trưng của địa phương hướng theo chuỗi liên kết có sự tham gia mạnh mẽ của doanh nghiệp, hợp tác xã gắn với chế biến, bao tiêu sản phẩm. Mặt khác, huyện cũng tạo điều kiện hỗ trợ liên kết doanh nghiệp, hợp tác xã với người dân trong đầu tư phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản của địa phương.

Quế Phong – huyện đặc biệt khó khăn nổi lực vươn lên trong phát triển kinh tế – xã hội, xây dựng nông thôn mới

Giáo dục được ưu tiên đầu tư

Tiếp tục triển khai thực hiện các đề án, dự án, kế hoạch, khai thác tối đa các nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước, các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân, người dân đóng góp và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ hợp pháp khác trong xây dựng, phát triển kinh tế nông thôn; xây dựng mỗi xã một sản phẩm (OCOP) phù hợp với thực tế nhưng phải đảm bảo chất lượng, tiến độ và tính đặc sản của địa phương; đặc biệt là việc hỗ trợ các xã nằm trong lộ trình về đích nông thôn mới như: Mường Nọc, Châu Kim và xã Đồng Văn để phát triển sản xuất nâng cao thu nhập, hoàn thiện cơ sở hạ tầng để xã về đích NTM.

Với đặc thù của một huyện biên giới nằm trong danh sách các huyện nghèo nhất cả nước. Do đó, huyện tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, theo tinh thần Nghị quyết số 24/2021/QH15, ngày 28/7/2021 của Quốc hội về phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025; Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019 của Quốc hội về việc phê duyệt đề án tổng thể phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030; Nghị quyết số 25/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025, các chính sách hỗ trợ của tỉnh và các nguồn vốn hợp pháp khác, nhằm nâng cao hiệu quả triển khai thực hiện các chương trình an sinh xã hội trên địa bàn, thực hiện đổi mới cách thức hỗ trợ phát triển sản xuất cho người nghèo từ hỗ trợ trực tiếp sang hỗ trợ đào tạo, hỗ trợ việc làm, vốn, phương thức sản xuất, để người dân chủ động vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng.

ThS. Hoàng Đình Ngọc

Vương Đinh Huệ
Văn bản ban hành

Dự thảo Báo cáo Kết quả thẩm tra hồ sơ và mức độ đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024 đối với huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An

Dự thảo

Báo cáo Kết quả thẩm tra hồ sơ và mức độ đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024 đối với huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An

LĂNG THÀNH- YÊN THÀNH ĐÓN BẰNG CÔNG NHẬN XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO.

1541/QĐ-UBND

Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025

318/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

1563/QĐ-UBND

Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025

320/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

319/QĐ-TTg

Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025

263/QĐ-TTg

Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

18/2022/QĐ-TTg

Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

24/2020/NQ-HĐND

Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025

211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025


Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Xem bình chọn

Loading ... Loading ...
Thống kê
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại0
  • Tổng lượt truy cập0
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây