12:46:46 26/12/2024

Chung sức xây dựng nông thôn mới_top

Phát triển hiệu quả và bền vững ngành cà-phê Việt Nam

Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức hội thảo liên quan việc sử dụng vật tư nông nghiệp và xử lý chất thải trong sản xuất cà-phê, nhằm nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp, người dân trongsản xuất cà-phê hiệu quả và bền vững.

Thu hoạch cà-phê Arabica tại Lâm Đồng.

Sáng 28/10, tại thành phố Đà Lạt,tỉnh Lâm Đồng, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức Hội thảo “Thực trạng sử dụng vật tư nông nghiệp và các giải pháp xử lý thu gom chất thải trong sản xuất cà-phê”.

Theo Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia Lê Quốc Thanh, hội thảo nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ khuyến nông, khuyến nông cộng đồng, nông dân, cơ sở sản xuất cà-phê và các đối tác liên quan về thực trạng của việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hiện nay và ảnh hưởng của nó đến môi trường. Từ đó, giúp người sản xuất cà-phê nắm vững các biện pháp quản lý, xử lý chất thải trong sản xuất cà-phê; nâng cao vai trò, trách nhiệm trong sử dụng vật tư nông nghiệp đầu vào (giống, thuốc trừ sâu bệnh, thuốc diệt cỏ, phân bón, nước tưới…) trong sản xuất cà phê, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và môi trường.

Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia Lê Quốc Thanh phát biểu tại hội thảo.

Việt Nam có lịch sử phát triển cà-phê khoảng 160 năm. Với sự nỗ lực của người sản xuất, doanh nghiệp, nhàkhoa họcvà các cơ quan quản lý, ngành cà-phê Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ, trở thành quốc gia sản xuất, xuất khẩu cà-phê đứng thứ 2 thế giới.

Đại diện Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông tin, cà-phê là một trong những mặt hàng nông sảnxuất khẩu chủ lực của Việt Nam, có kim ngạch xuất khẩu hơn 1 tỷ USD. Đây là ngành hàng đóng góp đáng kể, tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập của các hộ nông dân.

Đại biểu trình bày tham luận tại hội thảo.

Tuy nhiên, theo đánh giá, những năm gần đây, do tình trạng thiếu lao động và chi phí sản xuất gia tăng, dẫn đến việc người sản xuất cà-phê sử dụng thuốc diệt cỏ nhiều hơn đã ảnh hưởng nguồn nước, sức khỏe cộng đồng và xuất khẩu cà-phê của Việt Nam. Việc sử dụng nông dược, vật tư đầu vào không đúng cách vẫn còn phổ biến trong sản xuất cà-phê; việc thu gom và xử lý chất thải trong sản xuất cà-phê, như các loại vỏ, bao bì, thùng chứa vật tư nông nghiệp ngày càng trở thành vấn đề nhức nhối.

Hiện đã có 48/63 tỉnh, thành phố trong cả nước có hướng dẫn thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng; 42 tỉnh, thành phố có hơn 57,9 nghìn bể thu gom. Tại một số địa phương, tỷ lệ thu gom, xử lý, tái chế phụ phẩm cây trồng vẫn còn thấp; lượng rác thải nhựa phát sinh trong sản xuất nông nghiệp ngày càng lớn, việc giảm thiểu và lựa chọn các vật liệu thay thế chưa có tính khả thi.

Nhiều đại biểu đã nêu những giải pháp nhằm hướng đến phát triển ngành cà-phê Việt Nam hiệu quả và bền vững.

Tại hội thảo, nhiều đại biểu đã nêu những giải pháp nhằmhướng đến phát triển ngành cà-phê Việt Nam hiệu quảvà bền vững, như cần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người sản xuất trong việc quản lý, xử lý chất thải trong sản xuất cà phê; không tái sử dụng các bao bì, thùng chứa phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất để chứa đựng sản phẩm; vỏ bao, gói thuốc bảo vệ thực vật, phân bón sau sử dụng phải thu gom, xử lý theo quy định pháp luật về bảo vệ môi trường; rác phải được thu gom và phân loại đúng cách, được chuyển giao cho đơn vị chức năng, năng lực phù hợp để xử lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại…

Để giảm thiểu chất thải trong sản xuất cà-phê, cần nâng cao nhận thức của các bên, như thu gom, vận chuyển, phân loại, xử lý, tái sử dụng…

Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, nước thải nông nghiệp chứa nhiều chất ô nhiễm như đạm, nitrat, phosphat, thuốc trừ sâu và vi khuẩn gây hại, có thể gây ô nhiễm môi trường nước và ảnh hưởng đến sức khỏe con người và động vật sống. Vì vậy, để giảm thiểu chất thải trong sản xuất cà-phê, cần nâng cao nhận thức của các bên, như thu gom, vận chuyển, phân loại, xử lý, tái sử dụng…

Trong điều kiện biến đổi khí hậu và đòi hỏi ngày càng cao của thị trường về chất lượng, an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc. Phát triển bền vững đang là đòi hỏi cấp thiết của ngành cà phê Việt Nam, nhằm từng bướcnâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng và cải thiện thu nhập cho nông dân.

Vương Đinh Huệ
Văn bản ban hành

LĂNG THÀNH- YÊN THÀNH ĐÓN BẰNG CÔNG NHẬN XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO.

1541/QĐ-UBND

Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025

318/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

1563/QĐ-UBND

Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025

320/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

319/QĐ-TTg

Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025

263/QĐ-TTg

Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

18/2022/QĐ-TTg

Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

24/2020/NQ-HĐND

Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025

211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Thông tư của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch Về sữa đổi, bổ sung tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, thể thao xã và thôn


Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Xem bình chọn

Loading ... Loading ...
Thống kê
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại0
  • Tổng lượt truy cập0
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây