08:34:54 22/10/2024

Chung sức xây dựng nông thôn mới_top

Phát triển hạ tầng giao thông – xây dựng nông thôn mới trên địa bàn vùng miền níu, khó khăn tỉnh Nghệ An

Nghệ An nằm ở Bắc Trung bộ, có diện tích tự nhiên 16.480 km2. Dân số hơn 3,4 triệu người, có 21 huyện, thành, thị (trong đó: 01 thành phố; 03 thị xã, 17 huyện (có 11 huyện, thị xã thuộc khu vực miền núi) với tổng số xã là 411 xã (trong đó có 131 xã khu vực I, III). Hệ thống giao thông trên địa bàn tỉnh bao gồm đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường biển, đường thuỷ nội địa tạo thành mạng lưới giao thông rất thuận tiện, là vị trí trung tâm và đầu mối giao thông khu vực của Bắc Trung bộ, có cửa khẩu Nậm Cắn, Thanh Thuỷ, Thông Thụ, Cao Vều nối liền Việt Nam với nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào và Đông Bắc Thái Lan.

Hệ thống đường bộ có tổng chiều dài khoảng 29.307 Km. Bao gồm: Có 16 tuyến Quốc lộ với tổng chiều dài 1.727 Km; 39 tuyến đường tỉnh với tổng chiều dài 947,28 Km; đường đô thị có tổng chiều dài là 1.170 Km; đường chuyên dùng có tổng chiều dài là 301 Km; hệ thống đường huyện, đường xã, đường thôn xóm, bản, đường nội đồng (đường GTNT) có tổng chiều dài gần 25.200 km, chiếm 85,98% tổng chiều dài mạng lưới đường bộ. Hiện trạng đường GTNT còn nhỏ hẹp, hệ thống cầu, cống thiếu về số lượng, yếu về chất lượng và tải trọng còn hạn chế, đặc biệt là ở những xã vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.

Với đặc thù Nghệ An là một tỉnh có diện tích, địa bàn rộng, nhiều xã, dân cư thưa thớt, bị chia cắt bởi sông suối, nhất là các xã thuộc địa bàn các huyện trung du, miền núi. Nghệ An hiện vẫn là tỉnh đang gặp rất nhiều khó khăn; thu ngân sách chưa đáp ứng yêu cầu chi ngân sách; cơ sở hạ tầng xuống cấp do thiên tai, lũ lụt, hạn hán,…

Trong những năm qua, được sự quan tâm của Chính phủ, các Bộ, Ngành Trung ương, sự lãnh đạo. chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HĐND tỉnh, UBND tỉnh đến công tác đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, phát triển GTNT, kịp thời ban hành các chủ trương, chính sách về xây dựng đường GTNT gắn với xây dựng nông thôn mới, hệ thống giao thông nông thôn khu vực miền núi tỉnh Nghệ An đã được tập trung đầu tư xây dựng. Phong trào xây dựng GTNT tiếp tục được duy trì và đạt kết quả đáng khích lệ. Nhân dân phấn khởi đón nhận và hưởng ứng phòng trào xây dựng giao thông nông thôn, chuyển biến cơ bản về nhận thức, từng bước khắc phục được tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào đầu tư của Nhà nước.

Nhiều tuyến đường quan trọng, kết nối vùng đồng bằng với miền núi đã được triển khai đầu tư xây dựng, hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng như: Đường nối QL.1 đi thị xã Thái Hòa (nay là QL.48D), dài 29,123 Km; Đường giao thông nối đường N5 khu kinh tế Đông Nam đến Hòa Sơn (Đô Lương) dài 28,5km, đang triển khai tiếp tục đoạn từ Hòa Sơn (Đô Lương) lên Tân Long (Tân Kỳ) dài 28km, đường Mường Xén – Ta Đo – Khe Kiền (ĐT.543D) dài 58 km. Nâng cấp nhiều tuyến Quốc lộ, đường tỉnh khu vực miền núi như QL.48 (Đoạn từ Km0-Km33, Km38-Km112), ĐT.544B, hoàn thành xây dựng cầu Khe Ang 1, cầu Khe Ang 2 trên ĐT.531 (nay chuyển thành QL48E)… Xây dựng hoàn thành 50 cầu qua sông, suối phục vụ đi lại an toàn cho nhân dân vùng miền núi, trong đó có 6 cầu qua sông thay thế bến đò và phục vụ phát triển kinh tế xã hội khu vực miền núi (Khe Ngậu, cầu Dùng II, cầu Pa Tý, cầu Châu Hội, cầu Cốc Mẳm, cầu Hiếu II); 12 cầu treo dân sinh thuộc Đề án xây dựng 186 cầu treo dân sinh đảm bảo an toàn giao thông trên phạm vi 28 tỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên; 32 cầu dân sinh thuộc Dự án đầu tư xây dựng cầu dân sinh và quản lý tài sản đường địa phương (Dự án LRAMP) – Hợp phần cầu.

Triển khai chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, hệ thống giao thông nông thôn toàn tỉnh nói chung, khu vực miền núi nói riêng tiếp tục được quan tâm đầu tư. Đặc biệt, khi UBND tỉnh đã ban hành các quyết định hỗ trợ xi măng làm đường GTNT thực hiện Chương trình MTQG xây dựng Nông thôn mới, phong trào xây dựng đường bê tông xi măng tại các xã phát triển mạnh mẽ, có tính đột phá, được đông đảo nhân dân đồng tình, ủng hộ. Các huyện đã có nhiều cố gắng huy động sức dân, dùng ngân sách địa phương, lồng ghép các chương trình, dự án, vận động được nhân dân hiến hàng trăm ha đất cho làm đường giao thông. Từ khi triển khai hỗ trợ xi măng đến nay, các xã của các huyện miền núi đã xây dựng được 1.877 km đường bê tông xi măng. Diện mạo khu vực nông thôn, miền núi có nhiều thay đổi.

Phát triển hạ tầng giao thông – xây dựng nông thôn mới trên địa bàn vùng miền níu, khó khăn tỉnh Nghệ An

Bà con nhân dân huyện Kỳ Sơn làm đường GTNT

Đối với những xã miền núi, vùng sâu, vùng xa của tỉnh, việc đầu tư xây dựng, nâng cấp hạ tầng giao thông nông thôn trong chương trình xây dựng nông thôn mới là là rất khó khăn. Nghệ An đã chủ động ban hành bộ tiêu chí NTM cấp thôn, bản ở các xã miền núi khó khăn. Bộ tiêu chí này đã tạo động lực, làm dấy lên phong trào xây dựng nông thôn mới nói chung và làm đường giao thông nói riêng ở thôn, bản, có sức lan tỏa khắp khu vực miền núi miền Tây của tỉnh. Qua thực tiễn xây dựng GTNT tại các xã 30a và xã biên giới ở một số huyện miền núi, nhiều địa phương đã ban hành cơ chế, chính sách động viên, khuyến khích các thôn, bản làm đường giao thông như huyện Tương Dương hỗ 50 triệu đồng để bản, làng đầu tư xây dựng công trình hạ tầng trong đó có đường giao thông; huyện Tân Kỳ hỗ trợ 30 tấn xi măng/km làm đường giao thông ngõ, xóm…Mặt khác, việc triển khai thực hiện xây dựng đường giao thông cấp thôn, bản không những giúp người dân thật sự phát huy vai trò chủ thể và chủ động hơn trong công việc của mình, đẩy lùi tư tưởng trông chờ ỷ lại, mà còn tạo ra khí thế thi đua giữa các gia đình, dòng họ, giữa các thôn, bản với nhau, từ đó thúc đẩy đồng loạt phong trào xây dựng GTNT trong toàn xã.

Từ những kết quả trên, tỷ lệ nhựa hóa, bê tông hóa, cứng hóa đường giao thông nông thôn trên địa bàn miền núi ngày càng tăng cao. Năm 2015, tỷ lệ đường trục liên xã được nhựa hóa, bê tông hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ Giao thông vận tải vùng miền núi là 36,9%; đến năm 2022 là 77,3% (tăng 40,4% so với năm 2015). Năm 2015, tỷ lệ đường trục thôn, bản được cứng hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ Giao thông vận tải vùng miền núi là 35,8%; đến năm 2022 là 67,7% (tăng 31,9% so với năm 2015). Đến hết năm 2022, cả tỉnh đã có 327/411 xã đạt tiêu chí số 2 giao thông, đạt 79,56% (năm 2010 chưa có xã nào đạt tiêu chí số 2). Trong đó có 118 xã thuộc các huyện, thị xã miền núi đạt tiêu chí số 2 giao thông (đạt 36,1% trên tổng số xã đạt tiêu chí số 2 của tỉnh).

Mặc dù đã được quan tâm đầu tư, nhưng hạ tầng giao thông nông thôn ở khu vực miền núi tỉnh Nghệ An vẫn còn nhiều khó khăn. Hiện còn 2 xã chưa có đường từ trung tâm huyện đến trung tâm xã (Xã Nhôn Mai, Mai Sơn, huyện Tương Dương, 2 xã này đã có tuyến QL.16 đi qua, nhưng để đi từ trung tâm huyện lên thì phải đi vòng qua huyện Kỳ Sơn, nên hiện nay nhân dân đi bằng thuyền trong lòng hồ thủy điện Bản Vẽ), 3 xã có đường ô tô đến trung tâm nhưng chưa được nhựa hóa, bê tông hóa (xã Na Loi, Đoọc Mạy, Keng Đu của Kỳ Sơn); 124 thôn, bản đặc biệt khó khăn mới có đường xe máy đến được hoặc có đường ô tô đến trung tâm nhưng chưa được cứng hóa. Trên địa bàn tỉnh đến nay còn 9 bến đò ngang sông, việc đi lại của nhân dân, học sinh qua sông, suối rất khó khăn, không bảo đảm an toàn, nhất là vào mùa mưa lũ. Nhiều tuyến đường bên núi, bên vực thường bị sạt lở; nhiều cầu tràn, đoạn tuyến vào mùa mưa lũ thường bị ngập, chia cắt giao thông… Số tuyến đường còn lại chưa được đầu tư chủ yếu là ở các xã khu vực III (xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới), một số tuyến đường có chiều dài lớn, mật độ dân cư thưa thớt, đời sống nhân dân còn thấp, chính sách hỗ trợ theo quy định đối với các xã vùng III còn khó khăn nên việc huy động nhân dân tham gia đóng góp chưa được tích cực.

Trong thời gian tới, việc đầu tư phát triển hạ tầng giao thông trong đó có giao thông nông thôn khu vực miền núi vẫn là một trong những nhiệm vụ ưu tiên của của tỉnh. Phát triển giao thông phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội, các chương trình mục tiêu quốc gia; phát triển giao thông bền vững, tạo sự gắn kết, liên hoàn thông suốt giữa các vùng miền đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội và nhu cầu đi lại, giao thương hàng hóa của nhân dân. Nhiệm vụ này cũng được xác định rõ trong các nghị quyết, chương trình hành động, kế hoạch của Đảng, Chính phủ và tỉnh Nghệ An. Để từng bước hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông trên địa bàn các xã, hạ tầng giao thông liên xã, liên huyện tại vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Nghệ An, chúng ta cần thực hiện tốt các nội dung: (i) Tranh thủ các nguồn vốn của Trung ương đầu tư, vốn hỗ trợ của các tổ chức nước ngoài, lồng ghép các chương trình mục tiêu, dự án,…đẩy mạnh thực hiện theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, huy động sự đóng góp của nhân dân, của các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài địa bàn trong việc phát triển hạ tầng giao thông vùng miền núi; (ii) Tiếp tục nghiên cứu, tham mưu UBND tỉnh ban hành các cơ chế, chính sách phù hợp, nhằm thu hút tối đa nguồn vốn để phát triển GTNT. Trong điều kiện kinh tế tại vùng đặc biệt khó khăn còn rất nhiều hạn chế, khả năng hỗ trợ của ngân sách nhà nước có hạn. Do đó, các cấp, ngành, địa phương tiếp tục phải cố gắng tìm mọi giải pháp tích cực, vận dụng và ban hành những cơ chế, chính sách phù hợp để tiếp tục duy trì phong trào phát triển GTNT trên địa bàn; (iii) Tập trung lãnh đạo của cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo sát sao của chính quyền các cấp và cơ quan quản lý chuyên ngành GTVT nhằm đẩy mạnh phong trào xây dựng giao thông nông thôn, trở thành phong trào quần chúng rộng rãi. Có thể nói ở nơi nào mà cấp ủy và các cấp chính quyền và nhân dân có quyết tâm cao thì ở đó có phong trào xây dựng giao thông nông thôn mạnh và đó là một trong những yếu tố quyết định để tạo ra sự đột phá về cơ sở hạ tầng; (iv) Nhu cầu vốn xây dựng GTNT khu vực miền núi là rất lớn. Do đó, cần tiếp tục nâng cao hiệu quả tuyên truyền để toàn dân hiểu rõ lợi ích, giá trị được hưởng lợi sau đầu tư, từ đó tự nguyện đóng góp nguồn lực chung sức xây dựng giao thông nông thôn; huy động thêm nguồn đóng góp của các tổ chức kinh tế, xã hội và các nguồn lực khác; sử dụng tốt lao động tại chỗ và nguyên vật liệu địa phương; xây dựng theo quy hoạch, kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, không đầu tư dàn trải; (v) Tăng cường chất lượng quản lý các dự án đầu tư nhằm nâng cao hiệu quả và tiết kiệm vốn đầu tư, tăng cường công tác kiểm tra, quản lý chất lượng công trình từ chủ trương đầu tư, khảo sát thiết kế, thi công, bảo hành và duy tu sửa chữa. Tổ chức tốt việc quản lý sửa chữa thường xuyên, hệ thống đường GTNT để giữ đường không bị xuống cấp và nâng cao khả năng khai thác sử dụng; (vi) Tăng cường đội ngũ cán bộ, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý điều hành. Có chính sách đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ kỹ thuật, trang bị các kiến thức cơ bản về tổ chức quản lý dự án GTNT và chuyên môn kỹ thuật cầu, đường, cập nhật, phổ biến các văn bản pháp quy của Nhà nước; (vii) Kịp thời biểu dương, khen thưởng, nhân rộng các nhân tố điển hình, gương tiêu biểu trong đóng góp nguồn lực cải tạo, nâng cấp đường giao thông nông thôn miền núi.

Với những kết quả đã đạt được, bài học kinh nghiệm thành công của giai đoạn vừa qua, cùng các cơ chế, chính sách tiếp tục được quan tâm trong thời gian tới, sự quyết tâm đồng lòng khắc phục khó khăn của các cấp ủy, chính quyền, hệ thống giao thông nông thôn vùng miền núi ngày càng được hoàn thiện sẽ tạo thuận lợi cho nhân dân đi lại và phục vụ tốt cho nhu cầu sản xuất, đồng thời góp phần đẩy nhanh tiến độ hoàn thành tiêu chí xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế – xã hội, dảm bảo quốc phòng – an ninh tại địa phương.

ThS. Hoàng Đình Ngọc

Vương Đinh Huệ
Văn bản ban hành

LĂNG THÀNH- YÊN THÀNH ĐÓN BẰNG CÔNG NHẬN XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO.

1541/QĐ-UBND

Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025

318/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

1563/QĐ-UBND

Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025

320/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

319/QĐ-TTg

Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025

263/QĐ-TTg

Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

18/2022/QĐ-TTg

Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

24/2020/NQ-HĐND

Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025

211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Thông tư của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch Về sữa đổi, bổ sung tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, thể thao xã và thôn


ĐỌC NHIỀU NHẤT
Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Xem bình chọn

Loading ... Loading ...
Thống kê
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại0
  • Tổng lượt truy cập2
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây