Để phát triển được phân bón silic tại Việt Nam rất cần các cơ quan chức năng hoàn thiện phương pháp thử nhằm xác định đúng, đủ hàm lượng silic trong đất…
Silic (silicon, silica) là yếu tố dinh dưỡng có vai trò quan trọng đối với cây trồng, đất trồng cũng như hệ thống trồng trọt, nổi bật như: Tăng khả năng sinh trưởng, phát triển của cây, giúp cây trồng chống chịu tốt hơn với những stress sinh học (sâu, bệnh hại) và phi sinh học (hạn, mặn, thời tiết cực đoan). Silic cũng có vai trò quan trọng trong hình thành và cấu trúc đất, tăng khả năng trao đổi của đất, hấp thụ kim loại nặng…
Nghiên cứu khoa học về vai trò của silic trong nông nghiệp có lịch sử từ những năm 1970 ở các nước Mỹ, Brazil, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc… Tại Việt Nam, kế thừa nền tảng nghiên cứu silic trên thế giới và bắt đầu có những nghiên cứu bài bản, ứng dụng thực tế từ 2005.
Nhiều cây trồng chủ lực tại Việt Nam có nhu cầu rất cao về phân bón silic như cây lúa (hấp thụ silic cao hơn nitơ), cây mía, cây ngô, cây dứa… Việc sử dụng phân bón có chứa silic là một trong những biện pháp hạn chế rõ rệt tình trạng sâu bệnh trên cây lúa, đồng thời hạn chế đổ ngã giảm thiệt hại cho bà con nông dân.
Tuy nhiên, hiện phương pháp xác định hàm lượng silic dễ tiêu cho cây trồng trong mẫu đất, mẫu phân bón và mẫu thực vật còn chưa nhất quán và đồng bộ với phương pháp phân tích của thế giới, tính ổn định của các phương pháp phân tích đang áp dụng trong nước là chưa cao. Điều này gây khó khăn cho hợp tác quốc tế về nghiên cứu và thương mại các sản phẩm phân bón silic, cho việc công bố và kiểm tra chất lượng các sản phẩm phân bón silic.
Hiện tại, Việt Nam quy định có 2 phương pháp thử để xác định hàm lượng silic dễ tiêu trong phân bón là TCVN 11407:2019 và TCCS 772:2020/BVTV. Phương pháp TCVN 11407:2019 có đối tượng là tất cả các loại phân bón, nhưng cơ sở khoa học còn hạn chế và trong thực tế không phát hiện được đầy đủ hàm lượng silic hữu hiệu trong các loại phân bón có nguồn gốc silicat kiềm. Trong khi đó, nguyên liệu silic sử dụng phổ biến trong phân bón cả trên thế giới và tại Việt Nam chủ yếu có nguồn gốc silicat kiềm như xỉ silicat từ các ngành công nghiệp.
Chính vì vậy, khi kiểm tra chất lượng các loại phân bón có chứa silic bằng phương pháp thử TCVN 11407:2019 đều không phát hiện đầy đủ. Điều này khiến các doanh nghiệp e ngại khi phát triển các sản phẩm phân bón có chứa silic.
Bên cạnh đó, hiện nay các công nghệ mới như nano silic phát triển mạnh giúp tạo ra nguồn silic dễ tiêu chất lượng tốt và có thể ứng dụng rộng rãi với chi phí hợp lý, nhưng với phương pháp thử TCVN 11407:2019 cũng không xác định được hàm lượng silic dạng nano.
Vì vậy, để phát triển được phân bón silic tại Việt Nam, rất cần các cơ quan chức năng hoàn thiện phương pháp thử nhằm xác định đúng, đủ hàm lượng silic trong đất, phân bón nhằm tạo điều kiện cho việc nghiên cứu, sản xuất và hợp tác quốc tế đối với loại phân bón có vai trò rất quan trọng này.
Duyên Hoàng
Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025
Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025
Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025
Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025
Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025
Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025
Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025
Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025
Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới
Thông tư của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch Về sữa đổi, bổ sung tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, thể thao xã và thôn