12:25:15 18/10/2024

Chung sức xây dựng nông thôn mới_top

Phân bón Cà Mau chung tay giảm phát thải, tiết kiệm năng lượng

Mục lục

    Trong bối cảnh Việt Nam đặt mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050, nhiều doanh nghiệp đã và đang chủ động thực hiện các chính sách giảm phát thải để thể hiện trách nhiệm với cộng đồng và môi trường. Trong đó, Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC, HOSE:DCM) đã triển khai nhiều giải pháp nhằm hướng tới mục tiêu chung của đất nước.

    Lộ trình giảm phát thải đến năm 2050

    Nhà máy Đạm Cà Mau đang nỗ lực thực hiện cam kết giảm phát thải, hướng đến mục tiêu phát thải bằng 0 đến năm 2050.

    Phân Bón Cà Mau đã thành lập ban chỉ đạo chuyển dịch năng lượng và đặt ra mục tiêu cụ thể trong lộ trình giảm phát thải. Công ty đặt mục tiêu giai đoạn 2023-2030 sẽ giảm khoảng 60 nghìn tấn CO2/năm bằng các giải pháp:

    – Tiết giảm tiêu hao năng lượng theo tải hiện tại 115%

    – Ứng dụng công nghệ ORC để phát điện từ các nguồn nhiệt thừa

    – Lắp đặt Membrane tách và thu hồi CO2 từ dòng fuel

    – Sử dụng điện năng lượng mặt trời sản xuất Hydro xanh

    Từ 2012, PVCFC đã áp dụng nhiều biện pháp giảm tiêu hao năng lượng và nâng cao hiệu quả vận hành của nhà máy với mức công suất 115-116%. Năm 2022, nhà bản quyền hàng đầu châu Âu – Haldor Topsoe công nhận Nhà máy Đạm Cà Mau thuộc “Top 10% Nhà máy có mức tiêu hao năng lượng thấp nhất thế giới” và là nhóm 10% ít ỏi các nhà máy có công suất cao toàn cầu.

    Đây là minh chứng cho cam kết phát triển bền vững và trách nhiệm môi trường của PVCFC.

    Trong một phỏng vấn với Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) Bà Nguyễn Thị Hiền – Phó Tổng Giám đốc PVCFC chia sẻ: “Đồng hành với mục tiêu trung hòa carbon của đất nước đến năm 2050, Phân Bón Cà Mau đã thành lập ban chỉ đạo chuyển dịch năng lượng để hoạch định lộ trình giảm phát thải, đưa ra các bước triển khai theo từng giai đoạn”.

    Bà Nguyễn Thị Hiền phát biểu trong phóng sự của Đài Truyền hình Việt Nam (VTV).

    Giải pháp hướng tới mục tiêu kép: giảm phát thải và đạt hiệu quả kinh tế

    Một trong những giải pháp quan trọng mà PVCFC đang thực hiện là tận dụng và thu hồi tối đa nguồn CO2 dư thừa để gia tăng sản lượng Ure và sản xuất CO2 thực phẩm. Hệ thống thu hồi và tinh chế khí giàu carbon này không chỉ giúp giảm chi phí nhiên liệu mà còn giúp giảm lượng phát thải khí nhà kính.

    Ngoài ra, Phân Bón Cà Mau còn có dự án sản xuất CO2 thực phẩm ứng dụng trong các lĩnh vực như sản xuất nước giải khát, đóng gói chế biến thịt, và cấp đông làm lạnh đang chuẩn bị được đưa vào vận hành. Dự án này có khả năng cung cấp 100 tấn CO2 thực phẩm mỗi ngày, dự kiến mang lại giá trị kinh tế từ 3-4 triệu USD mỗi năm.

    Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất

    Bộ giải pháp cung cấp dinh dưỡng toàn diện cho cây trồng của Phân Bón Cà Mau được sản xuất trên dây chuyền công nghệ cao với Ure Cà Mau hạt đục phân giải chậm giúp cây hấp thụ hết chất dinh dưỡng, tiết kiệm chi phí và giảm thiểu tác động đến môi trường; nhóm phân NPK Cà Mau, sử dụng công nghệ Poly Phosphate hàng đầu châu Âu với tỷ lệ lân hữu hiệu cao, giúp cây hấp thụ nhanh chóng, hiệu quả và không kết tủa trong đất như lân thông thường.

    Các sản phẩm khác như DAP Cà Mau, Kali Cà Mau và các loại đạm bổ sung hoạt chất biostimulant hoặc vi sinh có lợi giúp tăng năng suất và giảm thiểu lượng phân bón trên đồng ruộng. Nhóm phân bón hữu cơ OM CAMAU, sản xuất từ nguyên liệu cao cấp chứa hàm lượng hữu cơ hữu hiệu cao, giúp cây trồng gia tăng hấp thụ dinh dưỡng và tăng sức đề kháng.

    Chương trình vì một Việt Nam xanh

    Ngoài ra, hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng chính phủ chương trình trồng 1 triệu cây xanh, năm 2023 Phân Bón Cà Mau đã triển khai chương trình Vì một Việt Nam xanh, cụ thể trồng 300.000 cây xanh giai đoạn 2023- 2025 góp phần cải thiện chất lượng không khí và bảo vệ môi trường.

    Hoạt động này nhằm hỗ trợ trong mục tiêu chung giảm phát thải carbon của Phân Bón Cà Mau.

    Đồng hành cùng cộng đồng nông dân phát triển bền vững

    Không chỉ tập trung vào giảm phát thải và tiết kiệm năng lượng, Phân Bón Cà Mau còn tích cực xây dựng cộng đồng nông dân phát triển bền vững. Năm 2024, công ty đã hợp tác với Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện chuỗi phóng sự “Thức Giấc Với Mùa Vàng”, phát sóng vào 5h40 sáng Thứ 3 và Chủ Nhật hàng tuần trên kênh VTV1.

    Chương trình chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn trong canh tác mùa vụ, bí quyết gặt hái mùa vàng của các nông dân tiên tiến, nhằm lan tỏa tinh thần phát triển nông nghiệp bền vững trong cộng đồng. Ngoài ra, Phân Bón Cà Mau còn rất nhiều chương trình hỗ trợ cung cấp kiến thức canh tác cho bà con nông dân như Bí kíp vàng, hội thảo chia sẻ kiến thức tại nhiều địa phương.

    Anh Hoàng Văn Tiệu (xã Ea Tam, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk) đã sử dụng Phân Bón Cà Mau nhiều năm qua.

    Phân Bón Cà Mau, với những nỗ lực và chiến lược rõ ràng, không chỉ góp phần thực hiện mục tiêu quốc gia về trung hòa carbon mà còn khẳng định vai trò tiên phong trong ngành công nghiệp phân bón bền vững.

    Linh Nhi

     

    Vương Đinh Huệ
    Văn bản ban hành

    LĂNG THÀNH- YÊN THÀNH ĐÓN BẰNG CÔNG NHẬN XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO.

    1541/QĐ-UBND

    Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025

    318/QĐ-TTg

    Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

    1563/QĐ-UBND

    Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025

    320/QĐ-TTg

    Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

    319/QĐ-TTg

    Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025

    263/QĐ-TTg

    Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

    18/2022/QĐ-TTg

    Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

    24/2020/NQ-HĐND

    Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025

    211/QĐ-TTg

    Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025

    Số 05/2014/TT-BVHTTDL

    Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

    Số 05/2014/TT-BVHTTDL

    Thông tư của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch Về sữa đổi, bổ sung tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, thể thao xã và thôn


    ĐỌC NHIỀU NHẤT
    Thăm dò ý kiến

    Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

    Xem bình chọn

    Loading ... Loading ...
    Thống kê
    • Đang truy cập0
    • Hôm nay0
    • Tháng hiện tại0
    • Tổng lượt truy cập2
    Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây