10:28:31 23/12/2024

Chung sức xây dựng nông thôn mới_top

Nuôi loài ngan Pháp, làm chỗ cho ngan chơi, anh nông dân Thái Bình tự trả lương 30 – 50 triệu đồng/tháng

So với một số loại gia cầm như gà, vịt thì nuôi ngan cho hiệu quả kinh tế cao hơn, nhưng lại khó nuôi hơn do ngan mẫn cảm với thời tiết, dễ mắc dịch bệnh. Chính cái khó đã thôi thúc anh Nguyễn Văn Trường, thôn Thụy Bình, xã Tân Phong (Vũ Thư, Thái Bình) quyết tâm thử sức và gắn bó với việc nuôi ngan.

Sau khi rời quân ngũ trở về địa phương, anh Nguyễn Văn Trường, thôn Thụy Bình, xã Tân Phong (Vũ Thư, Thái Bình) tích cực tham gia công tác đoàn của thôn, xã và bắt đầu học hỏi các mô hình phát triển kinh tế.

Năm 2015, một gia trại chăn nuôi rộng hơn 4.000m2 trên cánh đồng thôn Thụy Bình dừng sản xuất, anh Trường mạnh dạn nhận thuê lại và đầu tư quy hoạch, xây dựng chuồng trại để sản xuất, chăn nuôi.

Năm 2015 – 2017, anh Trường chăn nuôi lợn nhưng sản phẩm thịt lợn hơi giai đoạn này giảm sâu khiến anh bị thua lỗ. Đầu năm 2018, anh quyết định chuyển sang nuôi ngan Pháp, vì anh nhận thấy, ngan Pháp nhanh lớn, chất lượng thịt cao, dễ tiêu thụ, giá ngan thương phẩm ổn định, hiệu quả chăn nuôi cao hơn so với nuôi gà, vịt, tuy nhiên ngan Pháp khó nuôi hơn do hay bị bệnh.

Mặc dù chưa có nhiều kỹ thuật và kinh nghiệm nuôi ngan nhưng anh Trường vẫn quyết tâm thử sức. Thời gian đầu, anh Trường nuôi với quy mô 200 – 300 con ngan/lứa, áp dụng đúng kỹ thuật, chăm chút cẩn thận, tỉ mỉ nhưng đàn ngan vẫn bị bệnh, tỷ lệ hao hụt cao, thậm chí có lứa, ngan chết cả đàn, khiến anh rất lo lắng.

Gia đình anh Nguyễn Văn Trường thôn Thụy Bình, xã Tân Phong (Vũ Thư, Thái Bình) có thu nhập 30 – 50 triệu đồng/tháng nhờ nghề nuôi ngan.

Mặc dù vậy, anh vẫn quyết tâm nuôi tiếp con ngan Pháp, hỏng đàn này sẽ mua đàn khác về nuôi, anh chấp nhận đầu tư chi phí 30.000 – 40.000 đồng/con giống và tiêu tốn thức ăn, thời gian, công sức để học hỏi kỹ thuật, tích lũy kinh nghiệm nuôi ngan.

Sau hơn chục lứa ngan, anh tự tin mở rộng dần quy mô chăn nuôi. Thời gian cao điểm nhất, anh nuôi 5.000 con ngan, hiện nay anh duy trì quy mô chăn nuôi 2.500 – 3.000 con ngan trong chuồng trại, gối lứa liên tục 1 tháng/lứa.

Anh Trường cho biết, con ngan Pháp lớn nhanh, trọng lượng trung bình đạt 5,5 – 6kg/con, con to có thể đạt 7kg/con sau 90 ngày nuôi, tuy nhiên ngan dễ bị bệnh viêm gan, rụng lông làm ngan chết hoặc chậm lớn, thậm chí nếu không kiểm soát tốt lượng thức ăn đầu vào, cho ăn quá mức cũng khiến ngan chết.

Ngoài thức ăn công nghiệp, anh Trường bổ sung các vi chất dinh dưỡng cần thiết và tiêm vắc-xin khi ngan còn nhỏ giúp ngan tăng cường sức đề kháng, phòng, chống các bệnh thường gặp. Để nuôi ngan, anh Trường thiết kế 2 khu vực, 1 khu sân vườn thoáng để ngan chơi ban ngày và liền kề là hệ thống chuồng trại để ngan nghỉ đêm hoặc tránh trú mưa, rét.

Tại khu sân vườn cho ngan chơi, anh trải cát xuống nền sân vì cát hút ẩm rất nhanh, phân ngan dễ dàng được xử lý và thay thế, giúp môi trường nuôi sạch sẽ. Ngoài ra, tại khu sân chơi này, anh vẫn thiết kế 1 bể bơi nhỏ để ngan tắm, uống nước và 1 khu vực căng sàn lưới thép, bên dưới láng bê tông để dễ dàng thau rửa, xử lý chất thải của ngan. Ngan trên sàn lưới luôn sạch sẽ, khô ráo, chân không bị lạnh vào mùa đông, sẽ ít nhiễm bệnh hơn.

Trong chuồng trại, do ngan khá nhạy cảm với thay đổi thời tiết đột ngột, anh lắp đặt hệ thống phun sương, quạt mát về mùa hè; bảo đảm kín gió, ấm áp về mùa đông. Đặc biệt, anh Trường thường xuyên phun tiêu độc khử trùng giữ chuồng trại, khu vực chăn nuôi luôn sạch sẽ, thông thoáng.

Thời gian cao điểm, gia đình anh Trường xuất bán 8 – 10 tấn ngan/tháng, hiện nay anh xuất bán ổn định từ 3 – 5 tấn ngan/tháng, giá bán hiện đạt 70.000 đồng/kg, trừ chi phí đầu tư, gia đình anh thu lãi từ 30 – 50 triệu đồng/tháng. Thị trường tiêu thụ ngan thương phẩm rộng mở, anh cung cấp cho các nhà hàng ở Hà Nội, Hải Phòng.

Sau nhiều năm kiên trì, chấp nhận khó khăn, thất bại ban đầu, đến nay anh Trường yên tâm, phấn khởi, gắn bó với nghề nuôi ngan. Đặc biệt, từ một gia trại sơ sài, hoạt động kém hiệu quả ban đầu, với sức trẻ, quyết tâm, kiên trì, anh Trường đã tạo lập thành một gia trại trù phú, cho hiệu quả kinh tế khá, giúp gia đình anh có điều kiện nuôi các con học hành, cải thiện rõ rệt đời sống.

Quỳnh Lưu (Báo Thái Bình)

Vương Đinh Huệ
Văn bản ban hành

LĂNG THÀNH- YÊN THÀNH ĐÓN BẰNG CÔNG NHẬN XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO.

1541/QĐ-UBND

Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025

318/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

1563/QĐ-UBND

Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025

320/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

319/QĐ-TTg

Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025

263/QĐ-TTg

Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

18/2022/QĐ-TTg

Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

24/2020/NQ-HĐND

Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025

211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Thông tư của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch Về sữa đổi, bổ sung tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, thể thao xã và thôn


Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Xem bình chọn

Loading ... Loading ...
Thống kê
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại0
  • Tổng lượt truy cập0
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây