14:00:21 23/11/2024

Chung sức xây dựng nông thôn mới_top

Nuôi con động vật “khổng lồ” nhất trong họ cá chép, nông dân nơi này ở Kiên Giang bán 200.000 đồng/kg

Nuôi cá hô thương phẩm trong ao sử dụng thức ăn công nghiệp là mô hình thuộc Chương trình phát triển các mô hình thủy đặc sản nước ngọt tại huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang. Sau khi triển khai đến các hộ nông dân đã mang lại giá trị hiệu quả kinh tế cao, giúp tăng thu nhập cho bà con nông dân.

Giồng Riềng là huyện vùng nông thôn của tỉnh Kiên Giang có điều kiện địa hình, đất đai và nguồn nước phù hợp cho việc sản xuất nông nghiệp.

Diện tích đất nông nghiệp của huyện Giồng Riềng (tỉnh Kiên Giang) là trên 56.000 ha, trong đó, đất trồng lúa 46.600 ha.

Nhiều năm qua, nông dân Giồng Riềng tận dụng quỹ đất nông nghiệp để nuôi trồng thủy sản trên ruộng lúa, ao mương…

Những loại cá ngon được nông dân huyện Giồng Riềng nuôi là cá chép, mè vinh, mè hoa…

Các loại cá này dễ nuôi nhưng năng suất và giá bán trên thị trường thấp nên lợi nhuận không cao.

Thực hiện kế hoạch của Trung tâm Khuyến nông tỉnh Kiên Giang, Trạm Khuyến nông huyện Giồng Riềng đã triển khai thực hiện Chương trình phát triển các mô hình thủy đặc sản nước ngọt, trong đó có mô hình nuôi cá hô thương phẩm trong ao đất sử dụng thức ăn công nghiệp.

Ao nuôi cá hô thương phẩm của nông dân tham gia mô hình ở xã Hòa Hưng, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang.

Việc triển khai mô hình này cũng từ chủ trương của huyện Giồng Riềng trong thực hiện đa dạng hóa các loại cây trồng, vật nuôi nhằm thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Theo Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Giồng Riềng Trần Ngọc Khải, được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông tỉnh Kiên Giang, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Giồng Riềng đã tiến hành triển khai mô hình nuôi cá hô thương phẩm trong ao đất sử dụng thức ăn công nghiệp.

Đơn vị chức năng huyện Giồng Riềng đã đến các hộ nông dân tham gia mô hình nuôi cá hô thí điểm trên địa bàn xã Hòa Hưng.

Nông dân tham gia mô hình nuôi cá hô thương phẩm được hỗ trợ 60% chi phí mua con cá hô giống, 40% chi phí thức ăn, nuôi trong thời gian 18 tháng.

Tại nhà bà Lưu Thị Liễm, ấp Hòa Tân, xã Hòa Hưng, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang là một trong các hộ nông dân được chọn nuôi thí điểm mô hình nuôi cá hô thương phẩm trong ao sử dụng thức ăn công nghiệp.

Bước đầu bà Liễm thả 500 con cá hô giống trên diện tích 500 m2 ao nuôi vì quy định mật độ nuôi cá hô là chỉ 1 con/m2.

Theo bà Liễm, giá cá hô giống là 18.000 đồng/con được thả xuống ao nuôi phải có kích thước đồng đều, không bị xây sát, màu sắc tươi sáng, phản ứng nhanh nhẹn, đảm bảo trọng lượng lúc thả nuôi 18 con/kg.

Cá hô giống chuyển về phải được ngâm trong ao nuôi 10 – 15 phút để cân bằng nhiệt độ, sau đó dùng thau pha nước muối 50g/10 lít nước rồi ngâm cá giống từ 03 – 05 phút để xử lý ngoại ký sinh.

Bà Liễm cho biết, nuôi cá hô khó khăn nhất là cho ăn giai đoạn đầu, từ 1-3 tháng tuổi. Lúc này cá hô còn nhỏ nên ăn ở dưới tầng đáy, phải tìm cách để thức ăn chìm xuống hẳn. Chỉ qua tháng thứ 3, cá hô mới ăn ở trên mặt nước.

Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang-ông Trần Ngọc Khải cho biết, qua quá trình thực hiện mô hình nuôi cá hô thương phẩm trong ao sử dụng thức ăn công nghiệp, các hộ nông dân đã thực hiện cơ bản đúng quy trình kỹ thuật đề ra từ khâu chuẩn bị ao nuôi, quản lý môi trường ao nuôi, chăm sóc cho cá ăn.

Cán bộ kỹ thuật của Trạm khuyến nông cũng thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn nông dân thực hiện quy trình kỹ thuật, xử lý kịp thời các sự cố bất thường xảy ra trong quá trình nuôi.

Theo đúng tiến độ 18 tháng thả nuôi, với 500 con cá hô thả nuôi ở mỗi mô hình sẽ đạt trọng lượng bình quân trên 2 kg/con, sản lượng cá hô đạt hơn 1.000 kg.

Giá cá hô thương phẩm trên thị trường là 200.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí thức ăn, giống ban đầu, mỗi hộ nông dân tham gia mô hình có thể lãi trên 140 triệu đồng.

Đánh giá của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang mô hình nuôi cá hô thương phẩm trong ao sử dụng thức ăn công nghiệp bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân.

Đặc biệt, phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương, thời gian sinh trưởng của cá hô là phù hợp để nông dân dễ áp dụng mô hình. Sắp tới, mô hình nuôi cá hô sẽ tiếp tục được duy trì và mở rộng tại nhiều địa phương khác trong huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang để nông dân có thể tham gia thực hiện, giúp cải thiện đời sống kinh tế hộ gia đình.

Theo đó, các cơ quan trong ngành nông nghiệp huyện Giồng Riềng và tỉnh Kiên Giang tiếp tục hỗ trợ tạo điều kiện cho nông dân áp dụng mô hình nuôi cá hô thương phẩm trong ao sử dụng thức ăn công nghiệp, nhằm thực hiện đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp, góp phần nâng cao thu nhập của nông dân ở nông thôn.

Hồng Đạt (Cổng TTĐT VP UBND tỉnh Kiên Giang)

Vương Đinh Huệ
Văn bản ban hành

LĂNG THÀNH- YÊN THÀNH ĐÓN BẰNG CÔNG NHẬN XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO.

1541/QĐ-UBND

Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025

318/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

1563/QĐ-UBND

Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025

320/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

319/QĐ-TTg

Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025

263/QĐ-TTg

Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

18/2022/QĐ-TTg

Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

24/2020/NQ-HĐND

Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025

211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Thông tư của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch Về sữa đổi, bổ sung tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, thể thao xã và thôn


Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Xem bình chọn

Loading ... Loading ...
Thống kê
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại0
  • Tổng lượt truy cập2
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây