Mỗi ngày trang trại gà của bà Phạm Thị Nguyệt Dung thu về 4 vạn quả trứng, cung ứng cho trên 70% các nhà hàng, khách sạn, bếp ăn trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
15 năm trước, bà Phạm Thị Nguyệt Dung và ông Nguyễn Duy Diễn quyết định rời Hà Nội để về phường Tân An (thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh) lập nghiệp. Khi đó, mô hình hai vợ chồng lựa chọn chính là trang trại nuôi gà lấy trứng.
“Cũng phải thú thật là trước khi bắt tay vào nuôi gà, cả hai vợ chồng đều không học về lĩnh vực chăn nuôi, kiến thức khi đó rất ít. Làm đến đâu chúng tôi lại học hỏi đến đó, tự rút ra kinh nghiệm, cũng có nhiều thời điểm khó khăn nhưng tôi quyết tâm không bỏ cuộc”, bà Dung bồi hồi chia sẻ.
Trên tổng diện tích hơn 7ha, trang trại gà Tân An được chia thành từng khu vực riêng biệt, bao gồm khu nuôi úm, khu nuôi gà đang sản xuất trứng và khu đóng gói sản phẩm. Tính đến nay, trang trại hiện đang nuôi 6 vạn con gà, mỗi ngày cho ra thị trường khoảng 4 vạn quả trứng.
Ngay từ khi bắt đầu, vợ chồng bà Dung đã xác định không thể làm manh mún, nhỏ lẻ mà phải làm bài bản, chỉn chu nhất có thể. Vậy nên, từ nhiều năm nay trang trại gà Tân An đã ứng dụng quy trình chăn nuôi khép kín trong nhà lạnh. Nhờ đó mà đàn gà có điều kiện tốt để sinh trưởng và phát triển, từ đó hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra dịch bệnh làm ảnh hưởng đến năng suất, sức khỏe của đàn gà.
Cùng với đó, để đảm bảo chất lượng gà giống, bà Dung nhập trực tiếp giống gà từ bên công ty có uy tín, sau đó nuôi úm trong một khu riêng biệt đến khi đạt 17 tuần tuổi mới chuyển sang khu nuôi đẻ. Trước khi đưa gà vào chuồng úm, chuồng cần được sát trùng kỹ càng, mùa đông cần bật đèn sưởi ở mức nhiệt độ là 30 độ C, mùa hè cần thông thoáng để đàn gà phát triển tốt.
“Gà con sẽ được trải qua 22 lần tiêm vacxin, mỗi giai đoạn sẽ có từng loại thuốc riêng biệt và được kiểm tra chặt chẽ để đảm bảo chất lượng của đàn gà. Đến khi chuyển sang khu nuôi gà đẻ chỉ cần đảm bảo chế độ ăn uống và bổ sung thuốc bổ”, bà Dung cho biết.
Vừa đưa chúng tôi đi tham quan trang trại, bà Dung vừa hào hứng chia sẻ: “Dù là trang trại chăn nuôi hàng vạn con gà nhưng không gian tại đây rất thoáng mát, sạch sẽ, không có mùi hôi khó chịu”.
Tiết lộ bí quyết, cho Dung cho biết tất cả đều nhờ quy trình xử lý và đảm bảo môi trường chăn nuôi của trang trại. Theo định kỳ, chuồng trại sẽ được dọn dẹp, phun khử trùng, rắc vôi bột và sử dụng một số loại men vi sinh…
Với sự kiểm soát nghiêm ngặt và quy trình chăn nuôi khép kín, khoa học, trứng gà Tân An mang lại sự khác biệt rõ rệt, đó là kích thước đều, có nhiều lòng đỏ, thơm và không tanh. Đến nay, mỗi ngày trang trại cung ứng ra thị trường khoảng 4 vạn quả trứng, đa phần là cho các nhà hàng, khách sạn và bếp ăn trên địa bàn Quảng Ninh.
“Toàn bộ trứng sẽ được tiêu thụ trong ngày để đảm bảo trứng được tươi ngon và có chất lượng tốt nhất khi đến với tay người sử dụng. Bên cạnh trứng gà, sản phẩm gà ủ hoa tiêu của trang trại cũng được đông đảo người tiêu dùng đón nhận. Hiện, sản phẩm đã được Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh, Sở NN-PTNT và Phòng Kinh tế thị xã Quảng Yên kiểm định chứng nhận đảm bảo an toàn”, bà Dung cho hay.
Với sự ham học và tinh thần dám nghĩ, dám làm, sau 15 năm bền bỉ, hai vợ chồng bà Dung đã gây dựng thành công thương hiệu trứng gà Tân An với chất lượng cao và an toàn, trở thành niềm tự hào của địa phương.
Trứng gà Tân An đã được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao và được Hội nông dân tỉnh Quảng Ninh công nhận là sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu năm 2023. Đến nay, sản phẩm trứng gà đã có mã số, mã vạch và được đăng ký nhãn hiệu hàng hóa riêng biệt.
Vũ Cường – Thanh Phương
Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025
Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025
Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025
Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025
Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025
Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025
Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025
Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025
Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới
Thông tư của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch Về sữa đổi, bổ sung tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, thể thao xã và thôn