07:50:27 25/11/2024

Chung sức xây dựng nông thôn mới_top

Nửa đêm ra “chợ ma” nhập nhoạng mùa nước nổi An Giang, đèn pin loáng lên, dân mua bán thứ gì mà nấp nập?

Chợ cá đồng Tha La (ấp Cây Châm, xã Vĩnh Tế, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang) còn được gọi là “chợ âm phủ,” “chợ ma” vì chợ hoạt động về đêm, tầm 3 giờ cho đến gần 6 giờ sáng cùng ngày giữa mùa nước nổi.

Ở phiên chợ đặc biệt này, chẳng ai nhìn rõ mặt ai; người mua cầm đèn pin lựa cá, còn người bán mang đèn pin trên đầu đứng cân cá, đếm tiền. Những năm lũ thấp “chợ ma” đìu hiu.

Năm nay lũ lớn, cá vào đồng sinh sôi nhiều, ngư dân vùng đầu nguồn An Giang đánh bắt được nhiều tôm cá nên “chợ ma” Tha La có phần náo nhiệt hơn.

Mua bán cá đồng ở “chợ ma” Tha La, ấp Cây Châm, xã Vĩnh Tế, thành phố Châu Đốc (tỉnh An Giang). Ảnh: Công Mạo – TTXVN

Những “ánh sao” đêm giữa chợ âm phủ mùa nước nổi

Như một “lời hẹn” của thiên nhiên, hàng năm, từ tháng 7 đến cuối tháng 10 âm lịch, miền Tây lại bước vào mùa nước nổi mang theo phù sa cùng biết bao sản vật tự nhiên. Đây cũng là thời điểm “chợ mạ” Tha La – chợ cá đồng, cá sông lớn nhất trong mùa nước nổi nơi đầu nguồn biên giới ở An Giang cũng trở nên nhộn nhịp.

Dưới sông, người dân tất bật xúc cá, phân loại vào giỏ đựng, tiểu thương trên bờ nhanh tay cân cá, tính tiền. Những tiếng cười nói, í ới hỏi han nhau như xua tan màn đêm.

Khoảng 3 giờ sáng, “chợ ma” Tha La bắt đầu nhóm họp, người dân sau một đêm giăng câu, thả lưới… tranh thủ mang cá, tôm ra chợ bán nên cả đoạn đường Cây Châu dài khoảng 50 m từ dưới chân cầu Tha La lúc nào cũng nhộn nhịp, tiếng í ới gọi nhau cân cá, trả giá như xuyên cắt màn đêm. Cạnh chợ có một vài quán cóc và dăm sạp hàng tạp hóa nhỏ thấp lè tè, vậy mà lúc nào chộn rộn.

Trong màn đêm, những tiếng xuồng máy lạch tạch từ đồng xa hướng về bến chợ, các tiểu thương xúm lại, hỏi chủ xuồng khuya nay bắt được những loại cá nào. Mỗi người tự lựa phần cá, lươn đã “xí phần”, cân từng loại, trả tiền cho ngư dân.

Cảnh mua bán cá ở mỗi xuồng chỉ mất chừng 20 phút. Họ chẳng cần ngả giá hay hỏi han vì mỗi xuồng câu lưới chỉ bán một loại cá cho mối quen.

Giữa màn đêm mờ ảo, nhìn từ xa, ánh đèn pin ở chợ Tha La giống như những ánh sao toả sáng trong đêm. Đến khoảng 6 giờ sáng, khi mặt trời vừa ló rạng, có thể nhìn rõ mặt người cũng là lúc chợ tan.

Những mớ cá đồng tự nhiên do người dân đánh bắt được trên cánh đồng lũ mùa nước nổ ở An Giang được bán tại “chợ ma” Tha La. Ảnh: Công Mạo – TTXVN.

Đang nhanh tay lựa những con cá lóc đồng lớn, kích thước đều nhau vào chiếc thau nhựa để cân bán cho bạn hàng, bà Trần Thị Bích (ngụ xã Vĩnh Tế, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang) kể, “chợ ma” Tha La hình thành khoảng 30 năm trước, do bà con sống ven bờ kênh sinh sống bằng nghề đánh bắt thủy sản đồng nội nhóm họp tự phát.

Ban đầu chỉ có vài người bày bán rau vườn, bông súng, cá tôm. Dần dà, tiểu thương phát triển thêm và chợ họp ngày càng đông.

Từ giữa khuya, người dân địa phương đã đi thăm lú, dở dớn, sau đó đem về bán tại chỗ cho bạn hàng. Nhờ có chợ này mà dân làm nghề “hạ bạc” không phải vất vả chở cá đi xa để bán.

Theo bà Bích, chợ đây bán tất cả những “đặc sản” của mùa nước nổi như: cá linh, cá lóc đồng, cá rô đồng, cá chốt, cá thiểu, cá khoai, cá lòng tòng, lươn, chạch… được người dân đánh bắt ở các cánh đồng ngập nước như: Thới Sơn, Nhơn Hưng (thị xã Tịnh Biên), Vĩnh Tế (thành phố Châu Đốc)…

Ngày trước, hàng đêm hơn 100 ghe, xuồng nhỏ tới cân cá. Bây giờ, cá, tôm không nhiều như xưa nên hoạt động mua bán cũng giảm đi. Tuy vậy, chợ “ma” là một phần không thể thiếu của mùa nước nổi.

Mớ cá linh, đặc sản của mùa nước nổi miền Tây tại “chợ ma” Tha La, xã Vĩnh Tế, thành phố Châu Đốc (tỉnh An Giang). Ảnh: Công Mạo – TTXVN

Gần 20 năm buôn bán tại chợ Tha La, bà Nguyễn Thị Nhị (ngụ phường Nhơn Hưng, thị xã Tịnh Biên) cho biết, “chợ ma” Tha La hoạt động quanh năm, nhưng nhộn nhịp nhất vẫn là vào mùa lũ.

Vào thời điểm này, mỗi ngày có cả chục ghe đục, xuồng câu từ các địa phương mang thủy sản đến bán. Tiểu thương cũng đến đây đông, ai cũng tranh thủ đến sớm để lựa chọn những con cá tươi để mua, rồi đem về các chợ ở các địa phương lân cận bán kiếm lời.

Hội tự sản vật mùa nước nổi

Những năm gần đây, cá sông, cá đồng không còn nhiều như trước, nên hoạt động mua, bán ở chợ cũng giảm đi; tuy nhiên, mỗi ngày vẫn có rất đông tiểu thương đến đây để mua, bán những đặc sản của mùa nước nổi Miền Tây như: cá linh, cá mè vinh, cá trê, cá rô, cá lóc, cá chạch, cá lăng, cá sặc, ếch… rồi mang đi bán khắp các tỉnh, thành ở Đồng bằng sông Cửu Long và Tp. Hồ Chí Minh.

Anh Lê Văn Phúc (ngụ ở Châu Đốc, tỉnh An Giang) – một tiểu chuyên thu mua cá đồng tại chợ Tha La cho biết, ngày nào cũng vậy, vợ chồng anh tranh thủ đến đây thật sớm để lựa chọn cá tươi đem về mấy chợ lớn ở Châu Đốc và Long Xuyên bán lại cho bạn hàng kiếm chút lời.

“Mình phải đi sớm thì mới được cá tươi ngon, đi trễ không còn cá để lựa, đem về khó bán hơn. Làm ăn lâu ngày ai cũng quen mặt, mua, bán không cần trả giá nhiều” – anh Phúc chia sẻ.

Bán cá đồng ở “chợ ma”-chợ Tha La, ấp Cây Châm, xã Vĩnh Tế, thành phố Châu Đốc (tỉnh An Giang). Ảnh: Công Mạo – TTXVN

Theo anh Phúc, trước đây anh phải đi xe tải, mua cả tấn cá mỗi đêm, song bây giờ, mỗi đêm anh chỉ mua được gần trăm kg cá các loại, chủ yếu là các loại các đặc sản của mùa lũ như cá linh, cá kết, cá trèn, cá chạch, cá thiểu, cá khoai, cá rô, cá lóc đồng… để cung cấp cho một số bạn hàng ở Cần Thơ và Tp. Hồ Chí Minh.

Cầm trên tay hơn 1 triệu đồng tiền bán 30 kg cá lóc, rô đồng và cá thiểu – thành quả sau 1 đếm dầm mình dưới nước đặt lú, dở dớn, ông Nguyễn Văn Tài (phường Nhơn Hưng, thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang) phấn khởi khoe: năm nay nước lũ tràn vào cánh đồng ở lớn hơn năm rồi gần cả mét, nên cá vào đồng sinh sôi khá nhiều, nhờ vậy dân câu lưới như ông có thêm chút tiền chi tiêu cho gia đình và lo cho con ăn học.

“Chợ ma” không chỉ có tôm, cua, ếch và cá đồng các loại mà còn có nhiều sản vật khác của mùa lũ, như bông súng ma (bông súng đồng), điên điển, rau nhút… tất cả trở thành điểm nhấn đặc sắc trong văn hóa của miền Tây, phản ánh sự phong phú của nguồn thủy sản mùa nước nổi.

Công Mạo (TTXVN)

Vương Đinh Huệ
Văn bản ban hành

LĂNG THÀNH- YÊN THÀNH ĐÓN BẰNG CÔNG NHẬN XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO.

1541/QĐ-UBND

Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025

318/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

1563/QĐ-UBND

Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025

320/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

319/QĐ-TTg

Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025

263/QĐ-TTg

Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

18/2022/QĐ-TTg

Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

24/2020/NQ-HĐND

Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025

211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Thông tư của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch Về sữa đổi, bổ sung tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, thể thao xã và thôn


Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Xem bình chọn

Loading ... Loading ...
Thống kê
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại0
  • Tổng lượt truy cập2
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây