08:44:39 22/10/2024

Chung sức xây dựng nông thôn mới_top

Nông sản, thực phẩm của PAN Group sẵn sàng chinh phục người tiêu dùng Trung Quốc

Trung Quốc là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam, đặc biệt ở các ngành nông nghiệp – thủy sản – thực phẩm.

Với sứ mệnh “nuôi dưỡng thế giới”,Tập đoàn PANsẽ không bỏ qua cơ hội hợp tác, giao thương với các đối tác tại quốc gia 1,4 tỷ dân và tiếp tục định vị thương hiệu nông sản Việt trên các thị trường thế giới.

Bà Nguyễn Thị Trà My, Tổng Giám đốc Tập đoàn PAN đón tiếp Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường tại gian hàng của THE PAN GROUP.

Thực phẩm của PAN lên kệ siêu thị Trung Quốc

Những năm qua, quan hệ đối tác hợp tác Chiến lược toàn diện Việt Nam – Trung Quốc không ngừng được củng cố và tăng cường. Hợp tác kinh tế, thương mại tăng trưởng tích cực và liên tiếp đạt kỷ lục mới.

Theo Bộ Công Thương, Trung Quốc liên tục duy trì là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam và Việt Nam hiện cũng là đối tác thương mại lớn nhất trong ASEAN và thứ 6 thế giới của Trung Quốc. Đà tăng trưởng thương mại song phương trong khoảng 10 năm gần đây đều ở mức hai con số.

Riêng với ngành nông nghiệp,Trung Quốclà thị trường xuất khẩu nông lâm thủy sản lớn và quan trọng hàng đầu của Việt Nam với 14 mặt hàng nông sản xuất khẩu chính ngạch.

9 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 46,28 tỷ USD, tăng 21%, trong đó Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam, chiếm tỷ trọng gần 21%.

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Cường, từ ngày 12 – 14/10, Tập đoàn PAN đã có dịp giới thiệu các sản phẩm nông sản mang thương hiệu Việt Nam đến Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường, cùng các lãnh đạo cấp cao.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đánh giá cao nỗ lực của Tập đoàn PAN trong xuất khẩu nông sản – thực phẩm Việt Nam sang Trung Quốc và hơn 40 thị trường khác trên thế giới.

Cũng trong khuôn khổ chuyến thăm, Bộ trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên và Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Vương Văn Đào đã trao hai văn kiện hợp tác về kinh tế, thương mại nông sản. Điều này kỳ vọng sẽ mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp nông nghiệp – thực phẩm.

Với hàng trăm sản phẩm nông nghiệp –thủy sản– thực phẩm, Tập đoàn PAN đánh giá thị trường hơn 1,4 tỷ dân luôn có sức hấp dẫn đặc biệt. Nhiều thành viên của PAN đã xuất khẩu sản phẩm và thành công ở thị trường này.

Sản phẩm bánh kẹo, hạt điều của Tập đoàn PAN đã xuất khẩu thành công sang thị trường Trung Quốc.

Có thể kể đến câu chuyện của Công ty Cổ phần Bibica khi đã vượt qua bài kiểm tra khắc nghiệt của Walmart Trung Quốc để có đơn hàng đầu tiên, cung cấp sản phẩm bánh kẹo cho hệ thống bán lẻ này.

Ông Nguyễn Quốc Hoàng, Tổng Giám đốc Bibica chia sẻ: “Sau thời gian nghiên cứu kỹ lưỡng, chúng tôi nhận thấy thị trường Trung Quốc phù hợp để phát triển các dòng sản phẩm bánh tươi với thời gian sử dụng ngắn và bánh dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, đặc biệt là cho người tiểu đường…”.

Với quy mô lên dân số lớn và khoảng cách địa lý gần với Việt Nam, Trung Quốc có thể là thị trường tiềm năng của bánh kẹo Bibica trong thời gian tới.

Một thành viên khác của Tập đoàn PAN là Công ty cổ phần Chế biến Hàng xuất khẩu Long An (Lafooco) cũng đã hợp tác với các chuỗi siêu thị lớn tại Trung Quốc như Sungiven Foods từ năm 2014; Lotus Supermarket và Vanguard từ năm 2018; CP Group China từ 2023 và một số nhà nhập khẩu để phân phối các sản phẩm hạt điều các vị và trái cây sấy.

Giai đoạn 2014 – 2023, doanh số xuất khẩu của Lafooco sang thị trường Trung Quốc đạt gần 29 triệu USD, trong đó hàng giá trị gia tăng chiếm tỷ trọng lớn. Tuy sản lượng, doanh số xuất khẩu vẫn còn khiêm tốn, song công ty vẫn đang tìm kiếm cơ hội để mở rộng quy mô xuất khẩu tại thị trường đầy tiềm năng này.

Ông Nguyễn Quang Trường, Tổng giám đốc Vinaseed(bên trái)và ông Lỗ Tuấn Hào, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Nông Lâm nghiệp Bắc Kinh đại diện cho 2 doanh nghiệp ký kết thỏa thuận hợp tác.

Cơ hội rộng mở

Bên cạnh thành công ở mảng thực phẩm, các doanh nghiệp nông nghiệp – thủy sản của PAN cũng đang có kế hoạch hợp tác với nhiều đối tác Trung Quốc, mở ra những cơ hội trong tương lai gần.

Cụ thể, cuối tháng 7 vừa qua, đoàn công tác của Công ty cổ phần Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam (Vinaseed), thành viên của Tập đoàn PAN, cùng với Viện Khoa học Nông Lâm nghiệp Bắc Kinh (BAAFS) – Trung Quốc đã ký kết thỏa thuận hợp tác tăng cường hợp tác, chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ.

Vinaseed sẽ được ưu tiên nhận chuyển giao bản quyền sản xuất kinh doanh một số sản phẩm giống ngô thực phẩm, sản phẩm hạt giống rau trong những năm tới. Đồng thời, hai bên thống nhất hợp tác đào tạo nguồn nhân lực.

Thông qua các buổi làm việc với đối tác Trung Quốc, Vinaseed hy vọng có thể tìm kiếm cơ hội trao đổi hợp tác và nắm được các xu hướng thị trường về ngô thực phẩm trong thời gian tới, từ đó tạo ra làn gió mới cho thị trường ngô thực phẩm tại Việt Nam.

Bên cạnh mối quan hệ gắn kết ở mảng nông nghiệp, Việt Nam và Trung Quốc cũng có nhiều hợp tác, trao đổi thương mại trong lĩnh vực thủy sản.

Số liệu từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho thấy, 9 tháng năm 2024, xuất khẩu tôm sang Trung Quốc đại lục và Hồng Kông đạt 529 triệu USD, tăng 26% so với cùng kỳ năm 2023. Như vậy, Trung Quốc đã vượt qua Mỹ và trở thành thị trường tiêu thụ tôm lớn nhất của Việt Nam.

Nắm bắt xu hướng tiêu dùng sản phẩm giá trị gia tăng, chất lượng cao, Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta (Fimex VN) cũng đã khởi động kế hoạch xuất khẩu tôm sang thị trường Trung Quốc.

Ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch Thực phẩm Sao Ta cho biết, Sao Ta có vùng nuôi lớn nhất ngành tôm Việt Nam theo tiêu chuẩn ASC của thị trường châu Âu nên hoàn toàn có thể đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường Trung Quốc.

Ngoài ra, công ty có thể phát huy lợi thế tôm giá trị gia tăng ở thị trường này, điểm khác biệt với các đối thủ tại Ấn Độ và Ecuador.

Sao Ta đã “chạy đà” cho việc xuất khẩu tôm sang Trung Quốc. Khi những yếu tố về chuẩn hóa tiêu chuẩn chất lượng, quy định thanh toán ở thị trường này hoàn thiện, Sao Ta sẵn sàng bứt tốc mạnh mẽ hơn.

Trung Quốc là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam, đặc biệt ở các ngành nông nghiệp – thủy sản – thực phẩm. Tập đoàn PAN có nhiều mặt hàng nông sản – thực phẩm chất lượng cao được người tiêu dùng của hơn 40 thị trường trên thế giới ưa chuộng như tôm, cá tra, gạo, cà phê, hạt điều, rau củ quả sấy, bánh kẹo. Với sứ mệnh “nuôi dưỡng thế giới”, Tập đoàn PAN sẽ không bỏ qua cơ hội hợp tác, giao thương với các đối tác tại 1,4 tỷ dân và tiếp tục định vị thương hiệu nông sản Việt trên các thị trường thế giới.

Vương Đinh Huệ
Văn bản ban hành

LĂNG THÀNH- YÊN THÀNH ĐÓN BẰNG CÔNG NHẬN XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO.

1541/QĐ-UBND

Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025

318/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

1563/QĐ-UBND

Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025

320/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

319/QĐ-TTg

Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025

263/QĐ-TTg

Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

18/2022/QĐ-TTg

Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

24/2020/NQ-HĐND

Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025

211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Thông tư của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch Về sữa đổi, bổ sung tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, thể thao xã và thôn


ĐỌC NHIỀU NHẤT
Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Xem bình chọn

Loading ... Loading ...
Thống kê
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại0
  • Tổng lượt truy cập2
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây