Nửa đầu năm 2024, Vụ đã chủ trì chỉ đạo các đơn vị tiếp tục triển khai thực hiện 315 nhiệm vụkhoa học công nghệ(KHCN), môi trường cấp Bộ. Trong đó tập trung vào giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản chất lượng cao; công nghệ chế biến, bảo quản, giảm tổn thất sau thu hoạch; phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ; bảo tồn, phục tráng nguồn gen phục vụ phát triển giống cây, con đặc sản địa phương; bảo vệ môi trường sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, đánh giá, nghiệm thu 52 nhiệm vụ KHCN kết thúc năm 2024; công nhận kết quả các nhiệm vụ kết thúc (10 nhiệm vụ KHCN, 6 tiềm năng).
Đặc biệt, từ kết quả nghiên cứu năm 2023 và 6 tháng đầu năm 2024, Bộ đã công nhận được 42 giống mới, 14 tiến bộ kỹ thuật, 12 bằng độc quyền sáng chế, 13 quy trình công nghệ, giải pháp hữu ích, 4 sổ tay hướng dẫn kỹ thuật để chuyển giao vào sản xuất…
Bên cạnh đó, thực hiện 10 nhiệm vụbảo tồn nguồn genthực vật nông nghiệp, vi sinh vật trồng trọt, bảo vệ thực vật, cây lâm nghiệp, chăn nuôi, vi sinh vật thú y và thủy sản. Phục tráng nguồn gen sầu riêng bản địa Ri6 bằng gốc ghép, ghép cải tạo và sản xuất giống sầu riêng thương phẩm; phục tráng nguồn gen giống khoai môn Bảo Yên, khoai sọ Tủa Chùa, khoai sọ Hua Păng (Mộc Châu); xây dựng quy trình phục tráng và bản đồ chỉ dẫn địa lý sâm Lai Châu; phục tráng nguồn gen, xây dựng mô hình sản xuất giống cá bè vẫu…
Về công tác khuyến nông, nhóm các dự án cơ bản đã cấp phát giống, vật tư, tập huấn kỹ thuật, giám sát, chỉ đạo và theo dõi chỉ tiêu đánh giá (số lượng thực hiện ước đạt 126 mô hình trồng trọt, 31 chăn nuôi, 46 khuyến ngư, 36 lâm nghiệp, 5 cơ giới hóa); thực hiện nghiệm thu kết thúc 56 dự án khuyến nông trung ương.
Về kết quả thực hiện việc xây dựng, thẩm định, công bố, ban hành và tổ chức áp dụng các tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật, đến tháng 6/2024, ngành NN-PTNT đã có 1.407 TCVN và 107 QCVN. Quản lý vật tư nông nghiệp có 448 TCVN và 35 QCVN. Về sở hữu trí tuệ, Vụ tiếp nhận 70 đơn đăng ký, cấp 77 bằng, đình chỉ 75 bằng, phục hồi hiệu lực 3 bằng, ghi nhận chuyển nhượng và cấp lại 2 bằng bảo hộ giống cây trồng…
Trên cơ sở đó, 6 tháng cuối năm, Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường tiếp tục thực hiện Chiến lược phát triển KHCN và đổi mới sáng tạo ngành NN-PTNT giai đoạn 2021 – 2030; chương trình phát triển nghiên cứu,sản xuất giốngphục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 – 2030, ưu tiên cao nhất cho sản xuất giống chất lượng cao; triển khai nhiệm vụ thực hiện Đề án phát triển khoa học và ứng dụng, chuyển giao công nghệ thúc đẩy kinh tế tuần hoàn giai đoạn 2023 – 2030.
Bên cạnh đó, thực hiện đồng bộ các giải pháp trong Chiến lược phát triển KHCN để nâng cao trình độ nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng KHCN, giải quyết các khâu then chốt phát triển nông nghiệp, tập trung vào sản phẩm chủ lực xuất khẩu, sản xuất giống có năng suất, chất lượng cao, có khả năng kháng bệnh, thích ứng với biến đổi khí hậu, công nghệ chế biến, bảo quản sau thu hoạch. Ngoài ra, phát triển thị trường KHCN, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư các khu, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến lưu ý Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường trong xây dựng nhiệm vụ KHCN phải thấm nhuần quan điểm “lượng đổi chất phải đổi”. Lượng là nhu cầu, yêu cầu của thực tế sản xuất ngày càng cao thì chất lượng các đề tài, đề án, nhiệm vụ KHCN cũng phải không ngừng nâng lên. Đặc biệt, khi xây dựng nhiệm vụ KHCN phải có tính kế thừa những nội dung đã được kiểm chứng, dùng đó làm cơ sở để phát huy cao độ tính mới, sáng tạo. Đồng thời, đẩy mạnh xây dựng các nhiệm vụ KHCN để giải quyết những vấn đề bức thiết của sản xuất đang đặt ra như lực lượng lao động nông nghiệp đang ngày già hóa, có nguy cơ thiếu hụt; nhu cầu mở rộng thị trường, mùa vụ, dịch bệnh…
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cũng nhấn mạnh, chúng ta có ngân hàng gen vô cùng quý giá. Đây là nguồn nhân giống rất quan trọng. Do đó, trong xu hướng phát triển mạnh mẽ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển sản xuất xanh, bền vững, Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường cần tiến hành rà soát lại, điều tra, thu thập trên tất cả các lĩnh vực những nguồn gen quý; kết hợp chặt chẽ giữa công tác bảo tồn và ứng dụng mạnh mẽ KHCN để lai tạo ra những bộ giống mới đặc sắc, riêng có.