04:59:08 27/12/2024

Chung sức xây dựng nông thôn mới_top

Ngành cao-su Việt Nam tự hào những trang sử vẻ vang

Kỷ niệm 95 năm Ngày truyền thống ngành cao-su Việt Nam (28/10/1929-28/10/2024), cán bộ, công nhân, người lao động ngành cao-su Việt Nam rất đỗi tự hào về những đóng góp công sức, xương máu, trí tuệ của nhiều thế hệ cha anh trong sự nghiệp đấu tranh cách mạng giành độc lập dân tộc. Trong giai đoạn phát triển mới, ngành cao-su tiếp tục nỗ lực trở thành doanh nghiệp đầu ngành trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp về hiệu quả, quy mô, chất lượng sản phẩm, ứng dụng công nghệ cao và thân thiện môi trường ở Việt Nam.

Công nhân Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Tổng Công ty cao su Đồng Nai chế biến mủ cao su xuất khẩu.

Lịch sử cách mạng hào hùng

Đêm 28/10/1929, tại Làng 3 của Đồn điền Cao-su Phú Riềng, thuộc địa bàn xã Thuận Lợi (nay là xã Thuận Phú, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước), Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên ở miền Đông Nam Bộ được thành lập dưới sự chỉ đạo của đồng chí Ngô Gia Tự. Chi bộ gồm sáu thành viên do đồng chí Nguyễn Xuân Cừ làm Bí thư. Đây được xem là sự kiện tạo nên bước ngoặt giúp phong trào đấu tranh của công nhân cao-su, dưới sự lãnh đạo của Đảng và dẫn dắt của tổ chức Nghiệp đoàn cách mạng hòa vào dòng thác cách mạng của cả dân tộc, cuốn trôi sự áp bức, nô dịch của kẻ thù xâm lược…

Trước đó, năm 1897, cây cao-su tại Việt Nam, chủ yếu ở khu vực miền Đông Nam Bộ, đội ngũ công nhân cao-su dần dần được hình thành với xuất thân là nông dân nghèo khổ từ các tỉnh miền bắc, miền trung vào làm phu trong các đồn điền. Họ đâu ngờ mình đã bước vào “chốn địa ngục trần gian” vì bị bọn chủ tư bản bóc lột đến tận xương tủy, bị đánh đập, cúp phạt hết sức tàn ác. Tình thế đó buộc người công nhân cao-su vẫn vùng lên đấu tranh chống áp bức, hòa vào dòng chảy lịch sử để tự giải phóng và trở thành người làm chủ vận mệnh của mình.

Trong dòng chảy lịch sử ấy, sự kiện thành lập Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên ở miền Đông Nam Bộ đã trở thành mốc son lịch sử của ngành cao-su Việt Nam. Từ đây, phong trào đấu tranh của công nhân cao-su, làm rạng danh những trang sử truyền thống vẻ vang của ngành cao-su Việt Nam.

Trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc đánh thắng thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, các đồn điền cao-su vừa là tiền tuyến, vừa là hậu phương cung cấp nhân tài, vật lực, vừa nuôi dưỡng, che giấu cán bộ…

Trên mỗi chặng đường máu lửa ấy, nhiều công nhân cao-su đã không tiếc máu xương cùng với quân dân cả nước tạo nên nhiều chiến công hiển hách, góp phần làm nên chiến thắng lịch sử 30/4/1975. Ghi nhận những đóng góp to lớn của công nhân ngành cao-su, Nhà nước đã công nhận ngày 28/10 hằng năm là Ngày truyền thống ngành cao-su Việt Nam.

Trong thời bình, ngành cao-su Việt Nam qua các thời kỳ, năm 2012, Tập đoàn Công nghiệp Cao-su Việt Nam (VRG) đã được Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương Sao Vàng.

Không ngừng vươn lên lớn mạnh

Sau ngày thống nhất đất nước năm 1975, ngành cao-su tiếp quản số diện tích cao-su ít ỏi và già cỗi, hầu hết cơ sở vật chất kỹ thuật bị hư hỏng, không đồng bộ và công nghệ lạc hậu. Qua nhiều giai đoạn phát triển với nhiều tên gọi khác nhau, Tập đoàn Công nghiệp Cao-su Việt Nam đã vươn lên thành một tập đoàn lớn mạnh của đất nước.

Đến nay, VRG đang quản lý 397.882 ha cao-su trên địa bàn 29 tỉnh, thành phố, trải dài từ miền Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Duyên hải miền trung, khu vực Tây Bắc, Đông Bắc và hai nước bạn Lào, Campuchia.

Mỗi năm, VRG chế biến bình quân 320.000 tấn Cao-su các loại. Tuy chỉ chiếm khoảng 30% diện tích và sản lượng cao-su cả nước, nhưng VRG giữ vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy ngành cao-su Việt Nam phát triển. Cao-su Việt Nam đang khẳng định vị thế quan trọng trên bản đồ cao-su thế giới. Hiện, Việt Nam là nước sản xuất và xuất khẩu cao-su thiên nhiên lớn thứ 3 toàn cầu, và xếp thứ 1 về năng suất vườn cây.

Đồng chí Trần Công Kha, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Quản trị VRG.

Tập đoàn hiện đang đẩy mạnh phát triển hiệu quả trên 5 lĩnh vực ngành nghề cốt lõi: Trồng, thu hoạch, chế biến và tiêu thụ cao-su; Công nghiệp cao-su; Chế biến gỗ; Đầu tư hạ tầng khu công nghiệp/cụm công nghiệp trên đất cao-su; Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch. Tập đoàn được đánh giá là một trong những doanh nghiệp tiên phong có thành tích xuất sắc trong thực thi chiến lược tăng trưởng xanh và phát triển bền vững, gắn với 3 trụ cột: Phát triển kinh tế-Trách nhiệm xã hội-Bảo vệ môi trường, đóng góp tích cực vào quá trình bảo vệ quốc phòng và an ninh vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo.

Tập đoàn tiếp tục kiên định mục tiêu phát triển bền vững, trên 3 trụ cột kinh tế-xã hội-môi trường. Trong 9 tháng năm 2024, VRG đạt doanh thu và thu nhập khác hợp nhất 16.207 tỷ đồng (bằng 64,83% kế hoạch), lợi nhuận trước thuế hợp nhất bằng 2.850 tỷ đồng (bằng 69,44% kế hoạch), lợi nhuận sau thuế hợp nhất 2.386 tỷ đồng (bằng 69,44% kế hoạch). Ước cả năm 2024, doanh thu và thu nhập khác hợp nhất đạt 26.307 tỷ đồng (vượt 5,23% kế hoạch), lợi nhuận trước thuế hợp nhất 4.450 tỷ đồng (vượt 8,43% kế hoạch), lợi nhuận sau thuế hợp nhất 3.746 tỷ đồng (vượt 8,99% kế hoạch), tiếp tục duy trì và tạo việc làm ổn định cho hơn 81.500 lao động với thu nhập bình quân trên 7,5 triệu đồng/người/tháng; ngoài ra, còn tạo điều kiện tốt nhất cho người lao động phát triển kinh tế hộ gia đình để họ gắn bó và đồng hành phát triển với ngành cao-su.

Bên cạnh hoàn thành tốt các chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh, Tập đoàn luôn quan tâm hỗ trợ công tác an sinh xã hội, xây dựng nhiều công trình phúc lợi phục vụ người lao động, để môi trường sống của người lao động ngày một tốt hơn. Việc chia sẻ hỗ trợ khó khăn, đền ơn đáp nghĩa và phát triển cộng đồng được Tập đoàn đặc biệt quan tâm, thực hiện thường xuyên, liên tục tại tất cả các địa bàn có các đơn vị thành viên Tập đoàn hoạt động cả trong nước và tại 2 nước bạn Lào và Campuchia được chính quyền và người dân địa phương đánh giá rất cao. Tập đoàn còn đề ra nhiều giải pháp phù hợp nhằm thu hút và giữ chân lao động là người đồng bào dân tộc thiểu số, giúp định hình tập quán sản xuất công nghiệp cho nông dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới; góp phần tích cực vào việc ổn định trật tự, xã hội, xây dựng nông thôn mới, củng cố và giữ vững an ninh-quốc phòng ở các vùng cao-su.

Với tầm nhìn xây dựng và phát triển Tập đoàn trở thành doanh nghiệp đầu ngành trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp về hiệu quả, quy mô, chất lượng sản phẩm, ứng dụng công nghệ cao và thân thiện môi trường ở Việt Nam, VRG đã và đang tiếp tục nâng cao vai trò của Tập đoàn trong quá trình phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn; ưu tiên tuyển dụng người lao động là đồng bào dân tộc thiểu số; không ngừng tăng năng suất và thu nhập của người lao động; kết hợp hài hòa phát triển kinh tế với nhiệm vụ bảo đảm an sinh xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trong phạm vi tổ chức sản xuất của Tập đoàn.

Theo đề án tái cơ cấu mà Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt, để thực hiện tốt những nhiệm vụ mà Chính phủ đã giao cho Tập đoàn thông qua Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, mục tiêu phát triển các lĩnh vực hoạt động chính đến năm 2025, tổng doanh thu dự kiến của Tập đoàn tăng hơn 30% so với hiện nay, lợi nhuận sẽ tăng trưởng khoảng 20% và sẽ tăng nhanh hơn trong giai đoạn sau năm 2025. Doanh thu hợp nhất của Tập đoàn là 161.730 tỷ đồng (trung bình khoảng 32.300 tỷ đồng/năm), lợi nhuận hợp nhất trước thuế là 34.435 tỷ đồng (trung bình khoảng 6.870 tỷ đồng/năm). Lợi nhuận sau thuế Công ty mẹ Tập đoàn khoảng 12.350 tỷ đồng (trung bình 2.470 tỷ đồng/năm, tăng trung bình 7%/năm).

Để đạt được mục tiêu nêu trên, Tập đoàn xác định tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp quan trọng: Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, thực hiện nhiệm vụ chính trị trong toàn hệ thống Tập đoàn; tiếp tục củng cố và phát huy truyền thống lịch sử hào hùng, vẻ vang của ngành cao-su. Đẩy mạnh công tác chuyển đổi số, ứng dụng khoa học công nghệ và công nghệ thông tin vào công tác quản lý-điều hành. Chuyển đổi một phần diện tích cao-su sang phát triển ngành sản xuất khác có hiệu quả cao hơn phù hợp quy hoạch của địa phương; phát huy tối đa năng lực vườn cây cao-su; duy trì và nâng cao chất lượng các sản phẩm cao-su, nâng cao giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị của sản phẩm. Triển khai có hiệu quả Chiến lược tăng trưởng xanh và phát triển bền vững của Tập đoàn giai đoạn 2023-2030, tầm nhìn 2050; tiếp tục đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế, tập trung nâng cao giá trị thương hiệu và mở rộng thị trường quốc tế…

Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Quản trị VRG Trần Công Kha nhấn mạnh: “Kỷ niệm 95 năm Ngày ra đời Chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng và Ngày truyền thống ngành cao-su Việt Nam, chúng ta cùng nhau ôn lại truyền thống lịch sử hào hùng, những chặng đường đã trải qua, để khẳng định sự phát triển vững chắc của Tập đoàn VRG nói riêng và ngành cao-su, ra sức phấn đấu xây dựng Tập đoàn phát triển bền vững, hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế và thị trường Cao-su thế giới, có đóng góp vào sự thịnh vượng chung của đất nước”.

Vương Đinh Huệ
Văn bản ban hành

LĂNG THÀNH- YÊN THÀNH ĐÓN BẰNG CÔNG NHẬN XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO.

1541/QĐ-UBND

Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025

318/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

1563/QĐ-UBND

Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025

320/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

319/QĐ-TTg

Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025

263/QĐ-TTg

Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

18/2022/QĐ-TTg

Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

24/2020/NQ-HĐND

Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025

211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Thông tư của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch Về sữa đổi, bổ sung tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, thể thao xã và thôn


Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Xem bình chọn

Loading ... Loading ...
Thống kê
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại0
  • Tổng lượt truy cập0
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây