12:33:09 15/01/2025

Chung sức xây dựng nông thôn mới_top

Nền độc đáo của quần thể Đền – Chùa Gám

Chùa Gám, tên chữ là Chí Linh tự, nghĩa làchùa Chí Linh, một ngôi cổ tự rất đỗi linh thiêng trên mảnh đất Yên Thành xứ Nghệ. Có tên là chùa Gám, bởi vì chùa tọa lạc tại Làng Kẻ Gám xưa (nay thuộc xóm 6, xã Xuân Thành) nên lấy tên làng đặt tên cho chùa. Và cũng có một số truyền thuyết khác về tên gọi của chùa.

Đền – Chùa Rú Gám xã Xuân Thành được Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An công nhận là Di tích lịch sử- văn hóa cấp tỉnh tại Quyết định số 3727/QĐ-BND.VX ngày 27/9/2007 và được công nhận là Điểm du lịch sinh thái tâm linh cấp tỉnh tại Quyết định số 1154/QĐ-UBND ngày 28/4/2022. Đây là một trong những di tích nổi tiếng linh thiêng của xã Xuân Thành, huyện Yên Thành, đảm bảo các tiêu chí để công nhận là điểm du lịch của tỉnh Nghệ An.

Đền – Chùa Gám tọa lạc trên vùng đất Kẻ Gám xưa nên người dân ở nơi đây lấy tên là Gám đặt cho di tích. Đền – Chùa Gám còn có tên gọi là Đền Xuân Nguyên, Chùa Xuân Nguyên vì hiện nay di tích thuộc làng Xuân Nguyên, xã Xuân Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Ngoài ra, di tích Đền Gám được xem là lớn nhất vùng Kẻ Gám nên còn có tên gọi là đền Cả. Chùa Gám còn có tên chữ là Chí Linh Tự.


* Đền Gám: Theo bài cúng của Làng tại Đền được viết vào năm 1916, vị hiệu được ghi lại trong gia phả dòng họ Thái Duy và tìm hiểu các bậc cao niên trong làng kể và ghi chép lại cho thấy: Đền là công trình kiến trúc tín ngưỡng tôn giáo của làng Kẻ Gám, xây dựng lên để thờ các vị thần có công “hộ quốc, tý dân”, đem lại mưa thuận gió hòa cho Nhân dân, giúp dân không bị tai ương. Vị thần được thờ chính tại đền là: Cao Sơn – Cao Các, ngoài ra đền còn thờ Hoàng Tá Thốn, Tam Tòa Đại Vương, Tứ Vị Thánh Nương…* Chùa Gám:Chùa Gám là công trình kiến trúc tôn giáo, được Nhân dân xây để thờ phật. Theo cách bố trí trong Chùa thì Chùa Gám thuộc trường phái Đại thừa (Đại thừa: xuất hiện từ thế kỷ 1 trước hoặc sau công nguyên, bắt nguồn từ Ấn Độ. Tên gọi Đại thừa là do tính đa dạng của của giáo pháp để mở đường cho một số lớn chúng sinh có thể giác ngộ. Hình tượng, tiêu biểu của Đại thừa là Bồ Tát. Tiểu thừa và Đại thừa đều bắt nguồn từ Phật thích ca, Cả hai đều chấp nhận và hành trì giáo lý Tứ thánh đế, Bát chánh đạo, Duyên khởi…; đều chấp nhận Tam pháp ấn Khổ, Không, Vô ngã; đều chấp nhận con đường tu tập: Giới-Ðịnh-Tuệ, từ chối về một đấng tối cao sáng tạo và ngự trị thế giới nhưng khác nhau ở sự quan tâm về thực hành giáo pháp và tư tưởng).

+ Sự kiện lịch sử:

Đền – Chùa Gám là một trung tâm sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng dân gian (thờ các vị thành hoàng), tín ngưỡng tôn giáo (thờ phật và các chư vị bồ tát) của một vùng dân cư rộng lớn. Hàng năm, tại di tích thường diễn ra các ngày lễ trọng đại (theo âm lịch) như:

Ngày 15/1; 15/2; 15/7: Làng tổ chức lễ cúng chúng sinh, cầu siêu cho những vong linh không nơi nương tựa tại Đền và Chùa. Lễ cúng long trọng nhất vào ngày 15/7 hàng năm. Sau phần lễ là phần hội với các trò chơi dân gian như: Tục cướp rằm (ai cướp được nhiều quà thì sẽ gặp được nhiều may mắn trong năm).

Ngày 13/2 đến ngày 15/2 Lễ hội Đền – Chùa Gám: Lễ hội là dịp nhằm tôn vinh các giá trị văn hóa, tưởng nhớ công lao các bậc tiền bối, các vị thần linh đã có công bảo quốc hộ dân, giáo dục tinh thần yêu nước, góp phần bảo tồn, giữ gìn và phát huy các giá trị tốt đẹp, bản sắc văn hóa của quê hương, đồng thời đáp ứng nhu cầu về đời sống văn hóa tâm linh của Nhân dân và du khách thập phương. Đây cũng là dịp để mọi người dân giao lưu, học hỏi, đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và phong trào “Toàn dân chung tay xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu” đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí cho mọi tầng lớp Nhân dân và du khách.

Phần lễ:Gồm 7 nội dung: Lễ khai quang; lễ rước, lễ yết cáo, lễ tân, lễ tế, lễ tạ, lễ cầu an.

Phần hội: Bao gồm các nội dung: Chương trình thuyết giảng và Chương trình thắp nến hoa đăng; đêm văn nghệ quần chúng, biễu diễn tuồng cổ, thi biễu diễn trống tế giữa các xóm; giải bóng chuyền nam mở rộng; giải kéo co nữ; các trò chơi dân gian; biểu diễn võ nhất nam. Có 2 giải thể thao do huyện tổ chức gồm: giải vật nam, giải bóng chuyền hơi tuổi trung niên…

Ngày 15.4: Là ngày lễ phật đản, được dân làng tổ chức rất quy mô không chỉ thu hút được đông đảo bà con phật tử trong làng mà còn thu hút được rất nhiều du khách thập phương về dâng hương.

Ngày 15.11: Lễ cúng thần nông, lễ xuống đồng cày cấy cho năm sau.

Ngoài lễ hội trên thì hàng năm tại điểm du lịch sinh thái tâm linh Đền – Chùa Gám còn tổ chức Lễ Vu lan báo hiếu, lễ cầu an, cầu phúc đầu năm, khóa tu mùa hè… đã thu hút hàng chục nghìn du khách từ Bắc chí Nam tạo nên bầu không khí của lễ hội của xã Xuân Thành rất vui tươi và ấm cúng.

– Khảo tả di tích:

+ Địa lý cảnh quan:

Đền – Chùa Gám tọa lạc trên một khu đất rộng 443 m2, tại làng Xuân Nguyên, xã Xuân Thành, huyện Yên Thành. Di tích quay về hướng Tây Nam (hướng Nam tượng trưng cho màu đỏ, chứa đầy sinh lực, mát me và cũng là hướng của thiện tâm trên nền tảng trí tuê, hay lấy vợ hiền hòa làm nhà hướng nam; hướng Tây mang yếu tố âm, đối lập mặt Đền là dương; hướng Tây Nam tạo ra sự hòa hợp về âm dương, tạo cảm giác vị thần đang yên vị), trước mặt và bên phải Đền là cánh đồng Cồn Mồ, Cồn Trang xanh tốt. Xa hơn nữa là lèn Hai Vai (núi Di Lặc) như bức bình phong che chắn cho Đền, phía sau có núi Phượng Lĩnh (núi Gám) làm chỗ dựa, bên cạnh phía Đông đền là khu dân cư sinh sống.

+ Các hạng mục kiến trúc:

* Đền Gám:

Đền Gám trước đây là một công trình kiến trúc và bề thế được thiết kế bao gồm 3 tòa: Thượng – Trung – Hạ điện tạo thành một tổng thể thống nhất nhưng đến nay, theo dấu ấn của thời gian cùng với sự tàn phá của thiên tai, bão lũ, chiến tranh mà di tích đã có nhiều thay đổi về mặt cảnh quan. Các công trình chỉ còn lại nhà bái đường (Trung điện) và nhà hậu cung (Thượng điện), được Nhân dân sắp xếp theo kiểu chữ Đinh, với diện tích là 105m2 và được bao bọc bởi hàng rào kiên cố.

Cổng đền:

Cổng đền được dựng bởi hai cột trụ bằng gạch và vữa tam hợp, hình vuông (cạnh: 0.40×0.40, cao: 2.5, rộng: 2.2), trên đầu cột đắp hình búp sen, bệ cột xây gờ chỉ giật cấp. Mặt trước có hai câu đối bằng chữ hán:

Trái: Thiên niên hương hỏa giang sơn cựu

Phải : Vạn cổ lâu đài chế độ tân

Nhà bái đường:

Bái đường có mặt bằng kiến trúc hình chữ nhật, mang kiến trúc tiêu biểu thời Nguyễn với diện tích 57,12 m2. Nhà được xây trên nền cao hơn với mặt sân là 0.2m, xung quanh nền nhà có bỉa vây bằng những viên gạch thẻ và vữa tam hợp, nền nhà lát gạch nung đỏ sẫm. Nhà bái đường gồm 3 gian, 4 vì kèo, xây kiểu tường hồi bít đốc, lợp ngói âm dương, hai bờ nóc làm theo kiểu hoa văn vân mây cách điệu.

Nhà hậu cung:

Nối bái đường với hậu cung là hệ thống mái nối mái kết hợp hệ thống máng nước che kín khoảng cách giữa hai nhà. Đây là phong cách điển hình của kiến trúc thời Nguyễn gọi là “trùng thiềm điệp ốc”.

Nhà hậu cung có 2 gian, 3 vì, 2 hồi, mặt trước thông với bái đường (không có cửa), ba mặt xung quanh thưng ván, mái lợp ngói âm dương. Bờ nóc thẳng có đắp nổi hình hổ phù đơn giản nhưng rất sắc sảo. Phần hồi mặt ngoài đốc nhà phía Bắc đắp nổi mặt rồng cuộn mây, hai chân rồng xoải ra ôm toàn bộ phần đốc, kết hợp với các hình tượng của mái, làm tăng thêm vẻ đẹp mềm mại và sự linh thiêng cho di tích.

* Chùa Gám:

Chùa Gám xưa, phía trước có cổng tam quan xây bằng vữa tam hợp có ghi các câu đối, tiếp đến là khoảng sân đất phía trong còn có thêm Nghi Môn được làm theo kiểu nhà chồng diêm, bố cục theo kiến trúc chữ khẩu còn nguyên vẹn như ngày nay. Ngoài ra, trước sân còn có nhiều cây cổ thụ như Xoài, Trôi, Gạo, Muỗn, Thị… Cho đến những năm đầu thập niên 90 do nhiều nguyên nhân khác nhau mà các cây cổ thụ cũng như không gian của Chùa bị tàn phá.

Sân Chùa:

Sân Chùa là một khoảng không gian rộng, bằng phẳng, có diện tích 1.000m2, được chia làm hai lớp. Lớp ngoài cùng là sân đất, lớp trong giáp với nhà bái đường chia thành nhiều ô vuông làm bằng vữa tam hợp. Giữa sân trồng một cây Trôi lớn, bên trái là cây Thị hàng trăm năm tuổi. Trước sân vẫn còn dấu tích của ao sen.

Nhà bái đường:

Nhà bái đường được xây cất bằng gỗ lim, gạch, ngói, vữa tam hợp với 5 gian, 4 vì, tường bít đốc. Hệ thống khung gỗ được liên kết với nhau bằng các sàm mộng tạo sự chắc, khít cho ngôi nhà. Nền nhà cao hơn sân, lát gạch đất nung đỏ, chia thành 3 cấp. Các cấp được xây vỉa bằng gạch thẻ và vữa tam hợp. Mái lợp ngói âm dương, hai đầu bờ nóc đắp hoa văn hình học, giữa bờ nóc đắp nổi hình lưỡng long chầu tấm biển “Chí Linh Tự”.

Phía trước bái đường là hệ thống thượng song hạ bản gồm 12 cánh được sơn đỏ. Phía sau để trống tạo sự liên kết giữa hai nhà tả vu và hữu vu, sân trung thiên.

Trên đỉnh hai bên cột hiên phía trước được trang trí hình búp sen và có nhấn hai câu đối chữ hán kiểu chữ chân phương:

+ “Phượng Sơn tây phục hướng minh đường/ Dinh thủy đông hồi nhiêu quang vụ – Phía tây núi Phượng Sơn (núi Gám) hướng về chùa/ Phía đông sông Dinh hồi về uốn khúc”.

+ “Á vũ âu phong kim thế giới/Từ bi khổ cứu thiện quần sinh – Mưa gió thuận hòa vạn vật sinh sôi/Từ bi cõi Phật cứu muôn loài”.

Nhà hậu cung:

Nhà hậu cung là nơi thờ Phật Tam Thế và chư vị Bồ Tát. Đó là tòa nhà 3 gian, 4 vì, hai hồi văn. Phần mái nhà thượng điện lợp ngói âm dương, nền lát gạch nung đỏ, mặt trước không có cửa, ba phía xây tường bao, bờ nóc đắp thẳng, hai bờ dải tạo gờ chạy song song từ nóc xuống với đường nét sắc sảo. Nâng đỡ phần mái và bộ phận khác của hậu cung là hệ thống cột gồm 16 cột (8 cột chính, 8 cột hiên) kê trên đá xanh.

– Giá trị lịch sử khoa học nghệ thuật:

+ Giá trị lịch sử:

Đền – Chùa Gám là một công trình tín ngưỡng – tôn giáo, là nơi thờ tự và tưởng niệm những vị thần có công với nước, với dân. Đó là các vị thiên thần, nhân thần được Nhân dân tôn lên như Cao Sơn, Cao Các; Hoàng Tá Thốn; tứ vị thánh nương; Tam tòa đại vương…, Đức Phật Thích Ca và chư vị Bồ tát. Những vị thần linh đó đều rất linh ứng, được Nhân dân nhiều địa phương thừa nhận, lập vị hiệu, rước và thờ vọng.

+ Giá trị Văn hóa – Nghệ thuật:

* Giá trị văn hóa vật thể: Qua tìm hiểu và khảo sát di tích, ta thấy Đền – Chùa Gám là một quần thể gồm Đền và Chùa có quy mô lớn nhất hiện nay còn lại của huyện Yên Thành. Thông qua các chi tiết về nội dung và kiến trúc nghệ thuật của di tích, chúng ta thấy được sự sáng tạo cũng như tài năng kết tinh từ đôi tay khéo léo của ông cha ta. Giá trị nghệ thuật đáng chú ý nhất là kết cấu của hệ thống vì kèo và bộ khung chịu lực của ngôi đền và chùa, tạo sự thông thoáng, cao ráo cho di tích, đồng thời cũng tiện khi tháo dỡ để sửa chữa. Đề tài điêu khắc trong di tích rất đa dạng và phong phú. Đan xen với các đề tài về cõi phật tu hành như thầy trò đường tăng đi thỉnh kinh, tây phương cực lạc… là các đề tài dân gian cũng được các nghệ nhân đưa vào một cách khéo léo mà không đối lập với không gian tĩnh lặng của cửa Chùa. Phải chăng, giữa cuộc sống trần tục và chốn “Cửa thiền” đã có sự tương đồng, gần gũi giữa đạo và đời, giữa mơ và thực… Thông qua các mảng chạm khắc đó, chúng ta có thể nhận ra nghệ thuật kiến trúc cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX.

* Giá trị văn hóa phi vật thể: Ngoài những giá trị nêu trên di tích còn để lại cho địa phương nói riêng và đất nước nói chung những giá trị văn hóa phi vật thể quan trọng. Đền Gám – Chùa Gám không chỉ là nơi gặp gỡ thể hiến sự cố kết cộng đồng cũng như để tỏ lòng biết ơn đến những vị thần có công với làng nước, thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn” mà Đền – Chùa còn là nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh của Nhân dân trong làng, đồng thời cũng là nơi diễn ra các nghi lễ thờ cúng, lễ hội làng. Thông qua các hoạt động đó đã phản ánh được truyền thống trọng đạo nghĩa, những phong tục tập quán, tín ngưỡng văn hóa – văn nghệ dân gian,…của một vùng quê giàu truyền thống, khơi dậy niềm tự hào dân tộc, sự biết ơn đến các vị cao niên tiền nhân, ý thức bảo vệ và sáng tạo các di sản văn hóa…

Với những giá trị to lớn của mình, Đền – Chùa Gám đã được công nhận là di tích Lịch sử Văn hóa cấp tỉnh năm 2007.

– Trạng thái bảo quản di tích:

Qua nghiên cứu sử cũ, gia phả, bài cúng của làng Xuân Nguyên xưa và một số tài liệu do các bậc cao niên cung cấp, kết hợp với kết quả khảo sát tại di tích và cuộc họp xác minh di tích đền Gám – Chùa Gám của các vị bô lão tại địa phương; Căn cứ vào kết cấu kiến trúc của di tích cho thấy: Di tích Đền – Chùa Gám được xây dựng vào giai đoạn cuối triều Lê, đầu triều Nguyễn. Lúc đầu, Đền – Chùa Gám là một ngôi miếu và thảo am nhỏ, được làm bằng gỗ, mái lợp tranh săng. Đến thời Nguyễn, qua nhiều lần tu tạo, sửa chữa và lợp ngói âm dương hoàn chỉnh cho đến ngày nay. Từ năm 2002 – 2006, Đảng ủy và chính quyền địa phương cùng với Nhân dân đã tiến hành từng bước phục hồi và tôn tạo di tích dưới sự chỉ đạo của ban quản lý di tích – danh thắng để trả lại nguyên trạng như ban đầu để thu hút du khách thập phương.

– Các hiện vật trong di tích:

Đền Gám, Chùa Gám trước kia vẫn còn lưu giữ được rất nhiều hiện vật đa dạng về chủng loại và chất liệu. Trải qua thời gian với nhiều biến cố lịch sử do chiến tranh, thiên tai, lũ lụt nên hiện vật của di tích cũng bị mất mát và thay đổi nhiều. Hiện tại đền còn lưu giữ 149 hiện vật (trong đó đền 57 hiện vật, chùa 92 hiện vật).

Trên cơ sở một tiềm năng rộng lớn về du lịch sinh thái, tâm linh của huyện, từ chủ trương của BTV Huyện ủy và đáp ứng nguyện vọng khát khao của đông đảo các tầng lớp Nhân dân huyện nhà, ngày 01 tháng 3 năm 2011 UBND Tỉnh Nghệ An đã có Quyết định số 515/QĐ-UBND-CN về việc phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng khu Du lịch sinh thái tâm linh Đền – Chùa Gám. Song song với xúc tiến khảo sát lập quy hoạch tổng thể và chi tiết khu Du lịch, Cấp ủy và Chính quyền huyện đã tập trung quảng bá, kêu gọi, thu hút đầu tư, đồng thời xin chủ trương để thỉnh sư về trụ trì; Ngày 25 tháng 3 năm 2011, UBND Tỉnh đã ban hành Quyết định số 931/QĐ-UBND-NC về việc chấp thuận phục hồi sinh hoạt Phật giáo tại Chùa Gám; Ngày 12 tháng 01 năm 2012 Chùa Gám đã chính thức có các nhà sư thộc tông phái Trúc Lâm về nhập tự và trụ trì; Ngày 30 tháng 5 năm 2011, UBND Tỉnh đã ban hành Quyết định số 1903/QĐ-UBND-CN về việc phê duyệt dự toán kinh phí khảo sát, lập quy hoạch chi tiết xây dựng khu Du lịch sinh thái và tâm linh Rú Gám. Theo đó, khu Du lịch sinh thái tâm linh có 5 dự án thành phần bao gồm:

Khu di tích gốc: Dự án sẽ mở rộng khuôn viên, nâng cấp, trùng tu khu vực

Đền – Chùa Gám (Chí Linh) cũ với các hạng mục như cổng chính, giảng đường, thiền đường nhà ni, chư tôn đức tăng, trai đường, nhà khách, hệ thống bếp, kho nhà chùa.

Khu tâm linh: gồm các hạng mục lớn như Thiền Viện Trúc Lâm được quy hoạch trên diện tích 125 ha, trong đó Thiền Viện Trúc Lâm tăng được bố trí tại Đền Xanh Gám, phía sau Thiền Viện là thắng cảnh hòn đá bạc lớn. Thiền Viện Trúc Lâm ni được bố trí tại sườn núi phía Bắc Đền Xanh Gám, phía sau thiền viện là thắng cảnh hòn đá bạc nhỏ, trên đỉnh núi Gám là tượng Phật Quan thế âm Bồ Tát. Khu vực vườn tháp với nhiều hạng mục như lâm tỳ viên, bồ đề đạo tràng viên, chuyền Pháp luân viên, sa la long thọ viên, bảo tháp viên và tượng đài của Quan Thế âm Bồ Tát và các chư vị Bồ Tát…

Khu nghỉ dưỡng sinh thái: Quy hoạch trên diện tích gần 200 ha, trong đó có 38 ha mặt nước với nhiều hạng mục như nhà dịch vụ, nhà đón tiếp, nhà nghỉ, nhà hàng, nhà đa năng, quảng trường, bãi xe, tháp vọng cảnh, sân chơi thể thao, bơi thuyền, lướt ván…phục vụ lễ hội và nhu cầu vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng của du khách. Dự án cũng triển khai xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật như đường giao thông chính từ Đền – Chùa Gám đi Rú Gám và hệ thông giao thông nội bộ, các công trình điện, nước và một số công trình phụ trợ khác của khu du lịch.

Đền thờ liệt sỹ: Dự án sẽ quy hoạch mở rộng, nâng cấp trên khuôn viên nghĩa trang liệt sỹ huyện để tôn thờ hương hồn các anh hung liệt sỹ về nơi an nghỉ trên mảnh đất quê hương.

Khu rừng đặc dụng: Trên diện tích 200 ha, khu rừng đặc dụng sẽ được quy hoạch, bảo vệ đa dạng sinh học, đặc biệt các loại gỗ quý hiếm như sưa, gõ, lim, sến, trai, trầm hương… dược liệu quý, thảm thực vật và các loại động vật quý hiếm.

Việc cho lập dự án quy hoạch khu Du lịch sinh thái và tâm linh Rú Gám là một quyết định có tính đột phá để tìm ra hướng đi cho phát triển du lịch của huyện Yên Thành. Làm cho Rú Gám sống dậy, lớn lên ngang tầm với vóc dáng của một danh sơn, nơi hội tụ anh linh của một vùng đất; đây cũng sẽ là điểm nhấn và là động lực phát triển Du lịch của vùng quê lúa Yên Thành.

Lưu Kim Oanh, Vp NTM

 

Vương Đinh Huệ
Văn bản ban hành

LĂNG THÀNH- YÊN THÀNH ĐÓN BẰNG CÔNG NHẬN XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO.

1541/QĐ-UBND

Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025

318/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

1563/QĐ-UBND

Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025

320/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

319/QĐ-TTg

Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025

263/QĐ-TTg

Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

18/2022/QĐ-TTg

Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

24/2020/NQ-HĐND

Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025

211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Thông tư của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch Về sữa đổi, bổ sung tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, thể thao xã và thôn


Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Xem bình chọn

Loading ... Loading ...
Thống kê
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại0
  • Tổng lượt truy cập0
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây