08:49:56 30/10/2024

Chung sức xây dựng nông thôn mới_top

Mức thuế giá trị gia tăng 5% với phân bón là khả thi nhất

Nếu Quốc hội thông qua việc chuyển phân bón từ mặt hàng không chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) sang chịu thuế, kịch bản với nhà nước, doanh nghiệp, nông dân sẽ ra sao?

Mức thuế giá trị gia tăng 5% với mặt hàng phân bón tạo công bằng giữa phân bón sản xuất trong nước và nhập khẩu.

Chiều 16/7, tại Hà Nội, Báo Đại biểu Nhân dân phối hợp Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh tổ chức Tọa đàm “Thuế giá trị gia tăng với phân bón: Từ không chịu thuế sang chịu thuế 5%”.

Tọa đàm ghi nhận ý kiến của các đại biểu Quốc hội, chuyên gia góp ý hoàn thiện chính sách để đạt được mục tiêu bảo vệ quyền lợi nông dân, thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước, hướng đến nền nông nghiệp “xanh, sạch, an toàn và bền vững”.

Ông Nguyễn Trí Ngọc, Phó Chủ tịch Hiệp hội Phân bón Việt Nam. Ảnh:Minh Hà.

Theo ông Nguyễn Trí Ngọc, Phó Chủ tịch Hiệp hội Phân bón Việt Nam: Phân bón là mặt hàng ảnh hưởng trực tiếp đến nông dân, bởi phân bón chiếm từ 30-50% giá trị đầu vào sản xuất nông nghiệp.

Vì vậy, quan điểm của ông Nguyễn Trí Ngọc, cần dứt khoát đưa mặt hàng phân bón vào diện chịu thuế GTGT. Bởi chính sách không chịu thuế hiện nay vừa bất bình đẳng giữa doanh nghiệp trong nước và nhập khẩu, vừa khiến nhà nước thất thu thuế mà nông dân cũng không được hưởng lợi gì.

Ông Nguyễn Văn Phụng, nguyên Vụ trưởng Vụ quản lý Thuế Doanh nghiệp lớn – Tổng cục Thuế. Ảnh:Minh Hà.

Đồng tình với Hiệp hội Phân bón Việt Nam, ông Nguyễn Văn Phụng, nguyên Vụ trưởng Vụ Quản lý Thuế Doanh nghiệp lớn – Tổng cục Thuế, đã đưa ra các lí do như sau:

Áp dụng thuế là phù hợp với chủ trương và quan điểm chỉ đạo của Quốc hội là thu hẹp danh mục 26 nhóm hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế.

Hơn nữa, đưa phân bón vào diện chịu thuế, là để giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa nhà nước, doanh nghiệp, nhà nông, đứng trên quan điểm lợi ích tổng thể của nền kinh tế.

PGS.TS Lý Phương Duyên, Giảng viên cao cấp Khoa Thuế – Hải quan, Học viện Tài chính. Ảnh:Minh Hà.

Là chuyên gia độc lập, PGS.TS Lý Phương Duyên, Giảng viên cao cấp Khoa Thuế – Hải quan, Học viện Tài chính, đồng tình với quan điểm đưa phân bón từ không chịu thuế sang chịu thuế bởi phù hợp với định hướng mở rộng cơ sở thuế do Chính phủ đưa ra.

Việc đưa phân bón vào diện chịu thuế một mặt chống xói mòn cơ sở thuế, ổn định số thu và công bằng hơn giữa hàng hóa trong nước và hàng nhập khẩu.

Theo PGS.TS Lý Phương Duyên, áp dụng mức thuế GTGT 0% sẽ khấu trừ toàn bộ thuế đầu vào, đây là ưu đãi lớn nhất cho người tiêu dùng, ưu đãi cho cả doanh nghiệp, nhưng ngân sách nhà nước sẽ không có nguồn thu để khấu trừ. Do đó, mức thuế 5% ở thời điểm và bối cảnh này được cho là phù hợp nhất cho tất cả các bên.

Ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nêu ra một số kịch bản khi áp thuế GTGT 5% với mặt hàng phân bón.

Theo đó, với doanh nghiệp, có cơ hội tiết kiệm chi phí sản xuất (vốn, vật tư, máy móc thiết bị…) do được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.

Đặc biệt, doanh nghiệp trong nước có được thuận lợi là thúc đẩy sản xuất trong nước vì phân bón nhập khẩu sẽ phải chịu thêm 5% thuế GTGT.

Với người tiêu dùng, khi doanh nghiệp trong nước có cơ hội giảm chi phí sản xuất, giá bán có khả năng sẽ được giảm tương ứng.

Đáng chú ý, ông Hiếu cho biết, kịch bản áp mức thuế GTGT 5% nhà nước có thể tăng thu được trên 4.000 tỷ đồng.

Kết thúc buổi Tọa đàm, các đại biểu đều đồng tình với việc chuyển phân bón từ mặt hàng không chịu thuế sang chịu thuế GTGT.

Trong đó, mức thuế GTGT 0% được cho là vô cùng lí tưởng, nhưng xét tổng thể vấn đề lợi ích của nhà nước, doanh nghiệp và nhà nông, kịch bản mức thuế GTGT 5% được cho là khả thi nhất.

Vương Đinh Huệ
Văn bản ban hành

LĂNG THÀNH- YÊN THÀNH ĐÓN BẰNG CÔNG NHẬN XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO.

1541/QĐ-UBND

Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025

318/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

1563/QĐ-UBND

Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025

320/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

319/QĐ-TTg

Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025

263/QĐ-TTg

Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

18/2022/QĐ-TTg

Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

24/2020/NQ-HĐND

Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025

211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Thông tư của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch Về sữa đổi, bổ sung tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, thể thao xã và thôn


Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Xem bình chọn

Loading ... Loading ...
Thống kê
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại0
  • Tổng lượt truy cập2
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây