10:37:02 22/10/2024

Chung sức xây dựng nông thôn mới_top

Mùa gieo hạt bên dòng Lam giang

Mùa này, người dân sinh sống từ thượng nguồn đến hạ du của sông Lam đang tất bật cho vụ Đông. Những cánh đồng màu trải dài bên sông như được khoác màu áo mới.

Trồng ngô phục vụ chăn nuôi

Sông Lam chảy qua các huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Anh Sơn, Đô Lương, Thanh Chương, Nam Đàn, Hưng Nguyên trước khi hòa mình vào biển lớn. Vào mùa mưa lũ hàng năm, nước sông Lam thường dâng cao, gây ngập cả cánh đồng màu ven sông, bồi đắp một lượng phù sa đáng kể. Đây cũng chính là điều kiện thuận lợi để bà con nông dân thâm canh các loại cây trồng ngắn ngày, cho năng suất cao.

Cánh đồng màu ven sông Lam của xã Tam Quang (Tương Dương). Ảnh: Xuân Hoàng

Cánh đồng màu của thôn Bãi Xa, xã Tam Quang (Tương Dương) những ngày này, bà con nông dân hối hả làm đất, chuẩn bị gieo trồng vụ Đông. Chị Ngân Thị Tâm ở thôn Bãi Xa cho hay, trải qua vụ Hè – Thu khó khăn do thời tiết bất lợi, giờ đây, việc cải tạo đất, chọn giống đảm bảo tiêu chuẩn được gia đình ưu tiên hàng đầu để có nguồn thu vào dịp cuối năm.

“Gia đình có 3 sào ngô vụ Hè – Thu, vụ vừa rồi nắng mưa thất thường, nhất là đợt ngập lụt nặng vừa qua khiến ngô sinh trưởng kém. Vụ này gia đình tiếp tục trồng lại ngô trên đất bãi. Giống ngô được chọn để gieo vụ Đông này là CP511 là giống ngô cho năng suất cao”, chị Tâm chia sẻ.

Vụ ngô vừa qua tại xã Tam Quang bị giảm năng suất, do nước sông Lam dâng cao gây ngập. Ảnh: Quang An

Bà Kha Thị Hiền – Chủ tịch UBND xã Tam Quang cho biết: Vùng màu ven sông Lam của địa phương có 70 ha ở các thôn Bãi Xa, Bãi Sở, Tam Liên. Đặc thù của người dân các thôn này là phát triển kinh tế nông nghiệp, có kinh nghiệm trong chăn nuôi, trồng trọt, nên hàng năm bà con chủ yếu trồng ngô 3 vụ/năm để lấy hạt phục vụ chăn nuôi. Ngoài ra, vụ Đông này bà con còn trồng lạc, dưa hấu trái mùa, dưa lê, bí… Đây là vùng đất được bồi đắp lượng phù sa hàng năm từ sông Lam, nên cây trồng phát triển tốt, năng suất cao, các loại cây như lạc, dưa, bí… cho thu lãi từ 18 – 22 triệu đồng/ha.

Chị Ngân Thị Tâm ở xã Tam Quang thu hoạch lứa ngô cũ chuẩn bị xuống giống vụ Đông. Ảnh: Quang An

Đối với cây ngô, do địa phương đưa vào gieo trồng các giống ngô lai nên năng suất đạt từ 3,5 đến 4 tấn/ha. Đa phần các hộ dân ở các thôn Bãi Xa, Bãi Sở và Tam Liên có chăn nuôi gia súc, gia cầm, nên hầu hết ngô sau thu hoạch được bà con cất giữ, làm thức ăn cho vật nuôi, chứ không bán.

Người dân xã Cẩm Sơn (Anh Sơn) gieo hạt giống bí vụ Đông trên đất bãi ven sông Lam. Ảnh: Xuân Hoàng

Xuôi các xã dọc bờ sông Lam của huyện Anh Sơn như Tường Sơn, Tam Sơn, Đỉnh Sơn, Hùng Sơn, Cẩm Sơn, Hoa Sơn, Đức Sơn, Thạch Sơn, Vĩnh Sơn… những cánh đồng màu mỡ cũng được bà con nông dân hối hả gieo trồng cây vụ Đông. Những thửa ruộng dài tít tắp được bà con sử dụng máy làm đất lên luống, bón phân, phủ ni lông, gieo hạt.

Gia đình bà Nguyễn Thị Hương ở xóm Hội Lâm, xã Cẩm Sơn có 10 sào đất trồng rau màu. Vụ Đông này, bà trồng 6 sào bí xanh, 4 sào bí đỏ. Đây là những cây trồng phù hợp với chất đất của vùng bãi nơi đây, năng suất và đầu ra cũng tương đối ổn định so với các cây trồng khác. Ngay sau khi hạt nảy mầm, gia đình sử dụng các loại vật liệu để làm giàn cho bí leo. Dự kiến sau 2 tháng sẽ cho thu hoạch.

Bà con nông dân tự chế dụng cụ bằng lồng sắt tròn, bỏ than vào đốt lửa lên để làm nóng rồi dí xuống tấm ni lông đã phủ lên luống, tạo lỗ tròn để gieo hạt. Ảnh: Quang An

Được biết, bí xanh là một trong những loại cây trồng vụ Đông được người dân xã Cẩm Sơn trồng trong những năm trở lại đây ở vùng bãi. Đây là loại cây ngắn ngày, dễ trồng, tính từ khi bắt đầu trồng cho đến khi thu hoạch khoảng 90 ngày và cho thu hoạch từ 5 đến 6 lứa. Trước khi gieo giống, bà con phủ ni lông để giữ độ ẩm trong đất và hạn chế cỏ dại; phân bón chủ yếu sử dụng phân chuồng ủ hoai, trong quá trình chăm sóc bón thêm phân NPK.

Phát huy lợi thế đất bãi ven sông

Xuôi theo các huyện vùng hạ du sông Lam như Nam Đàn, Hưng Nguyên, Thanh Chương, Đô Lương… vào dịp này đều thấy bà con nông dân hối hả ra đồng sản xuất vụ Đông.

Hầu hết diện tích đất bãi ven sông, từ khâu làm đất đến bón phân, phủ ni lông… bằng cơ giới, nên tiến độ sản xuất được đẩy nhanh. Ảnh: Xuân Hoàng

Huyện Đô Lương đã xây dựng đề án vùng chuyên canh rau, củ, quả với quy mô từ 150-200 ha tại vùng bãi ven sông Lam, tập trung tại các xã Trung Sơn, Thuận Sơn, Tân Sơn, Nam Sơn, Lưu Sơn. Khai thác tiềm năng vùng bãi ven sông theo hướng xây dựng, quy hoạch vùng chuyên canh nhằm tập trung đầu tư thâm canh có hiệu quả, tạo khối lượng rau, củ hàng hóa có giá trị, từ đó, góp phần để các địa phương đẩy mạnh và phát triển chăn nuôi theo hướng thị trường. Đây là một hướng đi quan trọng trong bối cảnh phát triển sản xuất nông nghiệp gắn liền với xây dựng nông thôn mới hiện nay ở tỉnh ta.

Ông Nguyễn Tiến Đức – Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh, cho biết: Đất bãi dọc sông Lam trên địa bàn tỉnh có khoảng trên 8.000 ha, tập trung ở các huyện Hưng Nguyên, Nam Đàn, Thanh Chương, Đô Lương, Anh Sơn… Lợi thế đất bãi ven sông là hàng năm ngập lụt, được bồi đắp lượng phù sa màu mỡ. Việc nông dân chuyển đổi cây giống, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất đã đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn các vùng sản xuất rau khác.

Theo đó, hàng năm bà con nông dân khai thác tiềm năng, chuyên trồng ngô, rau, bầu, bí… mỗi năm thu hoạch 3 – 4 vụ, trong đó, vụ Đông có nhiều thuận lợi hơn, bởi vừa được bồi đắp lượng phù sa sau những đợt ngập nước.

Cánh đồng bãi ven sông của xã Cẩm Sơn (Anh Sơn) dịp này đã được làm đất để gieo hạt vụ Đông. Ảnh: Xuân Hoàng

Tuy nhiên, vùng đất bãi màu ven sông Lam cũng gặp những bất lợi, đó là vào mùa mưa lũ thường bị ngập sâu trong nước; hệ thống tưới, tiêu còn hạn chế; do hàng năm bị ngập lụt, do đó, bờ vùng, bờ thửa hầu như không có, nên khó khăn trong việc đi lại, vận chuyển… Do đó, để việc canh tác trên vùng đất bãi màu ven sông, bà con nông dân cần quan tâm đến thời tiết, né tránh lũ lụt và các loại sâu bệnh hại.

Xuân Hoàng – Quang An

 

Vương Đinh Huệ
Văn bản ban hành

LĂNG THÀNH- YÊN THÀNH ĐÓN BẰNG CÔNG NHẬN XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO.

1541/QĐ-UBND

Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025

318/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

1563/QĐ-UBND

Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025

320/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

319/QĐ-TTg

Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025

263/QĐ-TTg

Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

18/2022/QĐ-TTg

Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

24/2020/NQ-HĐND

Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025

211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Thông tư của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch Về sữa đổi, bổ sung tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, thể thao xã và thôn


ĐỌC NHIỀU NHẤT
Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Xem bình chọn

Loading ... Loading ...
Thống kê
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại0
  • Tổng lượt truy cập2
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây