Sau một thời gian tìm tòi, chọn lọc các giống cây trồng phù hợp với vùng đất nhiễm phèn, ông Thắng ở xã Phương Phú, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang nhận thấy cây rau cù nèo mọc hoang là phù hợp. Rau cù nèo-rau dại, rau sạch này tốt rất nhanh, hái đến đâu thương lái mua hết.
Thời gian gần đây, nhiều nông dân trên địa bàn huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang trồng rau màu trên đất ruộng nhiễm phèn, làm lúa kém hiệu quả.
Đọt hoa rau cù nèo (rau tai tượng, rau kèo nèo), là một loại rau dại, rau mọc hoang, chế biến thành các món rau đặc sản, ngon miệng.
Lúa trồng trên đất nhiễm phèn ở huyện Phụng Hiệp cho năng suất thấp, nên việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ trồng lúa sang trồng rau màu đã mang lại hiệu quả đáng kể cho bà con nông dân.
Điển hình như gia đình của ông Võ Văn Thắng ở ấp Phương An A, xã Phương Phú, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.
Gia đình ông Võ Văn Thắng có 2.000m2 đất ruộng trồng lúa nhưng kém hiệu quả, năng suất thấp do đất nhiễm phèn.
Không làm lúa được, ông Thắng quyết định chuyển đổi sang trồng loại cây khác phù hợp hơn. Sau một thời gian tìm tòi, chọn lọc các giống cây trồng phù hợp với vùng đất của mình ông nhận thấy cây rau cù nèo là tốt nhất.
Cây cù nèo vốn là loại cỏ mọc hoang, rau dại mọc tốt um trên các mé ruộng sinh trưởng và phát triển rất nhanh trên vùng đất nhiễm phèn.
Mô hình trồng rau cù nèo của gia đình ông Võ Văn Thắng, ấp Phương An A, xã Phương Phú, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. Cù nèo, loại rau đồng có cái tên nghe mắc cười này vốn là một loại rau dại, rau mọc hoang, xưa gạt đi chả hết, nay là rau đặc sản bán đắt hàng.
Cù nèo cũng là loại rau sạch mà rất được thị trường ưa chuộng nên ông Võ Văn Thắng quyết định trồng rau cù nèo trên 2.000m2 đất ruộng lúa của mình.
Ông Thắng cho biết: Cây rau cù nèo rất dễ trồng, cây rau giống cũng không phải mất tiền mua. Cây rau nù nèo giống thu gom được chủ yếu do ông đi lượm các cây cù nèo mọc hoang về trồng.
Sau một tháng rưỡi chăm sóc, gia đình ông Võ Văn Thắng bắt đầu thu hoạch thứ rau có tên mắc cười này.
Bẻ rau cù nèo (rau tai tượng, rau kèo nèo) làm món rau đồng ngon miệng.
Mỗi ngày ông Võ Văn Thắng hái 15 kg rau dại đặc sản này, giá rau cù nèo bán 10.000 đồng/kg, thương lái đến nhà mua.
Ngày nào thương lái cũng vô tận nhà mua rau cù nèo của gia đình ông Võ Văn Thắng.
Với việc bán rau nù nèo, ông Võ Văn Thắng thu về được 150.000 đồng/ngày.
Với 2.000m2 đất ruộng trồng lúa bấp bênh chuyển sang trồng cây dại là trồng cây rau cù nèo mang đã về cho gia đình ông Võ Văn Thắng khoảng 45.000.000 đồng/năm.
Như vậy, chỉ với 2 công ruộng trồng rau cù nèo, loại rau đồng, loại rau dại này mang về cho gia đình ông Võ Văn Thắng khoản tiền lớn hơn gấp nhiều lần so với trồng lúa.
Trong khi trồng lúa vừa tốn công, tốn tiền mua phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, lại phụ thuộc vào trời mưa hay nắng hạn, sâu bệnh…thì trồng rau dại cù nèo không tốn mấy công sức, không tốn mấy chi phí đầu tư.
Theo ông Võ Văn Thắng, mô hình trồng cây cù nèo dưới ruộng lúa cho thu nhập đều tay, sau khi trừ chi phí ông còn lợi nhuận khoảng 39.000.000 đồng/năm.
Trồng rau đồng, trồng rau dại là rau cù nèo so với trồng lúa, ông Thắng có thu nhập hơn 30 triệu đồng.
Ông Thắng chia sẻ: việc trồng rau cù nèo rất đơn giản, dễ trồng, chi phí đầu tư thấp nhưng mang lại thu nhập đáng kể.
Ông Võ Văn Thắng nói sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình trồng rau đồng, trồng rau dại này ra để tăng thu nhập ổn định cuộc sống cho gia đình.
Trồng cù nèo trên đất ruộng lúa kém hiệu quả đã góp phần nâng cao thu nhập cho người dân có thể áp dụng nhân rộng đối với những hộ có diện tích nhỏ vì chi phí đầu tư thấp để góp phần cải thiện đời sống cho gia đình.
Theo y học dân gian, cây cù nèo, hay còn gọi là cây kèo nèo, cây tai tượng có vị ngọt và tính mát. Cây cù nèo mọc dại, mọc hoang thường được người dân hái đọt nụ, đọt hoa làm rau.
Ăn rau cù nèo có tác dụng hạ nhiệt, kháng viêm, nhuận tràng, lợi tiểu, tiêu viêm. Kinh nghiệm dân gian thường dùng kèo nèo chữa viêm đường tiết niệu, nam giới di tinh, mộng tinh, khí hư của nữ giới có màu trắng đục
Nguyễn A Sin (TTKN Hậu Giang)
Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025
Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025
Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025
Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025
Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025
Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025
Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025
Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025
Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới
Thông tư của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch Về sữa đổi, bổ sung tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, thể thao xã và thôn