00:51:54 23/12/2024

Chung sức xây dựng nông thôn mới_top

Làm giàu khác người, một cô gái dân tộc K’Ho ở Lâm Đồng đem cà phê ủ trong chóe, thế mà ra thương hiệu

Cô gái dân tộc K’Ho Ka Nhụy ở xã Lộc Thành, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng đã từng bước làm nên thương hiệu cà phê của riêng mình LeK coffee hay người địa phương còn gọi là LeKa cà phê – thương hiệu được ghép từ họ của chồng và họ của Ka Nhụy.

Khác biệt ở Lek coffee là Ka Nhụy đã ủ cà phê trong những chóe đựng rượu cần làm nên hương vị độc đáo không giống với bất cứ đâu.

Ủ cà phê trong… chóe

Những ngày đầu vụ thu hoạch cà phê, cũng như bao nông hộ khác, Ka Nhụy đang tất bật thu hoạch những trái cà phê chín mọng trên vườn.

Thế nhưng, không còn là bán hạt nhân xanh thô giá trị thấp, cà phê do Ka Nhụy sản xuất đã được bán với đúng giá trị thực của nó. Ka Nhụy gắn bó với cây cà phê từ bé, đến khi trưởng thành cô đi làm công nhân ở các công ty cà phê lớn trong vùng.

Và một suy nghĩ nhen nhóm trong đầu khi “vì sao nông dân trồng cây vất vả thế mà thu nhập lại chẳng là bao – trong khi các công ty có thể bán được với giá rất tốt?”. Băn khoăn này đã thúc đẩy Ka Nhụy mày mò trên con đường gây dựng một thương hiệu cà phê cho bản thân và gia đình.

Năm 2012, Ka Nhụy bắt đầu chế biến thử nghiệm cà phê ngay từ vườn nhà. Hái trái thật chín, phơi, xay và rang thủ công bằng bếp củi của gia đình, chưa căn được độ chuẩn cho từng mẻ nhưng chị vẫn nhận được sự động viên khích lệ từ gia đình, bạn bè.

Từ những mẻ cà phê đầu tiên, dần dần Ka Nhụy đã biến đam mê thành hiện thực khi nhà xưởng của cô ngày càng được mở rộng với máy rang cà phê hiện đại được sắm sửa và thương hiệu LeK coffee cũng được bạn bè trên cả nước biết đến.

Chị Ka Nhụy thu hoạch cà phê chín trong vườn. Ảnh: P.V

Sản phẩm cà phê rang xay thông thường của Lek hiện được bán với giá 160.000 đồng/kg, còn các dòng cà phê ủ chóe được bán với giá từ 150.000 – 200.000 đồng/kg tùy theo công thức phối trộn. Ka Nhụy chia sẻ, mục tiêu của LeK là cá nhân hoá từng khách hàng, khách sẽ tìm được hương vị cà phê phù hợp với mình tại LeK.

Ka Nhụy chia sẻ: “Ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số như chỗ tôi thường bà con hái xong mang đi bán luôn, bán tươi hoặc bán nhân nhưng tôi thấy bán như vậy lại rất mất giá trị, không có lãi cao. Vì vậy nên tôi đã làm rang xay, tùy theo gu của khách hàng mà mình làm. Đặc biệt là tôi rang mộc hoàn toàn không có tẩm phụ gia vào cà phê nên giữ được hương vị cà phê truyền thống”.

Với diện tích 1,8ha, áp dụng canh tác tự nhiên và thu hái chín hoàn toàn. Cứ tới vụ, Ka Nhụy yêu cầu hái chín, trái đỏ để đảm bảo chất lượng hạt tốt nhất, mang đầy đủ hương vị.

Trái cà phê được phơi trên bạt sạch cho khô giòn, sau đó tách vỏ lụa và tuyển phân loại. Từ đó mới đưa vào rang theo yêu cầu của khách hàng. Ước tính mỗi năm chị thu khoảng 10 tấn cà phê nhân xanh để dành cho sản xuất.

Sau 4 năm rang xay thử nghiệm, năm 2016, Ka Nhụy đăng ký giấy phép kinh doanh, mở quán cà phê vừa phục vụ bà con địa phương, vừa là điểm giới thiệu sản phẩm. Được bà con ủng hộ, khách hàng ưa chuộng, năm 2021, Ka Nhụy chính thức làm thủ tục đăng ký thương hiệu cho LeK Coffee.

Xây dựng thương hiệu cho bản làng

Mày mò tìm cách riêng để làm cà phê, vốn nhà Ka Nhụy có nghề truyền thống ủ rượu cần bằng men lá từ lâu đời, thế nên khi bắt tay vào làm cà phê chị nghĩ sao mình không thử ủ cà phê bằng chóe.

Nghĩ là làm, những mẻ cà phê ủ chóe bắt đầu được Nhụy thử nghiệm. Cũng phải mất vài đợt Ka Nhụy mới chọn được cách thức ủ cho ra những mẻ cà phê thơm ngon nhất. Theo đó, chóe trước khi dùng để ủ cà phê phải nung nóng trong lò than, đảm bảo chóe sạch khuẩn và khô ráo.

Cà phê dùng để ủ cũng là loại cà phê được hái chín, phơi khô, tuyển lựa sau đó mới đem chia vào từng chóe. Mỗi một chóe ủ được từ 6-7kg cà phê nhân xanh, chóe lớn có thể ủ từ 20kg. Trong quá trình ủ cà phê, tuyệt đối không được mở bình, không được di chuyển tránh làm cho cà phê trong chóe bị xê dịch, nhiễm khuẩn… sau 6 tháng ủ mới có thể mở bình bắt đầu chế biến, tốt nhất là sau 1 năm mới mở hũ và chế biến.

Theo cảm nhận thực tế của nhiều khách hàng, cà phê ủ chóe có mùi vị thơm ngon, đã được lên men trong thời gian dài nên giảm vị chát và có độ ngọt hậu, ít đắng. Rất thích hợp với những người không thích vị đắng của Robusta và cũng không thích vị chua như Arabica.

Chị Ka Nhụy giới thiệu sản phẩm cà phê ủ trong chóe rượu cần của gia đình. Ảnh: P.V

“Thường cà phê mình uống mình sẽ cảm nhận ngay vị đắng ở đầu lưỡi, nhưng cà phê ủ chóe nó lại có vị thơm riêng, vị đắng khá nhẹ và mình có thể cảm nhận được độ ngọt hậu của cà phê ủ chóe rất rõ”- Ka Nhụy nói thêm.

Ngoài chế biến cà phê vườn nhà, Ka Nhụy còn thu mua thêm cà phê của bà con quanh vùng cũng với yêu cầu hái chín toàn bộ. Mặc dù vất vả nhưng bà con rất vui vì giá thu mua của Nhụy ổn định.

Chị Ka Nhem ở xã Lộc Thành huyện Bảo Lâm cho biết: “Đầu tháng 11 là mình đã bắt đầu hái tỉa những quả cà phê chín rồi, làm như vậy lâu công lắm nhưng bù lại được giá hơn, trái cà phê cùng nặng ký hơn.

Đến tầm cuối tháng 11 trở đi cà phê chín rộ là mình có thể trải bạt để hái toàn bộ sẽ dễ dàng hơn. Làm cà phê như thế này nông dân có thu nhập cao hơn nhiều so với việc chỉ bán nhân xanh thô như trước kia”.

Chị Đinh Thị Hà Trang – Phó Chủ tịch hội Liên hiệp Phụ nữ xã Lộc Thành, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng nhận xét: “Ka Nhụy là một hộ đồng bào dân tộc thiểu số tiêu biểu có ý chí vươn lên làm giàu cho bản thân và quê hương.

Sản phẩm của chị hiện đã được đăng ký thương hiệu, tạo động lực cho bà con đồng bào dân tộc thiểu số và chị em phụ nữ địa phương phát huy tiềm năng sản phẩm nông sản thế mạnh, làm giàu chính đáng”.

Hương vị cà phê ủ chóe sẽ cá nhân hóa “gu” của khách hàng

Hiện, sản phẩm chính của LeK là cà phê Robusta. Nhưng để tăng sức cạnh tranh, LeK sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của từng khách hàng, theo sở thích, thói quen, khẩu vị của khách.

Bởi vậy, Ka Nhụy liên kết với một vài nông trại tại xã Đạ Sar (huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng) để nhập hạt Arabica chất lượng cao về phối trộn cho khách.

Sản phẩm cà phê rang xay thông thường của Lek hiện được bán với giá 160.000 đồng/kg, còn các dòng cà phê ủ chóe được bán với giá từ 150.000 – 200.000 đồng/kg tùy theo công thức phối trộn.

Ka Nhụy chia sẻ, mục tiêu của LeK là cá nhân hoá từng khách hàng, khách sẽ tìm được hương vị cà phê phù hợp với mình tại LeK.

Lê Oanh – Đỗ Toàn

Vương Đinh Huệ
Văn bản ban hành

LĂNG THÀNH- YÊN THÀNH ĐÓN BẰNG CÔNG NHẬN XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO.

1541/QĐ-UBND

Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025

318/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

1563/QĐ-UBND

Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025

320/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

319/QĐ-TTg

Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025

263/QĐ-TTg

Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

18/2022/QĐ-TTg

Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

24/2020/NQ-HĐND

Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025

211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Thông tư của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch Về sữa đổi, bổ sung tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, thể thao xã và thôn


Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Xem bình chọn

Loading ... Loading ...
Thống kê
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại0
  • Tổng lượt truy cập0
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây