Thông báo mời thầu nêu rõ, Indonesia mời thầu 350.000 tấn gạo trắng 5% tấm được sản xuất trong năm 2024. Các nguồn cung gạo mà Indonesia mong muốn là Việt Nam, Thái Lan, Campuchia, Myanmar và Pakistan.
Theo thông báo mời thầu từ Indonesia, lượng gạo nhập khẩu mà nước này mong muốn có được trong tháng 8 lên tới 350.000 tấn. Đây là con số cao kỷ lục mà nước này muốn nhập khẩu trong 1 tháng.
Nửa đầu năm 2024, trung bình mỗi tháng Indonesia mời thầu khoảng 300.000 tấn gạo. Từ tháng 7, Bulog đã tăng lượng mời thầu thêm 20.000 tấn lên 320.000 tấn. Tuy nhiên kết quả mở thầu không được như mong muốn, nước này chỉ mua được khoảng trên 200.000 tấn. Do đó, trong đợt mời thầu tháng 8 Bulog tăng sản lượng mua vào lên đến 350.000 tấn, cao nhất từ trước đến nay.
Trong đợt mở thầu tháng 7 vừa qua của Bulog, các doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu nhiều nhất với 7/12 lô, đạt 185.000 tấn, mức giá trúng thầu là 563 USD/tấn. Các lô còn lại Indonesia mua gạo có nguồn gốc từ Myanmar. Trong khi đó, các doanh nghiệp Thái Lan hầu như không mặn mà với thị trường Indonesia khi có ít doanh nghiệp tham gia đấu thầu và giá chào thầu cao hơn Việt Nam trên 20 USD/tấn, doanh nghiệp Pakistan đưa giá chào thầu lên tới 592 USD/tấn.
Năm 2024, Chính phủ Indonesia dự kiến phải nhập khẩu đến 4,3 triệu tấn gạo để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Tuy nhiên, sau 5 tháng đầu năm nhập khẩu thuận lợi với mỗi tháng mua được khoảng 300.000 tấn đến tháng 6 nước này không thể mở thầu vì tình trạng ách tắc hàng hoá ở các cảng biển. Sang tháng 7 mặc dù Bulog tăng sản lượng mời thầu nhưng do trả mức giá quá thấp nên lượng mua vào không đủ.
Được biết, giá gạo xuất khẩu tại các trung tâm lúa gạo lớn của châu Á tuần này tăng nhẹ, trong đó gạo Việt Nam đạt mức cao nhất gần 3 tháng do nguồn cung thắt chặt mặc dù nhu cầu ảm đạm.
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, gạo 5% tấm của Việt Nam chào bán giá 578 USD/tấn vào thứ Năm (22/8), tăng so với mức 570 USD/tấn một tuần trước.
Nguồn cung đang hạn hẹp vì vụ thu hoạch hè-thu ở Đồng bằng sông Cửu Long sắp kết thúc, đồng thời mưa kéo dài ở khu vực này đã ảnh hưởng đến chất lượng gạo. Doanh số bán gạo đang chậm lại do giá cao.
Gạo 5% tấm của Ấn Độ được báo giá 540-545 USD/tấn, tăng so với mức 536-540 đô la của tuần trước.
Nguồn cung gạo của vụ mùa trước của Ấn Độ đã gần cạn kiệt. Các nhà xuất khẩu gạo của Ấn Độ hiện đang điều chỉnh theo giá hỗ trợ cho vụ mùa mới. Nhu cầu gạo xuất khẩu của Ấn Độ từ tất cả các khách hàng đều yếu.
Trong khi đó, gạo 5% tấm của Thái Lan được báo giá ở mức 570 USD/tấn, cao hơn một chút so với mức 567 USD/tấn của tuần trước. Các thương nhân cho rằng sự biến động giá là do tỷ giá hối đoái trong khi nhu cầu vẫn ổn định.
Hầu hết người mua là khách hàng thường xuyên và các giao dịch không có quy mô lớn.
Gạo Pakistan là 539 USD/tấn. Còn giá gạo ở Bangladesh vẫn ở mức cao và có khả năng tăng cao hơn nữa vì lũ quét ở vùng đông bắc của đất nước này có thể ảnh hưởng đến mùa màng và làm gián đoạn nguồn cung.
Theo dự báo, xuất khẩu gạo của Việt Nam sẽ khởi sắc vào cuối năm 2024 khi nhu cầu nhập khẩu từ các khách hàng truyền thống tăng lên. Tuy nhiên, nguy cơ Việt Nam không có đủ gạo xuất khẩu đang được xem là những yếu tố có thể khiến thị trường xuất khẩu gạo cuối năm 2024 có nhiều biến động.
Giá gạo xuất khẩu bình quân của Việt Nam 7 tháng qua đã đạt 632 USD/tấn, tăng trên 18% so với cùng kỳ năm ngoái.
Vụ hè thu tại Đồng bằng Sông cửu Long đang đi vào giao đoạn cuối, lượng lúa trên đồng không còn nhiều, trong khi đó do thời tiết mưa nhiều, nên chất lượng gạo không được tốt như vụ đông xuân. Theo các doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo đây cũng là lý do khiến gạo đủ tiêu chuẩn để xuất khẩu trở nên đắt đỏ hơn.
Một yếu tố quan trọng làm gia tăng giá gạo nữa là chính sách giảm thuế nhập khẩu tại Philippines, từ 35% xuống 15%. Điều này đã kích thích các doanh nghiệp Philippines gia tăng nhập khẩu gạo. Tuy nhiên, mùa vụ hè thu sắp kết thúc và vụ thu đông sắp tới, không phải là mùa thu hoạch chính, đã dẫn đến tình trạng cung không đủ cầu.
Đặc biệt, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã đạt mức cao chưa từng thấy tại nhiều thị trường quốc tế. Tại Brunei, giá gạo đạt tới 959 USD/tấn, trong khi ở Mỹ là 868 USD/tấn. Các thị trường khác như Hà Lan, Ukraine, Iraq và Thổ Nhĩ Kỳ cũng chứng kiến giá gạo Việt Nam đạt mức cao, đưa Việt Nam trở thành quốc gia có giá gạo cao nhất trong số các nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới.
Năm 2024 đang chứng kiến một cột mốc đáng chú ý trong ngành xuất khẩu gạo của Việt Nam, với giá gạo xuất khẩu đạt mức cao kỷ lục, và dự kiến năm nay sẽ lập kỷ lục mới về số lượng gạo xuất khẩu.
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) khuyến nghị các doanh nghiệp nên linh hoạt điều chỉnh chiến lược sản xuất và kinh doanh. Họ cần sẵn sàng ứng phó với mọi biến động để đảm bảo hiệu quả và an toàn trong xuất khẩu. Đồng thời, doanh nghiệp cũng cần tránh các hành vi cạnh tranh không lành mạnh như bán phá giá gạo, nhằm bảo vệ và duy trì sự ổn định của ngành xuất khẩu gạo quốc gia.
Nguyễn Phương
Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025
Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025
Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025
Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025
Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025
Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025
Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025
Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025
Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới
Thông tư của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch Về sữa đổi, bổ sung tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, thể thao xã và thôn