Gạo 5% tấm của Việt Nam được chào bán ở mức 550 – 560 USD/tấn trong phiên ngày 25/7, giảm so với mức 565 – 570 USD/tấn của một tuần trước đó. Hoạt động giao dịch đang chững lại, và mưa ảnh hưởng đến vụ thu hoạch ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam giảm xuống mức thấp nhất trong một năm. Gạo 5% tấm của Việt Nam được chào bán ở mức 550 – 560 USD/tấn trong phiên ngày 25/7, giảm so với mức 565 – 570 USD/tấn của một tuần trước đó.
Cho đến hôm nay, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam vẫn ghi nhận không có điều chỉnh nhiều so với ngày hôm qua. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), gạo 100% tấm ở mức 448 USD/tấn; gạo tiêu chuẩn 5% tấm giữ vững ở mức 559 USD/tấn; gạo 25% tấm ở mức 535 USD/tấn.
Hoạt động giao dịch gạo tuần này đang chững lại, và mưa ảnh hưởng đến vụ thu hoạch ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Tuy nhiên, các nhà giao dịch cho biết giá gạo của ta có thể tăng trở lại trong tuần tới, khi các nhà xuất khẩu dự kiến Cơ quan hậu cần quốc gia của Indonesia (Bulog) sẽ bắt đầu mua 320.000 tấn gạo từ đầu tháng 8 tới.
Gạo đồ 5% tấm của Ấn Độ, nhà xuất khẩu hàng đầu, được chào bán ở mức 540 – 547 USD/tấn trong tuần này, tăng so với mức 537 – 543 USD/tấn của tuần trước và chạm mức cao nhất trong 4 tuần. Các khách hàng châu Phi đang dần quay trở lại thị trường gạo Ấn Độ do giá cước vận chuyển giảm.
Các nguồn tin chính phủ cho biết, Ấn Độ có thể sẽ cắt giảm giá sàn xuất khẩu gạo basmati và thay thuế xuất khẩu 20% áp dụng với gạo đồ bằng thuế cố định đối với hàng xuất khẩu, trong bối cảnh lượng gạo dự trữ trong nước tăng lên mức kỷ lục.
Giá gạo 5% tấm của Thái Lan được chào bán trong khoảng từ 570 – 580 USD/tấn ngày 25/7, tăng nhẹ so với mức 570 – 575 USD/tấn của tuần trước, do sự thay đổi tỷ giá hối đoái và nhu cầu ổn định. Thị trường khá yên ắng với thông tin sẽ có đơn đặt hàng từ Indonesia.
Trước đó, Cơ quan hậu cần quốc gia Indonesia (Bulog) thông báo mời thầu tháng 7 với số lượng nhập khẩu lên đến 320.000 tấn gạo trắng 5% tấm, tăng 20.000 tấn so với những tháng trước. Thời gian dự kiến nhận hàng từ tháng 8 – 9/2024.
Đầu tháng này, nước nhập khẩu lớn nhất thế giới là Philippines cũng dự báo sản lượng gạo nhập khẩu lên tới 4,5 – 4,7 triệu tấn, tăng khoảng 500.000 tấn so với các dự báo trước đó. 6 tháng đầu năm 2024, tổng lượng gạo nhập khẩu của Philippines là 2,32 triệu tấn, tăng đến gần 25% so với cùng kỳ năm 2023.
Cả Philippines và Indonesia đều là khách hàng truyền thống của gạo Việt Nam vì thế, việc tăng nhập khẩu sẽ tác động mạnh đến giá gạo nội địa và xuất khẩu theo hướng tích cực.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu gạo của Việt Nam trong quý II đạt gần 2,4 triệu tấn, trị giá 1,46 tỷ USD, tăng 8,4% về lượng và 2,4% về trị giá so với quý I, còn so với cùng kỳ năm ngoái giảm nhẹ 0,6% về lượng nhưng tăng tới 14,7% về trị giá.
Lũy kế trong 6 tháng đầu năm, xuất khẩu gạo đạt kỷ lục 4,55 triệu tấn, với trị giá thu về gần 2,9 tỷ USD, tăng 7,4% về lượng, tăng 28,1% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.
Giá gạo xuất khẩu bình quân của Việt Nam trong quý II đạt 618 USD/tấn, giảm 5,6% so với quý I nhưng tăng 15,4% so với quý II năm 2023. Nếu so với giá đỉnh đạt được vào tháng 1 năm nay thì giá gạo giao dịch của Việt Nam trên thị trường thế giới những tháng gần đây có giảm nhưng mặt bằng chung vẫn cao hơn các năm.
Tính chung trong 6 tháng đầu năm, giá gạo xuất khẩu của nước ta đạt bình quân 635 USD/tấn, tăng 19,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tại thị trường trong nước, giá lúa gạo ở khu vực ĐBSCL giảm từ 5 – 10% vào quý II. Như vậy, tính đến cuối tháng 6 đầu tháng 7, giá lúa gạo nội địa đã giảm khoảng 15 – 25% so với đầu năm, nhưng so với cùng kỳ năm ngoái giá lúa vẫn đang cao hơn từ 5 – 8% và giá gạo là 13 – 15%.
Các chuyên gia cho rằng mặt bằng giá gạo xuất khẩu và nội địa Việt Nam trong nửa cuối năm 2024 sẽ thấp hơn cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu gạo dự kiến sẽ vẫn thuận lợi do chủng loại và phân khúc thị trường tiêu thụ của Việt Nam không cạnh tranh trực tiếp với Ấn Độ.
Việc Philippines, giảm thuế nhập khẩu gạo từ 35% xuống còn 15% đối với cả gạo trong và ngoài hạn ngạch cho đến năm 2028 dự kiến sẽ thúc đẩy hoạt động nhập khẩu của nước này. Đây là cơ hội cho các nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, bao gồm cả Việt Nam – nước xuất khẩu gạo lớn nhất vào Philippines, chiếm tới hơn 80% thị phần vào năm ngoái.
Còn tại Indonesia, sản lượng gạo của nước này từ tháng 1 đến tháng 8 năm nay ước tính giảm 9,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Cơ quan Lương thực Quốc gia Indonesia (Bapanas) dự đoán rằng Chính phủ có thể sẽ phải nhập khẩu tới 5 triệu tấn gạo trong năm nay, đây sẽ là một con số kỷ lục. Tuy nhiên, cho đến nay mới có 3,6 triệu tấn hạn ngạch được cấp cho việc nhập khẩu gạo.
Bộ Công Thương cho biết, nhu cầu về gạo của các nước trên thế giới hiện nay vẫn ở mức cao và chúng ta vẫn có thể thúc đẩy xuất khẩu gạo từ nay đến cuối năm. Còn theo kinh nghiệm của nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thì điều quan trọng các doanh nghiệp Việt Nam cần thận trọng là đảm bảo chất lượng gạo, duy trì phong độ xuất khẩu.
Theo các doanh nghiệp, việc giá gạo xuất khẩu điều chỉnh ở thời điểm này giúp họ chủ động và thu mua thóc được dễ hơn. Doanh nghiệp dự đoán giá gạo sẽ hồi phục trong thời gian tới khi mà dịp cuối năm nhu cầu nhập khẩu gạo thường cũng tăng lên từ các khách hàng truyền thống của Việt Nam.
Tập đoàn Tân Long cho biết, Tân Long sẽ phải đẩy mạnh xuất khẩu trên 400.000 tấn gạo để hoàn thành mục tiêu năm. Những tín hiệu tích cực từ hai đối tác truyền thống là Indonesia và Philippines cũng đã củng cố động lực hoàn thành kế hoạch trên.
Ông Nguyễn Văn Nhật – Tổng Giám đốc Công ty CP Hoàng Minh Nhật thì cho biết: Cơ hội xuất khẩu cho gạo Việt Nam từ nay đến cuối năm còn đến từ thị trường Trung Quốc, vì thời điểm cuối năm thường gia tăng nhu cầu từ thị trường tỷ dân này. Các doanh nghiệp đã có thêm nhiều khách hàng đàm phán nhập khẩu gạo 5% tấm với giá tốt nhất.
Ông Nguyễn Văn Thành – Tổng Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất – Thương mại Phước Thành IV cho biết: Doanh nghiệp cũng cố gắng đàm phán với giá gạo tốt nhất để cho cả doanh nghiệp và nông dân cùng có lãi nhiều.
Còn Lộc Trời lại lạc quan về triển vọng kinh doanh cuối năm khi nhu cầu nhập khẩu gạo tăng lên từ các khách hàng truyền thống của Việt Nam.
Lộc Trời cho biết doanh thu năm nay dự kiến đạt 20.000 – 24.000 tỷ đồng từ xuất khẩu gạo và các hoạt động khác. Từ giờ đến cuối năm Lộc Trời sẽ ký được các hợp đồng xuất khẩu gạo tương đương hơn 400 triệu USD.
Theo Báo cáo Triển vọng Nông nghiệp 2024-2033 do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) công bố mới đây, sản lượng gạo thế giới sẽ tăng 11% trong 10 năm tới để đạt 587 triệu tấn vào năm 2033, nhờ năng suất tốt hơn.
Tại châu Á, nơi tập trung phần lớn sản lượng gạo của thế giới, Ấn Độ sẽ vượt qua Trung Quốc để trở thành quốc gia sản xuất gạo hàng đầu thế giới. Trung Quốc sẽ đứng ở vị trí thứ hai, tiếp theo là Indonesia, Thái Lan và Việt Nam.
Về xuất khẩu, xuất khẩu gạo từ Nam Á và Đông Nam Á dự kiến sẽ tăng trưởng với tốc độ hàng năm là 2,8% trong thập kỷ tới, cho phép khu vực này tiếp tục mở rộng thị phần xuất khẩu toàn cầu lên 86%.
Nguyễn Phương
Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025
Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025
Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025
Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025
Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025
Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025
Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025
Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025
Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới
Thông tư của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch Về sữa đổi, bổ sung tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, thể thao xã và thôn