17:35:05 01/04/2025

Chung sức xây dựng nông thôn mới_top

Hạnh Lâm – xã biên giới xây dựng và đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao đầu tiên của tỉnh Nghệ An

Là xã biên giới, dân cư sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, điều kiện xuất phát điểm không cao, kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất và phúc lợi xã hội còn hạn chế nhưng trong những năm qua Đảng bộ, nhân dân xã Hạnh Lâm đã đoàn kết, vượt khó, đổi mới, tạo những bước chuyển mình bứt phá vươn lên đáng trân trọng trên nhiều lĩnh vực. Đặc biệt năm 2017 là biên giới đầu tiên của tỉnh đạt nông thôn mới và nay cũng là xã biên giới đầu tiên của tỉnh đạt xã nông thôn mới nâng cao vào năm 2024.

Nói đến Hạnh lâm là nói đến vùng đất truyền thống cách mạng, yêu nước, nhân dân cần cù và chịu khó.Thực hiện chủ trương xây dựng nông thôn mới nâng cao mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhất là kinh phí nhưng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị bằng định hướng rõ ràng, phối hợp nhịp nhàng và thực hiện đồng bộ các giải pháp, tính dân chủ được phát huy cao độ, đặc biệt là sự linh động, sáng tạo trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương nên đến nay Hạnh Lâm đã được UBND tỉnh công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao với tổng kinh phí gần 87 tỷ đồng.

Xác định xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển kinh tế – xã hội, Hạnh Lâm đã tập trung mọi nguồn lực đầu tư cho xây dựng Giao thông, Thủy lợi, Điện, Thông tin, Y tế, Trường học,… theo tiêu chí nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao. Thực hiện nhất quán chủ trương “5 Đồng: Đồng tâm – Đồng lòng – Đồng trí – Đồng lực – Đồng hành” và “4 Cùng: Cùng bàn – Cùng quyết – Cùng làm – Cùng thụ hưởng” gắn với phong trào 1+1 “Mỗi tổ chức, cá nhân gắn với một công trình, mô hình, việc làm ý nghĩa góp phần nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới nâng cao, xây dựng Hạnh Lâm trở thành miền quê đáng sống.

Dấu ấn đầu tiên trong xây dựng nông thôn mới nâng cao ở xã Hạnh Lâm đó là công tác làm giao thông nông thôn: Sau quá trình thực hiện đầu tư 6,6 tỷ đồng, được sự đồng tình hưởng ứng của người dân đến nay 100% đường xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa, đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm. Đường xóm, đường liên xóm được cứng hóa đạt tỷ lệ 89%. Đường trục xóm, liên xóm qua khu dân cư có hệ thống đèn điện chiếu sáng gần 24km, đạt tỷ lệ 83%. Tỷ lệ đường ngõ, xóm sạch và đảm bảo đi lại thuận tiện quanh năm đạt tỷ lệ 92% với 12,3km. Tỷ lệ đường trục chính nội đồng đảm bảo vận chuyển hàng hóa thuận tiện quanh năm, đạt 100%. Các hoạt động nâng cấp chỉnh sửa làm mới các tuyến đường giao thông nông thôn trong thời gian qua đã diễn ra rất sôi nổi, là điểm nhấn rõ nét nhất trong quá trình xây dựng nông thôn mới của địa phương. Trong đó, có nhiều thôn, nhiều hộ gia đình tiêu biểu trong việc hiến đất, tài sản trến đất và góp công, của để làm giao thông nông thôn, xây dựng nông thôn mới.

Trong những năm qua, địa phương đã làm tốt trong việc lồng ghép các chương trình dự án, kết hợp với nguồn vốn trực tiếp từ chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, huy động sức dân nộp tiền để sửa chữa kênh mương, nâng cấp hệ thống tưới, tiêu đảm bảo tốt phục vụ sản xuất canh tác của nhân dân trên địa bàn. Hiện nay, trên địa bàn xã có 2 trạm bơm, 11,3 km kênh mương. Trong đó số kênh mương đã kiến cố hóa: 9,8 km. Các công trình thủy lợi nội đồng hàng năm đều được bảo trì và nâng cấp đảm phục vụ tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp. UBND xã cũng đã xây dựng phương án và thành lập Ban chỉ đạo phòng chống bão lụt hàng năm, hoạt động có hiệu quả. Đảm bảo đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu dân sinh và theo quy định về phòng chống thiên tai tại chỗ.

Hạnh Lâm – xã biên giới xây dựng và đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao đầu tiên của tỉnh Nghệ An

Đoàn thẩm định kiểm tra cơ sở hạ tầng trường học

Hiện nay, trên địa bàn xã Hạnh Lâm có 03 trường, gồm 01 trường mầm non, 01 trường tiểu học, 01 trường trung học cơ sở. Trong đó trường học các cấp mầm non, THCS đạt tiêu chuẩn cơ sở vật chất mức độ 1, đang đầu tư xây dựng trường tiểu học đạt tiêu chuẩn cơ sở vật chất mức độ 2. Đối với Trường Mầm non đã được UBND tỉnh công nhận lại chuẩn quốc gia mức độ 1 theo Quyết định số 2433 ngày 17/8/2022; được UBND tỉnh công nhận Đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục Cấp độ 2 theo Quyết định số 1039 ngày 12/8/2022. Năm 2023 trường tiểu học Hạnh Lâm đã được công nhận Kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 2, chuẩn Quốc gia mức độ 1. Từ đó đến nay, nhà trường và địa phương đang tập trung đầu tư xây dựng Trường tiểu học Hạnh Lâm đạt tiêu chuẩn cơ sở vật chất mức độ 2. Năm học 2024 – 2025 đã xây dựng nhà học 2 tầng với 8 phòng học. Hiện tại UBND xã đã hoàn thành hồ sơ xây dựng nhà đa chức năng diện tích 450 m2 nhằm đảm bảo tiêu chuẩn quy định đối với trường tiểu học Chuẩn Quốc gia mức độ 2. Đối với trường THCS đã được UBND tỉnh công nhận lại chuẩn quốc gia mức độ 1 năm 2024. Kiểm đinh chất lượng mức độ 02 giai đoạn 2024-2029. Cơ sở vật chất ở các trường học, phòng học, phòng chức năng đầy đủ các trang thiết bị, đủ đồ dùng dạy học và thiết bị dạy học thông minh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn

Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, sức mạnh nội sinh, động lực để phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc”. Chính vì thế, trong thời gian quan địa phương đã dành nhiều nguồn lực để đầu tư cho hoạt động văn hóa và cơ sở vật chất văn hóa trên địa bàn. Nhà văn hóa xã nằm trong khuôn viên khu hành chính xã, với tổng diện tích sử dụng: 300 m2 có đẩy đủ các phòng chức năng và lễ nghi khánh tiết đầy đủ. Sân vận động có diện tích 9.268,5 m2 (gồm: 1 sân bóng đá và 02 sân bóng chuyền). Với chính sách kích cầu của địa phương, mỗi nhà văn hóa làm mới đều được UBND xã hỗ trợ 50 triệu đồng bằng các nguyên vật liệu nên đến nay 7/7 nhà văn hóa thôn đều được xây mới, nâng cấp và tu sửa đạt chuẩn theo quy định. Trong khuôn viên Nhà văn hóa thôn đều có sân thể thao và các dụng cụ thể thao phục vụ vui chơi giải trí ngoài trời dành cho người già và trẻ em. Phong trào văn hóa văn nghệ được giữ vững và phát huy, các hoạt động diễn ra sôi nổi từ xã đến thôn xóm, với nhiều hoạt động đa dạng, phong phú nên đã thu hút được nhiều thành phần, đối tượng tham gia, chất lượng ngày càng được nâng lên. Việc bảo tồn và phát huy các giá trị di tích được đẩy mạnh. Xã Hạnh Lâm có 10 di tích, trong đó có 02 di tích lịch sử được xếp hạng cấp tỉnh là Đình Làng thượng, Đền bà chúa chè. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa được cán bộ và nhân dân hưởng ứng tích cực. Tỷ lệ gia đình văn hóa đạt 96,5%. Trong đó có từ 90-93% gia đình đạt gia đình văn hóa 3 năm liên tục. có 7/7 xóm và 4/4 đơn vị đều đạt danh hiệu văn hoá.

Cùng với giáo dục và văn hóa, tiêu chí về y tế cũng được địa phương quan tâm. Ủy ban nhân dân xã chỉ đạo Trạm y tế kết hợp với ban văn hoá, y tế thôn bản, các ban ngành đoàn thể tổ chức tuyên truyền vận động người dân hiểu được tầm quan trọng và lợi ích khi tham gia BHYT, BHXH nên tỷ lệ người tham gia bảo hiểm có 5.166 người đạt tỷ lệ 95,7%. Trạm y tế xã đã triển khai và sử dụng các phần mềm hiện có phục vụ công tác khám chữa bệnh, quản lý số liệu và thực hiện tốt sổ khám chữa bệnh điện tử.

Nhằm thực hiện tốt công tác giảm nghèo bền vững, trong những năm qua Hạnh Lâm cũng đã tập trung thực hiện tốt tiêu chí đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động, phối hợp mở nhiều lớp tập huấn, lớp đào tạo nghề cho người dân, tập trung chủ yếu là trồng trọt, chăn nuôi và tập huấn khoa học kỹ thuật. Năm 2024, tỷ lệ lao động qua đào tạo là 2655 người đạt tỷ lệ 80,6 %. Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt tỷ lệ 31,4%.

Để đảm bảo việc phát triển kinh tế xã hội địa phương cũng đã tập trung thực hiện tiêu chí số 13 hình thức tổ chức sản xuất. Trên địa bàn xã Hạnh Lâm hiện nay có 02 hợp tác xã đang hoạt động có hiệu quả, bao gồm Hợp tác xã dịch vụ Nông nghiệp Hạnh Lâm và Hợp tác xã sản xuất nhút và đặc sản Thanh Chương. Trong thời gian vừa qua, 02 hợp tác xã đều thực hiện hợp đồng liên kết theo chuỗi giá trị và hoạt động hiệu quả. Thực hiện mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại, nâng cao giá trị trên đơn vị diện tích và đảm bảo tính bền vững trong sản xuất, năm 2023, UBND xã Hạnh Lâm đã có chủ trương thực hiện vận động, tuyên truyền nhân dân để tích tụ ruộng đất, đẩy mạnh công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa chuyên nghiệp, hiện đại. Trong đó, mô hình trồng bí xanh giá trị cao có diện tích canh tác là 3ha, áp dụng quy trình kỹ thuật tiến bộ, đặc biệt là ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt và châm phân tự động. Việc áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt, châm phân tự động làm năng suất tăng 30-35% so với phương pháp truyền thống. Ngoài ra còn có nhiều sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP như Nhút bà Quế đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao, Măng cay và Măng chua đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao, mật ong rừng Hạnh Lâm. Hiện nay, địa phương đang tuyên truyền, vận động nhân dân thay đổi tư duy làm kinh tế từ truyền thống sang hiện đại với hương sản xuất bền vững đó là các mô hình kinh tế sản xuất theo hướng hữu cơ đối với các loại sản phẩm mang tính truyền thống, đặc sản của địa phương như chè công nghiệp.

Hạnh Lâm – xã biên giới xây dựng và đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao đầu tiên của tỉnh Nghệ An Hạnh Lâm – xã biên giới xây dựng và đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao đầu tiên của tỉnh Nghệ An

Mật ong hương rừng Hạnh Lâm được công nhân sản phẩm OCOP 3 sao

Xác định công tác bảo vệ môi trường là nhiệm vụ trọng tâm và phức tạp, đòi hỏi phải làm thường xuyên, liên tục với sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị và của toàn dân, đặc biệt là trong việc thu gom, phân loại và xử lý rác thải. Trong những năm qua, toàn hệ thống chính trị không ngừng nỗ lực, xây dựng và triển khai các đề án, các kế hoạch hàng năm đảm bảo tính kịp thời, hiệu quả. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn xã chủ yếu sản xuất theo quy mô nhỏ của hộ gia đình nên trong quá trình sản xuất đều đảm bảo vệ sinh môi trường và được kiểm tra thường xuyên. Xã đã tổ chức tuyên truyền, vận động các hộ gia đình xây dựng hố xử lý rác thải tại gia để phân loại xử lý đảm bảo về sinh môi trường. Số hộ thực hiện thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt bằng biện pháp phù hợp có 1.302 hộ đạt tỷ lệ 93,7%. Trong chăn nuôi: số hộ áp dụng biện pháp xử lý, tái sử dụng là 1160/1160 hộ, đạt 100%; Tỷ lệ phụ phẩm hữu cơ, chất thải trong chăn nuôi được thu gom, xử lý, tái sử dụng đạt 86.8%.

Hạnh Lâm – xã biên giới xây dựng và đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao đầu tiên của tỉnh Nghệ An

Ông Hoàng Xuân Trường, Chi cục phó Chi cục Bảo vệ môi trường – Thành viên Đoàn thẩm định nhận xét kết quả môi trường trong xây dựng nông thôn mới nâng cao

Cùng với sự đầu tư phát triển kinh tế xã hội với những kết quả nổi bât, ấn tượng, trong quá trình xây dựng nông thôn mới xã Hạnh Lâm cũng đã dành sự quan tâm đặc biệt đến công tác cán bộ, nhất là xây dựng, đào tào, quy hoạch cán bộ và giáo dục công tác tư tưởng nhằm xây dựng đội ngũ đủ về trình độ chuyên môn và tư tưởng chính trị để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.Việc đầu tư mua sắm trang thiết bị phục vụ cho công tác chuyên môn được chú trọng. Tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, xã đã trang bị các thiết bị như: máy tính, máy in, máy scan, camera giám sát, tủ đựng tài liệu, máy tính phục vụ tổ chức, cá nhân tra cứu và hỗ trợ thực hiện dịch vụ công trực tuyến, mạng internet; 100% cán bộ, công chức có tài khoản trên dịch vụ công quốc gia, dịch vụ công Nghệ An. UBND xã đã thực hiện việc số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính. Năm 2024, tỷ lệ số hóa thành phần hồ sơ đạt 94,51%, tỷ lệ số hóa hồ sơ kết quả giải quyết 97,22%.

Bên cạnh tập trung phát triển kinh tế – xã hội, công tác Quốc phòng và An ninh cũng được địa phương quan tâm. Là xã biên giới, địa bàn phức tạp, đồi núi hiểm trở nhưng Đảng ủy, Chính quyền địa phương rất chú trọng công tác quốc phòng, quân sự địa phương và an ninh trật tự. Trong những năm qua tình hình an ninh chính trị, an toàn biên giới, an ninh trật tự ổn định, không để xây ra điểm nóng, công an xã nhiều năm liền được công nhận là đơn vị quyết thắng. Xã được công nhận sạch về ma túy. Ban Chỉ huy Quân sự xã đã thực hiện tốt nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, phòng chống thiên tai,…Hàng năm hoàn thành 100% chỉ tiêu giao quân và được các cấp, các ngành tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý. Với những đóng góp to lớn đó, đã góp phần đưa xã Hạnh Lâm về đích nông thôn mới nâng cao năm 2024. Đây là niềm vinh dự tự hào của các thế hệ cán bộ nhân dân và là niềm vui lớn của những người trong cuộc đã biết kế thừa và phát huy rất nhiều bài học kinh nghiệm thành công từ các chương trình mục tiêu, các phong trào quần chúng trước đây để vận dụng sáng tạo vào xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao.

Nhờ sự đầu tư hiệu quả vào các hệ thống cơ sở vật chất phục vụ phát triển kinh tế xã hội nên Thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn đã được nâng lên. Năm 2024 Thu nhập bình quân đầu người/năm của xã đạt 59,7 triệu đồng/người/năm. Nhiều chương trình, chủ trương, chính sách hỗ trợ người dân xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế đựơc địa phương thực hiện quyết liệt, đời sống người dân không ngừng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo, hô cận nghèo năm sau thấp hơn năm trước, tỷ lệ hộ nghèo năm 2024 còn 2,7%.

Hạnh Lâm – xã biên giới xây dựng và đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao đầu tiên của tỉnh Nghệ An

Toàn cảnh phiên thẩm tra, thẩm định xã nông thôn mới nâng cao

Quán triệt sâu sắc Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020-2025; tiếp tục đẩy mạnh chuyên đề toàn khóa “học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc”. Tin tưởng rằng, với tinh thần đoàn kết, đồng tâm, hợp lực và những cách làm sáng tạo, hợp lòng dân cùng với sự quan tâm, giúp đỡ của cấp trên và con em quê hương trên khắp mọi miền đất nước, xã Hạnh Lâm sẽ thực hiện thắng lợi những mục tiêu, định hướng lớn trong những chặng đường đi tới.

Hòa chung trong không khí vui mừng, phấn khởi của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang ra sức thi đua lập nhiều thành tích xuất sắc chào mừng 50 năm ngày giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước và 80 năm ngày quốc khánh nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các ngày lễ trọng đại của quê hương, đất nước. Xã Hạnh Lâm, huyện Thanh Chương sẻ tổ chức Lễ công bố xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024 và trao thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào xây dựng nông thôn mới nâng cao vào ngày 25/3/2025./..

ThS. Hoàng Đình Ngọc

Vương Đinh Huệ
Văn bản ban hành

Dự thảo Báo cáo Kết quả thẩm tra hồ sơ và mức độ đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024 đối với huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An

Dự thảo

Báo cáo Kết quả thẩm tra hồ sơ và mức độ đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024 đối với huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An

LĂNG THÀNH- YÊN THÀNH ĐÓN BẰNG CÔNG NHẬN XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO.

1541/QĐ-UBND

Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025

318/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

1563/QĐ-UBND

Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025

320/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

319/QĐ-TTg

Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025

263/QĐ-TTg

Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

18/2022/QĐ-TTg

Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

24/2020/NQ-HĐND

Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025

211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025

Dự thảo Báo cáo Kết quả thẩm tra hồ sơ và mức độ đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024 đối với huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An

Dự thảo

Báo cáo Kết quả thẩm tra hồ sơ và mức độ đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024 đối với huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An

LĂNG THÀNH- YÊN THÀNH ĐÓN BẰNG CÔNG NHẬN XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO.

1541/QĐ-UBND

Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025

318/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

1563/QĐ-UBND

Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025

320/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

319/QĐ-TTg

Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025

263/QĐ-TTg

Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

18/2022/QĐ-TTg

Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

24/2020/NQ-HĐND

Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025

211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025


Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Xem bình chọn

Loading ... Loading ...
Thống kê
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại0
  • Tổng lượt truy cập0

Văn phòng điều phối Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới.
Người đại diện : Ông Phùng Thành Vinh – Chánh Văn Phòng – Giám đốc – Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Nghệ An; Nguyễn Văn Hằng – Chức vụ: P. Chánh văn phòng
Địa chỉ tại: Số 04, Đường Vương Thúc Mậu, TP Vinh, tỉnh Nghệ An
Điện thoại: 02388.668.579

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây